rồi đây anh sẽ đưa em về nhà

ài này tác giả sáng tác lúc ở hải ngoại, tại thị trấn Giữa Đàng (Midway town), không phải là nhạc pre 1975. Tuy không còn trong giai đoạn phong độ đỉnh cao, nhưng bài nhạc vẫn phảng phất bóng dáng của thiên tài. Số là để ý thấy gần đây trên blogsphere VN xuất hiện một số blog khá đặc sắc nói về âm nhạc của NS Phạm Duy, đơn cử như Phạm Duy Fan, VO_DANH… Dạo quanh một vòng các bài viết giúp đưa mình trở lại chủ đề Phạm Duy một chút.

Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà 

Các blog này đều là những nhân vật có hiểu biết sâu về những chủ đề mình nói đến, và có thái độ khá gay gắt trong việc đánh giá phân loại. Tôi thường không tham gia vào những tranh luận này, vì theo tôi, người đã hiểu thì nên hạn chế nói. Một số vấn đề tôi xin mượn lời người khác nói giùm mình. Xin mạn phép tác giả VO_DANH trích dẫn bên dưới đây một vài đoạn trong bài viết: Có nên so sánh Phạm Duy.

Có một lần, ông phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ ngồi chơi xơi nước cùng bạn bè ở một quán cóc trên đường Cống Quỳnh. Có người hỏi ông “Việt Nam có nhạc sĩ lớn nào?” Ông trả lời “Có Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Phạm Duy là hàng đầu Việt Nam”. Tôi cùng anh bạn phương xa trở về nghe xong, phì cười, tính tôi vốn không ưa can thiệp, còn anh bạn tôi thì quay sang nói thẳng:”Anh là một phó tổng biên tập một tờ báo lớn mà kiến thức nông cạn vậy sao?” Chuyện đó gần 3 năm nay, hôm qua, bất ngờ bạn cũ ghé chơi, nhắc về chuyện cũ mỉm cười nhìn và nói “Việt Nam có nhạc sĩ lớn nào?” Tôi trả lời thẳng ” Chỉ có một Phạm Duy”…..

Nói cho nhiều, nhưng chưa đủ, tóm lại, xét về 2 khía cạnh lịch sử và nghệ thuật, không ai có thê đánh vỡ hay đứng ngang hàng Phạm Duy. Và cho phép một kẻ dư hơi rỗi việc là phân chia lại thứ tự âm nhạc mà nhiều người còn mập mờ.

  • Minh chủ Võ lâm: nhạc sỹ Phạm Duy.

  • Nhạc hàn lâm tính nghệ thuật cao: Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Doãn Mẫn, Đặng Thế Phong, Thẩm Oánh, Lê Thương, Lưu Hữu Phước, Đoàn Chuẩn, Văn Phụng…

  • Nhạc đậm chất dân nhạc: Lê Thương, Thẩm Oánh, Xuân Tiên, Phạm Đình Chương, Văn Phụng…

  • Nhạc bình dân có học: Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Nguyễn Ánh 9, Trầm Tử Thiêng…
  • Nhạc bình dân ca từ tàm tạm: Trần Thiện Thanh, Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng, Y Vân…

  • Nhạc được nhiều người nghe nhất tại VN : Trần Thiện Thanh, Trịnh Công Sơn, Minh Kỳ…

  • Nhạc ít người nghe và biết đến : Lê Trọng Nguyễn, Lê Mộng Bảo…

  • Nhạc 3 xu rẻ tiền, đếm không hết, đơn cử 1 thằng mà theo tui chưa tốt nghiệp cấp 2 là Duy Mạnh…

Cũng xin mượn lời của tác giả VO_DANH trong một post khác để nhận định về các giọng ca trình diễn nhạc Phạm Duy hiện tại, không có gì khác hơn là đồng ý cả hai tay!

  • Mỹ Linh: người không thể lật đổ tượng đài cũ. Lối hát nhạc viện làm bào mòn cách hát tình cảm, cái chính của nhạc Phạm Duy. Quan trọng nhất vẫn là Mỹ Linh không hiểu được nhạc Phạm Duy, mà không hiểu thì lấy gì mà hát.

  • Thanh Lam: người không thể hát được nhạc Phạm Duy. Thanh Lam cho rằng cái tôi của mình lấn áp cả cái tôi nhạc sĩ, theo tôi là thiếu sự tôn trọng người nghe.

  • Lê Hiếu: sự trải nghiệm thiếu thông minh. Giọng hát chỉ phù hợp với những bài không vượt quãng nhiều, nhịp nhạc bình bình, không phù hợp hát nhạc Phạm.

  • Hà Anh Tuấn: người thông minh, thiếu lập trường. Sở hữu một giọng hát nam khá lạ, lối hát chân phương… nhưng HAT luôn lên kế hoạch xa vời với vốn liếng âm nhạc mà mình có.

  • Ánh Tuyết: kẻ thiếu sáng tạo thừa tự tin. Quá thiếu thận trọng khi hát nhạc Phạm Duy mà không chịu cho bản thân thời gian trải nghiệm nó, người dễ tính thì cười cho qua, người khó tính thì nói thẳng “sự bắt chước không biết ngượng”.

  • Đức Tuấn: khuyến khích không đồng nghĩa là hay. Phạm Duy thích giới trẻ hát nhạc của ông, ông tạo điều kiện gần như tối đa để lăng xê tiếng hát Đức Tuấn. Có lẻ vì thế, Đức Tuấn nghĩ rằng mình hát nhạc Phạm Duy hay.

  • Nguyên Thảo: sự trải nghiệm tốt, thiếu tinh tế. Nguyên Thảo rất hợp hát nhạc PD, tiếc rằng cô không có đam mê ấy.

  • Thanh Thúy: sự bắt đầu khá trọn vẹn. Mong sao Thanh Thúy sẽ thông minh hơn khi chọn người hòa âm.

one day when we were young

Từ đó khi xuân tái hồi,
Cho bùi ngùi thương nhớ tới xa xôi.
Nhớ tới câu thương yêu người,
Một ngày tuổi mới đôi mươi.

a khúc thứ 4 trong chuỗi những giai điệu valse chào xuân! Rất nhớ ca khúc này, những năm cấp 2, cấp 3, mỗi lần đi cắm trại, trong tiếng guitar bập bùng, bạn bè lại hát cho nhau nghe. Đến tận bây giờ cảm xúc rộn ràng vẫn còn đọng lại: you told me, you love me, when we were young one day. Lúc ấy cứ ngỡ đây là country music, nhưng bây giờ thì biết rất nhiều bài “popular song” được trích ra từ kho tàng nhạc cổ điển. Như bài này được trích từ vở operetta Der Zigeunerbaron (The Gypsy Baron) của Johann Strauss II. Trích đoạn mang tên Wer uns getraut (tiếng Đức, nghĩa là: Ai thành hôn cho chúng ta).

Wer Uns Getraut - Johann Strauss 
When we were young - Miliza Korjus 
Khúc hát thanh xuân - Hà Thanh 

Bài nhạc trở thành “popular song” qua phim The Great Waltz (1938), bộ phim hư cấu về cuộc đời của chính Johann Strauss. Mời các bạn nghe OST của phim này qua giọng ca của diễn viên / ca sĩ Miliza Korjus. NS Phạm Duy đã đặt lời Việt cho ca khúc (tựa đề mới: Khúc hát thanh xuân), giới thiệu ở đây qua giọng ca ngọt ngào của Hà Thanh. Chúng ta cũng có thể nghe trích đoạn trong vở nhạc kịch (tiếng Đức), nghe rồi mới thấy rằng chính bộ phim The Great Waltz đã trình bầy lại bản nhạc dưới dạng valse như chúng ta biết hiện nay. Những giai điệu đã quá phổ biến và quen thuộc này, lâu lâu nghe lại, vẫn như có thêm chút adrenaline trong huyết quản 😀, nhất là khi gió mùa xuân đang tới.

mùa xuân đầu tiên

hêm một bài trong chuỗi những điệu valse chào xuân. Một bài hát mà ai cũng biết: Mùa xuân đầu tiên. Mùa xuân đầu tiên là mùa xuân nào? Xin thưa đó là mùa xuân 1976, 20 năm kể từ sau vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, nhạc sĩ Văn Cao mới sáng tác trở lại. Và cũng mất chừng ấy thời gian nữa để bài hát được chính thức công bố với công chúng (năm 1996 với tiếng hát Thanh Thuý).

Mùa xuân đầu tiên - Thanh Thuý 

Mà tại sao lại gọi là Mùa xuân đầu tiên, tại sao lại là năm 1976, tại sao lại có những lời ca: từ đây người biết yêu người, mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu…? Thật tội nghiệp con người nghệ sĩ Văn Cao, ông mong mỏi rằng mọi khổ đau đã qua đi, trong khi thực sự chúng mới bắt đầu!

Một vài bìa nhạc Văn Cao:

domino

Domino, Domino, le printemps chante en moi, Dominique.
Le soleil s’est fait beau, J’ai le coeur comme un’boite à musique.

ăm mới nghe nhạc gì cho tâm hồn sảng khoái đây… tốt nhất là thêm một bản valse trẻ trung, sang trọng nữa. Chợt nghĩ ngay đến Domino của Louis Ferrari. Bản nhạc này được cho nghe lần đầu tiên hơn 15 năm trước, người đánh đàn đã quên lâu rồi, nhưng bản nhạc thì ở lại 😬.

Domino - Daniele Vidal 
Domino - Tony Martin 
Khúc nhạc muôn đời - Thái Thanh 
Hội mùa hoa - Tam ca Áo trắng 

Hãy nghe lại bản nhạc quá đáng yêu của những năm 50 này qua 4 phần lời khác nhau: phần lời gốc tiếng Pháp, phần trình bày tiếng Anh của Tony Martin (rất đặc biệt), và 2 phiên bản “Việt hoá”: Khúc nhạc muôn đời do Thái Thanh trình bày và một bản mới hơn: Hội mùa hoa do Tam ca Áo trắng thể hiện.

xuân và tuổi trẻ


hế là đã qua một năm mới, đã bước qua cái tuổi mà Khổng Tử gọi là “tam thập nhi lập”. 30 ta đã gọi là già chưa nhỉ? Chưa đâu, mình còn trẻ lắm. Vẫn còn nhiều cảm hứng khi nghe được một khúc ca hay, vẫn xao xuyến ngây ngô trước các cô gái đẹp! Chừng nào vẫn còn thấy Ánh Tuyết hát dở tức là mình chưa già! 😀 NS Văn Cao từng khóc khi nghe Ánh Tuyết hát, nhưng đấy là vì suốt mấy chục năm XHCN ở miền Bắc, người ta chỉ toàn hát “nhạc đỏ” mà quên đi, không biết cách hát một bản nhạc ngũ cung Việt Nam cho ra hồn. Ánh Tuyết theo tôi có chất giọng rất tốt, cảm được cái hồn của nhạc ngũ cung nhưng đôi chỗ vẫn còn xử lý vụng về chưa đạt. Nói thì nói vậy, bài Xuân và tuổi trẻ này Ánh Tuyết trình bày thật tuyệt, với bài này ca sĩ mới thể hiện được hết chất giọng soprano của mình.

Xuân và tuổi trẻ - Thái Thanh 
Xuân và tuổi trẻ - Ánh Tuyết 
Xuân và tuổi trẻ - Quỳnh Giao 

青年与青春 - Thanh niên dữ thanh xuân 
作曲:罗允正 作词:叶传华 歌手:张贴由

Trong một post trước của mình, tôi đã có đề cập đến tác giả La Hối của ca khúc Printemps et Jeunesse này. Trong post đó, tôi có ý muốn tìm bản lời tiếng Hoa của ca khúc, mặc dù đã được nghe trên TV, đến nay vẫn chưa thể tìm ra (xin xem phần update dưới đây). Về phần lời tiếng Việt mà chúng ta hiện đang hát: năm 1946, nhà thơ – đạo diễn Thế Lữ cùng đoàn ca múa nhạc Anh Vũ đến biểu diễn nghệ thuật tại Hội An đã hết sức yêu mến giai điệu Xuân và tuổi trẻ… Thế Lữ đã xin phép gia đình người cố nhạc sĩ viết lời cho nhạc phẩm nói trên. Sau đó, Nguyễn Xuân Khoát phối nhạc, Văn Chung soạn múa… nhóm hát Nguyễn Hữu Thiết, Tố Nga, Duy Liễu…

Update, Jan 4th, 2009

Sau một thời gian tìm kiếm, tôi đã có được kết quả như mong muốn. Đầu tiên là qua blog Nguyễn Nga mà tôi biết được tên bài hát trong tiếng Hoa là 青年与青春 (Thanh niên dữ thanh xuân). Tìm kiếm tựa đề tiếng Hoa này, tôi tìm được đến blog TyHongAu. Đây hầu như là địa chỉ duy nhất trên web có đề cập đến phần lời Hoa bài hát (ngay cả baidu.com cũng không tìm thấy trang này). Điều rất thú vị là chủ nhân blog là một ông già 99 tuổi, tên là 张贴由 (Trương Thiếp Do), người Việt gốc Hoa, định cư tại Canada. Cũng tại blog này, tôi tìm được 2 tư liệu quý giá: một là file mp3 chủ nhân blog (xin các bạn nhớ cho là đã 99 tuổi!) tự đàn guitar và hát bài này, hai là bản scan tờ nhạc với phần lời tiếng Hoa (nhấn vào ảnh bên để xem phiên bản phóng to). Mời các bạn nghe Xuân và tuổi trẻ của tác giả La Hối – La Doãn Chánh tiên sanh qua phần trình bày của “lão sư phụ” Trương Thiếp Do!