outcast

gười Việt xưa nay vẫn xem “dân vạn đò” là tầng lớp thấp kém, thậm chí là “outcast”, tầng lớp “ngụ cư”, ngoài lề xã hội! Thử nhìn lại dải đất dài, hẹp hình “con rắn độc” này sẽ thấy, người Việt vừa sợ biển, vừa sự núi, xuống biển thì không chịu được hiểm nguy, lên rừng thì không chịu được gian khổ, dần bị ép vào một cái thế dài ngoằng ra như thế! Đạo ông Trần, Long Sơn, Vũng Tàu, dù nội dung nó là gì đi nữa, vẫn cho thấy một mô hình cộng đồng xa xưa còn sót lại! Một tiến trình di dân ven biển, một hình thức “tôn giáo” đơn giản theo kiểu “đạo ông bà”, môi trường để lưu trữ kiến thức, học vấn, chữ nghĩa, môi trường để duy trì các nghề thủ công, các phong tục, tập quán tốt đẹp xưa cũ, tất cả cho đến khi…. người Mỹ đến, uproot – nhổ gốc dân cư ra khỏi các làng xã của họ.

Những người này bị lùa vào các khu tái định cư (ấp chiến lược) hay bị xua đuổi về thành thị! Nuôi sống bằng bơ sữa, đồ hộp, bằng nhạc rock và cần sa, khiến cho họ mơ mộng về một nền kinh tế phồn thịnh, tự nuôi sống nó được! Khi người Mỹ đi rồi, bộ phận lớn bị bỏ lại với cái hoang tưởng kinh tế, xã hội của họ, trở lại với cái thực tại năng lực sản xuất vốn có như cả ngàn năm trước! Nghiêm trọng hơn, những lề thói xưa cũ giúp làng xã, cộng đồng ổn định đã bị phá huỹ đi mất! Không còn ai nhớ đến chúng là như thế nào nữa, hình thành một tầng lớp thị dân không ra thị dân, nông dân cũng chẳng phải, không dung hợp được vào đâu cả! Kinh nghiệm cho thấy rằng, chính cái thành phần ngô không ra ngô, khoai không ra khoai này (kiểu đám bolero) là thành phần ngu dốt, manh động và phá hoại nhất!

cycling

in giả nhưng nội dung… thật đang “hot” gần đây! Người đạp xe là thảm hoạ với kinh tế! Họ không mua xe máy, xe hơi, không vay nợ, không trả góp, không đổ xăng, không mua bảo hiểm, không phí đậu đỗ. Họ không béo phì và ít có vấn đề sức khoẻ, ít đi bác sĩ, ít mua thuốc! Người đạp xe không đóng góp gì cho GDP và là thảm hoạ của nền kinh tế!

Nói túm lại, người yếu và ngu thì đem lại nhiều lợi ích hơn cho kinh tế, yếu dễ quản, ngu dễ trị! Nhưng phải làm cho họ yếu và ngu một cách tự nguyện và hài lòng kia, như thế mới là “tư bản” giỏi! Ngồi trước TV ăn MacDonald là xưa rồi, giờ là đặt đồ ăn nhanh và lên net hóng hớt tin showbiz, xem livestream đấu tố, như thế nó mới “thời thượng” và “thoả mãn”! 😀

cơ yếu

acebook nhắc ngày này năm ngoái, đạp 240km cả đi lẫn về thăm chiến khu D, lần đạp xe mệt mỏi nhất cho đến nay, đường dốc, trời nắng, phần nữa cũng vì tuần trước đó bị ngã xuống sông, bàn chân bong gân vẫn còn đau! Trong chiến khu D, học được 2 chữ mới, “cơ công” là người phụ trách vô tuyến, hữu tuyến, máy móc, đường dây, “cơ yếu” là người nắm mật mã, chuyên mã hoá / giải mã thông tin truyền đi / nhận được!

Về nguyên tắc, hai bộ phận này độc lập, không được liên hệ với nhau, anh mã hoá thì không truyền tin, anh truyền tin thì không được biết mình gởi / nhận cái gì! Thế nhưng, trong thực tế chiến tranh, trai gái cơ công / cơ yếu cưới nhau nhiều vô số! Nói về tầm quan trọng thì anh “cơ yếu” là quan trọng bậc nhất, đi đâu cũng có vệ binh kè kè đi theo “bảo vệ”, nói cho chính xác là bảo vệ cái mật mã chứ chẳng phải bảo vệ gì anh cơ yếu! 😀

biking

ỗi tháng ít nhất 20 ngày, mỗi ngày ít nhất 20 km, tháng nào cũng đều đặn 400 ~ 500 km, liên tục hơn 3 ~ 4 năm qua. Không biết đã thay bao nhiêu lần xích, líp, đĩa 😀 😀 😀 🚴‍♂️ 🚴‍♂️ 🚴‍♂️ Có lần, trời mưa tầm tã, thấy một thằng nhóc chừng 9, 10 tuổi, bốc đầu xe đạp, đạp một bánh giữa đường! Tuy không khuyến khích, không an toàn, nhưng “tứ thập nhi bất hoặc” như chúng ta, khi nào cảm thấy tự do, thoải mái như thằng nhóc đó!?

xuân tình

uân tình – Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu: Ấy ai quay tít địa cầu, Đầu ai nửa trắng pha mầu xuân xanh. Trông gương mình lại ngợ mình, Phải chăng vẫn giống đa tình ngày xưa !? 😢😢

vận động

ừ 10, 15 năm trước, tôi đã có nhận định rằng sức khoẻ thể chất và đặc biệt là sức khoẻ tinh thần người Việt có vấn đề, 70~80% người Việt có biểu hiện bệnh lý thần kinh, thể nặng hay nhẹ, dạng này hay dạng khác! Nguyên do sâu xa nằm ở tầng văn hoá, thiếu chiều sâu, thiếu hiểu biết, chia xẻ giữa người và người, thiếu khả năng xây dựng giá trị cộng đồng. Cộng với sự thiếu vận động thời gian dài dẫn đến tâm hồn và cảm xúc xơ cứng! Không có đủ kiên nhẫn tìm hiểu vấn đề gì cho thấu đáo, ai nói gì cũng tin, sẵn sàng nghe theo bất kỳ sự xúi dục vớ vẩn nào! Lật lại vụ “cha chơi đùa với con bị giết chết” mới thấy đó là cả một thế hệ bị “côn đồ hoá”! Cái “chấp ngã” quá lớn: điều tôi thấy phải đúng, điều tôi nghĩ phải đúng…

Nên chỉ cần một câu nói, một sự xúi dục nhỏ nhất là sẵn sàng giết người! Để cho “tôi được đúng” thì điều tệ hại nào cũng làm! Từ anh tiến sĩ “học nhiều”, cho đến gã xe ôm “học ít”, cái sự “chấp ngã” đều lớn như nhau, lớn đến mức ngoài “cái sự đúng của tôi” ra, chẳng còn gì quan trọng hơn nữa, những cái tôi hoang tưởng, méo mó, bệnh hoạn! Cùng với truyền thông hiện đại, khi công nghệ đã trang bị cho mỗi người một cái màn hình be bé, thì sự nô dịch tư tưởng & tâm hồn đã bắt đầu. Cả XH mụ mị trong những chiêu trò nhảm nhỉ! Gốc rễ vấn đề quay về trong một chữ: vận động! Vận động thể chất, tinh thần, vận động mọi mặt, giữ cho tâm hồn được tự do, mạnh khoẻ, giữ cho mầm mống thiện lương sống bên trong mỗi người chúng ta!

ốc giấy

uống Hồ Cốc, bị chào mời mấy con ốc giấy này nhưng rất nghi ngại, thứ nhất là chưa ăn bao giờ, thứ hau là mấy chỗ dọc bờ biển này ko biết có bảo đảm ko. Và mình thừa biết, đồ ăn ngon hay ko là do “công phu” của người chế biến! Cuối cùng thì bà chủ quán nói giọng Huế cũng đem ra một rổ ốc “hài lòng”: đem ốc luộc, sau đó ngâm nước lạnh cho rã hết chất dơ., rửa sạch rồi ướp gia vị, bỏ lại vào trong vỏ ốc, đem nướng, hơi cầu kỳ chút… 🙂