ngày này năm xưa

háng chiến 9 năm bùng nổ, Hồ Chủ tịch chỉ định Luật sư Phan Anh làm bộ trưởng quốc phòng. Ông Phan Anh lấy lý do tuổi trẻ, không có kinh nghiệm quân sự thoái thác. HCT bảo: việc đánh đấm cứ để cho Giáp nó lo (sic – nguyên văn). Cái con mắt dùng người ấy có cái gì đó rất bài bản, rất Tây, nó khác xa những mô hình quân sự cứng nhắc của khối XHCN sau này.

Đánh đấm là việc của Tổng tham mưu trưởng (Chief of the General Staff), là một quân nhân, còn Bộ trưởng QP là một chính khách, lo những công việc như: di dân làng nghề đúc đồng Ngũ Xá ven Hà Nội lên chiến khu, đúc đạn cho quân đội lâu dài, vận chuyển 2 vạn tấn muối từ Nam Định lên rừng, số muối này dự tính đủ ăn trong 10 năm, và vô số những công việc tương tự.

Trong con mắt HCT, vào cái thời gian mà chiến sự hãy còn chưa ác liệt và kéo dài nhiều thập kỷ như sau này, thì ông Giáp có thể là một vị tướng cấp cao nhất, đủ tài năng để chỉ huy binh sĩ đánh đấm trên chiến trường, nhưng chưa phải là một người có tầm suy nghĩ rộng, đủ bao quát để có thể hoạch định sách lược, kế hoạch quốc phòng với tầm nhìn dài hạn.

Trong cái giai đoạn mà ông Giáp hãy còn rất trẻ ấy, nhiều điều sâu xa ông chưa thể hiểu hết về HCT, quyết tâm đánh đấm có thừa, nhưng kinh nghiệm ông chưa có. Nhất là giai đoạn ngay sau tháng 8, 1945, tướng Giáp thường xuyên tỏ ra khó hiểu hay phản đối, không hài lòng trước những chính sách mềm mỏng đến mức đáng ngạc nhiên của ông Hồ.

Giai đoạn 45 ~ 47 ngay sau đó là những chuỗi đại bại, những đơn vị cấp sư đoàn của tướng Giáp liên tục thua trận và chịu tổn thất, cơ bản là vì tướng Giáp muốn ngay lập tức đánh lớn, đánh tay đôi với một quân đội chuyên nghiệp, hiện đại như của thực dân Pháp. Các sử gia nước ngoài đánh giá ông Giáp “nướng quân” chủ yếu là vì giai đoạn đầu này.

Sau đó phải chuyển sang mô hình “đại đội độc lập – tiểu đoàn tập trung”, phân tán nhỏ lực lượng đánh du kích. Lúc đó mới thấy những tính toán ban đầu về đường lối, đạn dược, lương thực, muối ăn… của ông Hồ có cái chiều sâu của nó. HCT mặc dù tin tưởng vào quyết tâm của ông Giáp, nhưng không tin hoàn toàn vào những tính toán của ông ấy.

Nên một lúc nào đó, HCT buộc lòng phải đưa một ông đại tướng thứ hai là ông Nguyễn Chí Thanh lên như một phương án bổ sung, dự phòng, phòng khi biết đâu ông Giáp tính toán sai lầm. Ông Thanh thì đánh đấm rất ít, nhưng viết lách, nói năng, lý luận rất hay, có sức thuyết phục quần chúng, suy nghĩ có tầm bao quát, hay ít ra cũng có vẻ là như thế! 😀

Có giai đoạn, hầu như tuần nào tướng Thanh cũng được ăn tối chung với ông Hồ một bữa, một vinh dự mà ngay cả ông Giáp cũng không thường xuyên có được. Chính trị VN nó thế, người ta sẽ đếm số lần ăn tối này để dự đoán ai lên ai xuống. Rất may là ông Giáp đã nhanh chóng học được từ kinh nghiệm thực tế, để mà 9 năm sau đó, chúng ta có được trận Điện Biên Phủ.

Nhiều điều sau này tướng Giáp thừa nhận thẳng thắn trong hồi ký của mình: “chúng tôi là một đội ngũ trẻ, làm những công việc vượt quá sức của mình, nên gặp sai sót là điều không thể tránh khỏi…” Ai đó công tâm sẽ nhận thấy vai trò của một người thầy, người mà kinh nghiệm, sự từng trãi trong cuộc sống vượt xa tầm nhận thức của rất nhiều người..