trưa nay phố biển

ió đưa mây trời bay, về nơi xa lắm, Sóng nhấp nhô ngoài xa, biển trưa lấp lánh, Gió không ngừng thổi, áng mây bồi hồi vẫn không ngừng trôi, Để trưa nay phố biển mình em thôi. Vẫn biết mây trời bay, là bay đi mãi,
 Vẫn biết anh chẳng như lời anh vẫn nói..

Trưa vắng - Mỹ Linh 

nam quốc sơn hà

ã đọc nhiều hoành phi ca tụng công đức nghe sến, nhàm… Riêng tại miếu Lam Sơn động chủ (Lê Thái Tổ – Lê Lợi), Lam Kinh, bức hoành đề 6 chữ rất hay: 南國山河自此Nam quốc sơn hà tự thử – Sông núi nước Nam… từ đó… Kiểu như bây giờ hiện đại viết phải có dấu 3 chấm lửng, muốn ngắt câu thế nào, muốn điền gì vào chỗ trống thì điền.

hội thề lũng nhai

hân dịp đi thăm khu di tích Lam Kinh vừa rồi, tám chơi một vài chuyện lịch sử vặt vãnh. Nguyễn Trãi, như lịch sử kể lại, là bậc anh hùng dân tộc, là danh nhân văn hoá lớn của Việt Nam, người đã giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, xây nên triều đại nhà Lê. Kháng chiến thành công, Lê Thái Tổ xuống chiếu ban thưởng cho các vị khai quốc công thần, gồm 2 đợt: Đợt 1 (1428): ban thưởng cho 121 người, không có tên Nguyễn Trãi. Đợt 2 (1429): ban thưởng cho 93 người, cũng không có tên Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi làm quan dưới các triều vua Lê, chức: Nhập nội hành khiển, tước: Triều liệt đại phu, hàm: Tam phẩm, vẫn còn dưới nhiều quan to khác (Nhất phẩm, Nhị phẩm). Tại sao thế!? Muốn hiểu tại sao, phải truy nguyên về Hội thề Lũng Nhai, năm 1416. Lịch sử chép về hội thề Lũng Nhai có nhiều phiên bản khác nhau chút ít, nhưng đại để: Lê Lợi, Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Bùi Quốc Hưng, Trịnh Khả, Trương Lôi, Vũ Uy, Đinh Liệt… cả thảy 19 người thề cùng ra sức chống giặc ngoại xâm.

Trong danh sách này không có Nguyễn Trãi! Thực tế, hội thề diễn ra vào năm 1416, thì mãi 4 năm sau, Nguyễn Trãi mới gia nhập phong trào Lam Sơn, mặc dù vai trò của ông trong cuộc kháng chiến dài 11 năm này không ai có thể phủ nhận. Phong trào Lam Sơn thời gian đầu nhiều gian khó, bản thân Lê Lợi từng 2 lần phải chui vào bụi cây trốn chó săn của quân Minh lùng sục. Hai lần chui vào bụi rậm trốn, cả 2 lần đều xuất hiện một con cáo (hồ ly) ở đâu ra, đánh lạc hướng chó săn của quân Minh.

Những chi tiết này là thật, các sử quan vài thế kỷ sau, khi vào điện chầu thời Lê, vẫn còn thấy bức tượng đầu là thiếu nữ xinh đẹp, thân là cáo, thờ trong điện, ấy là Lê Lợi nhớ “ơn cứu mạng” ngày xưa mà tạc tượng thờ. Các vị họ Lê, đa số là con cháu, họ hàng trong gia tộc Lê Lợi, kẻ chết vì sự truy đuổi của quân thù, người hy sinh vì mũi tên hòn đạn nơi trận tiền, nhiều không sao kể xiết. Không chỉ có Lê Lai hy sinh cứu chúa, cả 3 người con trai của Lê Lai đều lần lượt bỏ mình trong chiến trận.

Lam Sơn không chỉ phải đấu tranh với một mình quân Minh, còn có cả quân Ai Lao, Chămpa cũng vây đánh Lam Sơn theo sự điều động của Bắc triều, ấy là chưa kể bao nhiêu nội gian, nội phản. Thế nên, máu đã đổ, đổ rất nhiều. Nói theo ngôn từ của quốc ca Pháp ấy là: L’étendard sanglant est levé, tiêu chí chọn lựa được đo… bằng máu! Thế nên, tuy là người tham mưu, hoạch định sách lược, công lao vô kể như Nguyễn Trãi, nhưng trong 2 đợt “phong thần” đầu tiên đều không có tên ông.

Ấy là vì ông không nằm trong số những người phải “đổ máu” những ngày đầu gian khó! Nguyễn Trãi là bậc Nho học uyên thâm, để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị, tên tuổi lưu vào sử sách, còn những người dẫn quân xông pha trận mạc như Lê Ê, Lê Văn Lễ, Ngô Kinh, Nguyễn Xí… đa phần còn không biết chữ! Kể chuyện vặt vãnh để thấy rằng, trong “lý lịch cán bộ” của giai đoạn lịch sử gần đây, cái chi tiết “năm vào Đảng”, trước / sau 45, trước / sau 54, trước / sau 75 là tối quan trọng! 😬

ngói đỏ lợp nghè

Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới.
Đá xanh xây cống, hòn dưới chống hòn trên.

hững nghiên cứu gần đây cho thấy, dù dân số đông gấp vài lần ĐNA, nhưng sự đa dạng sinh học của dân TQ (dưới góc độ đa dạng các phân tử di truyền DNA) lại ít hơn nhiều lần. Thế có nghĩa là: không chỉ đông hơn, họ còn đồng nhất hơn hẳn, từ trong… máu huyết. Hiểu điều đó như thế nào, dùng sự đa dạng để tạo ra những giá trị khác biệt, hay cứ mãi tủn mủn, lặt vặt, kình chống nhau, chẳng ai chịu ai, sự lựa chọn là ở các bạn!

đại hùng

ặp trên đường xuyên Việt gần Sa Huỳnh, Quảng Ngãi… đã đi được hai năm rưỡi, hơn nửa đường từ Cà Mau về Yên Tử. Cứ đi hai bước, lại cúi một lạy sát đất. Mọi người có biết tại sao hầu hết các chùa, tại ngôi điện trung tâm, đều treo một bức hoành đề: 大雄寶殿 – ĐẠI HÙNG bảo điện!?

Trong cái thời “Mạt Pháp” này, người người, nhà nhà “bi bô” tụng niệm, rao giảng về “từ bi”, “trí tuệ”, nhưng cố tình lờ đi, quên đi lời Phật đầy đủ phải có 3 yếu tố: bi, trí, dũng. Những loại “bi và trí” phiến diện, lặt vặt, đơn thuần chỉ là “tiểu xảo ngôn từ”, mà không có “hùng và dũng” thì làm được việc gì?

thuyền buồm ba vát

hững ngày lang thang ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh… thăm bãi cọc sông Bạch Đằng mà khi xưa Hưng Đạo Vương đã đánh bại quân Nguyên Mông. Lại có dịp thăm chiếc thuyền buồm “ba vát” dài khoảng 11 mét do nghệ nhân Lê Đức Chắn đóng sắp hoàn thiện. “Ba vát” là mẫu thuyền cổ truyền đặc trưng của vịnh Bắc bộ, sử dụng hai buồm cánh dơi.

Một “trãi nghiệm” rất lý thú khi trực tiếp tham quan chiếc thuyền buồm gỗ đang đóng còn nằm trên đà. Bác nghệ nhân Lê Đức Chắn ngoài 70 tuổi là một trong số những người cuối cùng còn lưu giữ được các kiến thức và kỹ năng đóng thuyền cổ truyền. Ít nhất, ta được biết rằng những kiến thức, kinh nghiệm này đã được bảo tồn được dưới dạng hiện vật và bản vẽ.

côn sơn ca

阮廌 – 昆山歌

gỡ đã quên từ lâu, đứng nơi đây, nhẩm lại được toàn bộ nguyên bản Hán văn của Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi: Côn sơn hữu tuyền, Kỳ thanh lãnh lãnh nhiên, Ngô dĩ vi cầm huyền… Trích bản dịch tiếng Việt:

Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
Hết ưu lạc đến bi hoan,
Tốt tươi khô héo, tuần hoàn đổi thay.

Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh.
Sào, Do bằng có tái sinh,

Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn.

đình làng Trà Cổ



iây phút sững sờ bên đình làng Trà Cổ… Phường (đảo) Trà Cổ, tp. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, ngay sát biên giới với TQ, là một khu định cư rất lâu đời của người Việt. Đình xây năm 1461, về kiến trúc có nhiều điểm tương đồng với đình Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây), đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh)… đã viếng thăm trong các chuyến xuyên Việt trước. Tuy không đẹp bằng nhưng tuổi đời nhiều hơn đến 2, 3 thế kỷ! Đình do một nhóm lính gốc Đồ Sơn, vâng lệnh triều đình ra trấn thủ biên cương xây dựng nên.

Ngồi nói chuyện với một cụ bà ngoài 70 sống ngay bên cạnh đình làng (và cũng nói chuyện thêm với một vài cư dân địa phương nữa), thoảng qua vài câu đầu đã thấy cụ bà rõ ràng không nói giọng miền Bắc! Thêm vài câu nữa thì tôi sững sờ nhận ra cái ngữ âm ấy, cái ngữ âm của chính mình, khó có thể mô tả một cách chính xác, nhưng có chút gì thô ráp kiểu Bắc và Trung Trung Bộ. Trà Cổ như quan sát hiện cũng đang dùng một loại thuyền đi biển dạng bè tre y như vùng Sầm Sơn, Thanh Hoá.

Rồi chợt nhận ra mình đang trò chuyện với một thứ tiếng Việt cổ, rất cổ, rất… Vietic! Một vết tích của sự di dân bằng đường biển, phân tán và rải rác nhiều nơi suốt chiều dài bờ biển Việt Nam, một di sản truyền đời với rất ít thay đổi, mang tính chất cực kỳ “phụ hệ và bảo thủ” được duy trì trong suốt hơn 500, 600 năm lịch sử. Một thứ tiếng Việt cổ thô ráp, cứng cáp của… chàng Lạc Long Quân trước khi nên duyên với nàng Âu Cơ, và trở nên mềm mại, êm dịu như giọng đồng bằng Bắc bộ bây giờ!

dương liễu ngạn…

Tỉnh say nơi chốn mơ màng,
Bên bờ dương liễu, trăng tàn, gió mai.
Lần đi cách biệt năm dài,
Ngày lành, cảnh đẹp, bỏ hoài từ đây…

柳永 – 雨霖鈴
楊柳岸曉風殘月

gười rành Cổ văn chỉ cần nghe một câu: Dương liễu ngạn hiểu phong tàn nguyệt là đã hiểu muốn nói điều gì, hoặc chỉ cần nghe bốn chữ: Đại giang đông khứ là đã hiểu tâm ý thế nào… Cổ văn rất rất khó, nó khó một phần cũng bởi vì cái tâm hồn đơn giản, hồn hậu, thuần phác của nó, bởi vì con người hiện đại phức tạp, xảo diệu lại khó có thể hiểu thấu! (Ảnh dưới: bờ hồ trung tâm thị trấn Sapa, 2015).