kayak techniques: brace, 3

ãy để tôi nhắc mọi người nhớ lại, đa số trong chúng ta, một lần nào đó trong quãng đời 3 ~ 13 tuổi (còn tuỳ thuộc từng người), cái ngày hôm trước khi bạn biết bơi, bổng dưng phát hiện ra mình tự nổi được, tự “đứng nước” được. Đó đúng là một phát hiện diệu kỳ của tuổi thơ, phải vậy không? Khi bạn bổng phát hiện ra: cơ thể chúng ta vốn có độ nổi (buoyancy) là dương (positive), nghĩa là không cần làm gì cả là tự nó đã nổi rồi.

Tuy vậy, giá trị dương này là khá nhỏ, nên khi có sóng gió, hay khi vận động, cơ thể có thể chìm xuống một tí, nên sau đó, bạn tự học cách vẩy chân tay nhẹ nhàng để giữ cho cơ thể luôn được nổi, nôm na gọi là “đứng nước”. Một điều tưởng chừng nhỏ nhoi nhưng hết sức quan trọng, một khi bạn đã cảm thấy tự tin, tự nhiên trong môi trường nước, không còn sợ hãi, thì những kỹ năng khác như bơi, lặn rồi sẽ từ từ tự mình học được!

Tương tự với kayak, khi xuồng lật, bạn chỉ cần nằm ườn ra đó là nó đã tự nổi rồi, tuy nhiên đôi khi cũng phải hỗ trợ thêm một tí, vẫy cái mái chèo nhẹ nhẹ, kỹ thuật này gọi là “sculling brace”, xem clip (từ 0:35 đến 0:50) vẫy mái chèo từ trước ra sau rồi từ sau ra trước, tạo thành hình rẻ quạt. Để ý là phải xoay mái chèo một góc nhỏ hướng lên trên (angle of attack – góc tấn), giống như chuyển động của cánh máy bay, tạo ra lực nâng (lift)!

Giống như “đứng nước” khi học bơi, khi thuyền lật, phản xạ tự nhiên là hoảng sợ, vùng vẫy, ngoi lên để thở. Nhưng thật ra, cần phải làm điều ngược lại, cố gắng dìm cơ thể xuống, chỉ thò đúng cái mũi lên thôi. Tôi có thể nằm cân bằng như thế đọc báo nhiều giờ liền, nằm được đã là một nửa thành công của kỹ thuật brace rồi, nằm để cảm nhận “độ nổi”, rồi đưa ra các phán đoán và hành động tiếp theo!

kayak techniques: reentry

ó nhiều kỹ thuật reentry khác nhau, leo lại vô trong xuồng khi đã bị lật văng ra ngoài, dưới đây minh hoạ 2 cái. Cái đầu là “leo lên”, nhìn đơn giản nhưng vẫn hơi khó nếu gặp sóng to, tôi thích cái sau hơn, gọi là “chui vô”, sau đó dùng động tác brace để dựng xuồng thẳng lại.

Trong cả 2 kỹ thuật, không cần phải bơm nước ra khỏi xuồng trước, cứ để đầy nước như thế, dìm xuồng xuống càng thấp càng dễ thực hiện! 🙂 Lưu ý vị trí của cơ thể khi tiếp cận phải luôn “dưới gió” (leeward), như thế sóng gió sẽ xô chiếc xuồng về phía người chứ không kéo ra xa!

kayak techniques: brace, 2

ôm nay trời nóng quá, ra sông chơi trò “con sứa”, nằm đọc báo thôi! 😃 Tiếp tục kỹ thuật “brace”, đây là một động tác bảo khó thì không khó, nhưng bảo dễ cũng không, nó thất thường vì nhiều yếu tố. Bạn đã tập thành thục hàng trăm lần, nhưng lần kế tiếp lại… không thành công!

Tải trọng của chiếc xuồng, phân bố tải trọng, tình trạng dòng chảy, sóng gió, mái chèo và cách sử dụng, chiều dài cánh tay đòn và cách gia lực… tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau! Nên phải hiểu chiếc xuồng của mình, mới có thể “nhân chu nhất thể”, người & xuồng hợp nhất được!

kayak techniques: brace, 1

ắp thành “chính quả” rồi! ❤️ “Chính quả” ở đây hiểu theo nghĩa đen thôi, tức là… kết quả chính yếu! 😃 Sau khi đóng chiếc Serenity xong, loay hoay nhiều tháng trời mới thành công với kỹ thuật “brace” này, là cách dựng thẳng đứng lại chiếc xuồng khi đã bị đánh lật ngang. Xem “bọn Tây” làm sao mà thấy dễ dàng, nhẹ nhàng thế!

Làm được rồi thì thấy cũng tương đối bình thường, không khó lắm, nhưng quả thực, suốt cả một quá trình, “vô cùng” khó, “phi thường” khó, vì phải tổng hoà nhiều yếu tố: sức mạnh, chiều dài cánh tay đòn, phối hợp tay, vai, lưng, hông, chân, phân bố khối lượng và độ nổi của chiếc xuồng… Góc quay hơi mờ, sẽ post một vài clip khác tốt hơn! 🙂

kayak techniques

hèo xuồng kayak có trên 40 kỹ thuật “có tên” (named)! “Bọn Tây” mà, phân tích từng ly từng tí! Nói chung, có 5 nhóm dưới đây, trong mỗi nhóm còn có nhiều kỹ thuật con nữa. Sẽ lần lượt post video minh hoạ từng cái! Trong đó brace là quan trọng nhất cần phải tập đến mức nhuần nhuyễn! Nhân chu nhất thể – 人舟一体 – Người và xuồng hợp nhất! 😀

1. Scull: chèo tới, lui, chèo ngang, rẽ trái, phải, etc…

2. Edge, low-brace, high-brace… dùng khi xuồng nghiêng nhưng chưa lật.

3. Brace: dùng khi xuồng đã lật nhưng chưa úp.

4. Roll: dùng khi xuồng đã úp nhưng chưa bị văng ra ngoài.

5. Reentry: kỹ thuật leo lại vào xuồng khi đã lật úp và văng ra ngoài.

kayak roll

t is on the list! To quote the upside down text 😬 (to be read when you’re already bottom-up): the same lines which represented the starting position now represent a fish-eye view of the fully capsized position. The phantom lines represent the upright position, or goal. To right himself, the kayaker:

1. Flicks his wrists to swing his knuckles toward his face, thus causing the outboard edge of the paddle to assme a slight planing angle (not show) with the water surface. The remaining steps constitute one continuous movement, to be done as quickly as possible.

2. With his hips and right hand serving as pivot points, he sweeps his forward paddle blade, and his torso, outward in a 90-degree planing arc on the water surface, as shown from position 1 to 3, while pulling down on his left hand and pushing up on his right, thus lifting himself to the surface.

3. Complete the roll by flicking his wrists to flatten the blade angle, then sharply increasing his opposing hand pressures, thus raising himself in a chinning attitude as the paddle blade sinks and is drawn inward. The roll is now completed.