dịch – 1

a nói ngày xưa Hán-tự, chữ nghĩa khó khăn, điều kiện học không có, không giỏi thì cũng chả phải chuyện lạ! Nhưng ngày nay, tiếng Anh dễ hơn nhiều, tư liệu học tập vô tận, mà rồi cũng y như thế! Nên chỉ có thể trách bản thân hời hợt, không có “công phu” gì thôi! Đọc văn bản tiếng Việt nào mà giọng văn kiểu ngọng líu ngọng lo là em không đọc tiếp! Nó nhiều nhan nhản, đến mức lâu lắm rồi em không buồn nói, mấy hôm phải buổi nóng trời, ngứa mồm, đưa một vài ví dụ. Chú thích cho mấy cái ảnh dưới:

1. Fighter, vừa có nghĩa là chiến binh, vừa có nghĩa là phi cơ tiêm kích, cái này chắc là do người dịch, chứ dịch tự động như Google translate chắc chắn thông minh hơn.

2. Rocket-propelled grenade, dấu ‘-‘ rất quan trọng, là “lựu đạn phóng bởi tên lửa”, chứ không phải “lựu đạn phóng tên lửa”, đảo ngược chủ thể! Nôm na chính là B40, B41, etc…

3. “Khí động học kiểu vịt”: cái này thì phải có công phu “đoán mò” rất siêu mới lần ra được, dịch từ cụm từ “aerodynamic canard-wing”. Chữ “canard” nguyên gốc từ tiếng Pháp, nghĩa là con “vịt thịt” (vịt làm thức ăn, nghĩa phái sinh chính là: “tin vịt, tin ba láp”), nghĩa trong ngành hàng không là cánh phụ, nhỏ của vật thể bay! Vì không hiểu nên người dịch đã phát minh ra một ngành học hoàn toàn mới: Khí động học kiểu vịt! Haiza, báo với chả chí, đúng nghĩa là vịt! Rồi lại như Aziz Nesin: tại cái xứ sở nhiều ruồi quá! 😅