10 pesen pobedy

èn gì thủ môn Đặng Văn Lâm, trong một phỏng vấn (bằng tiếng Nga) với một tờ báo Nga, trả lời câu hỏi: ấn tượng đầu tiên của anh khi trở về Việt Nam là gì? Anh ấy trả lời, rất thẳng thắn: ấn tượng đầu tiên khi về Việt Nam là mở TV lên nghe như loại âm nhạc của mấy thằng gay, bóng!

Đương nhiên chỉ thẳng thắn trong tiếng Nga thôi, chứ về Việt Nam rồi chắc chắn sẽ nói khác! 😅 Bản gốc của bài hát ở đây, được sáng tác trong Thê chiến lần 2, nhưng mãi mấy chục năm sau mới được biết đến rộng rãi qua bộ phim nổi tiếng: В бой идут одни «старики» – Chỉ có mấy “ông già” ra trận – 1973…

dựng nêu

ựng nêu tức là chính thức ăn Tết, chuẩn bị đón năm mới! Ông nội kể… hồi đó, triều đình chẳng còn quyền lực gì, chỉ còn hư vị, thực quyền trong tay người Pháp, thế nên đi ra đi vào, rảnh rỗi thì làm gì? Thì cúng bái, tế lễ, quanh năm suốt tháng làm mãi thôi. Thế là lệnh xuống các làng, xã khắp nơi đều phải cử người về Kinh học nghi-lễ tế-bái: tấu sớ phải viết như thế nào, quỳ lạy phải ra làm sao… sinh ra đủ thứ phiền phức! 🙂

công án

iải thích chút, câu “phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ” – 逢佛殺佛,逢祖殺祖。 Chuyện kể lại trong Lâm Tế lục, Nghĩa Huyền thiền sư, một lần thấy môn đồ đang chăm chú tụng kinh, niệm Phật, thái độ nhất nhất thành kính, bèn hét lớn: Gặp Phật thì giết Phật, gặp Tổ thì giết Tổ”. Ngữ nghĩa thì dài dòng, nhưng về phương pháp, đây gọi là “Công án” – 公案, thường dùng trong Thiền tông, nhằm tạo ra một cú sốc mạnh, sốc tâm lý hay cả vật lý (thể chất), phá vỡ chướng ngại, đưa tâm trí người tu tập ra khỏi những khuôn khổ thông thường!

“…Đặc trưng của công án là sử dụng rất nhiều nghịch lý, những điều nằm ngoài phạm vi của lý luận. Công án không phải là câu đố thông thường nên vì thế, nó không thể được giải đáp bằng lý luận, muốn hiểu nó buộc phải nhảy qua một cấp độ khác của nhận thức. Vì lời giải của công án thường nằm ngoài lý luận, nên công án chính là được thiết kế đặc biệt để thiền sinh thấy rõ giới hạn của tư duy, của ngôn từ và để hiểu, đáp ứng được công án, buộc lòng phải chuyển hoá tâm thức bằng một bước nhảy của trực giác, nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lý luận nhị nguyên…”

công xã nguyên thuỷ

uối tuần hơi rảnh rỗi xem vài tập phim “nhảm” của TQ… Đầu tiên nhận thấy thuyết minh kiểu Hồng Công bên hông Chợ Lớn đã có tiến bộ, giọng đọc đã giống với tiếng Việt hơn, tuy nhiên hiểu biết về văn hoá TQ vẫn rất kém, nhiều câu, chữ đọc như bùa chú, biết ngay người thuyết minh éo hiểu gì! Tuy là drama nhưng người ta làm kịch bản từng câu, từng chữ đều có ngữ nghĩa, không phải kiểu “bùa chú” như VN. Thứ đến nữa là phim vẫn có nhiều tầng cảm nhận khác nhau, dành cho nhiều loại khán giả khác nhau!

Tầng thấp nhất: trai xinh gái đẹp, ăn mặt thời trang, ngôn tình các kiểu! Tầng kế đến: có suy nghĩ về tín nghĩa trong làm ăn, các loại thật – giả giá trị, về khế ước xã hội. Tiếp đến vẫn có thêm đôi tầng ngữ nghĩa cao hơn cho người xem cảm nhận, dù chỉ là một bộ phim truyền hình không phải là xuất sắc lắm! Mới hay, xã hội TQ đã phát triển đến mức cao, tinh vi về giao tiếp, phức tạp về tổ chức, dần dần tiến đến tinh thần lập thân, lập pháp. Nhìn lại cái “công xã nguyên thuỷ” Việt Nam mà thấy đau lòng lắm lắm… 😢😢