bắc hành – 2015, phần 7

Mây trôi bơ vơ, mang theo niềm nhớ,
Ánh trăng vàng úa soi bóng hình ai phương trời nào đây.

Nhạc sầu tương tư - Hoàng Trọng - Hà Thanh 

Chặng 7: Hoàng Su Phì ❯ Tân Quang ❯ Vị Xuyên ❯ tp. Hà Giang ❯ Tam Sơn (Quản Bạ) ❯ Yên Minh ❯ Đồng Văn

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

hi đường đi bắt gặp muôn ngàn con sông suối nho nhỏ, nước xanh biêng biếc rì rào chảy, là biết đã đến địa phận tỉnh Hà Giang, vùng đất địa đầu tổ quốc, lần này là lần thứ hai trở lại. Còn rất nhiều điều tôi chưa biết hết ở vùng đất Hà Giang này, đặc biệt là khu cao nguyên đá Đồng Văn. Biết có ở đây bao ngày, bao tuần cũng chỉ như là cưỡi ngựa xem hoa. Phong cảnh, con người, cuộc sống nơi đây có điều gì cuốn hút đến mức kỳ lạ, khó diễn tả thành lời, chỉ biết nói là rất rất đẹp!

Đồng Văn, Mèo Vạc là “quê hương” của người Mông, những nhóm đầu tiên di cư từ TQ đến VN cách đây hơn 300 năm về trước, tập trung chủ yếu ở khu vực này rồi mới phân tán đi các tỉnh khác. Trong lịch sử truyền khẩu, người Mông các miền vẫn xem Mèo Vạc là quê hương, gốc gác của mình. Và có lẽ vì thế, người Mông ở đây có thể được xem là “nguyên bản” nhất, các đặc điểm y phục, tập quán, phong tục cũng rõ nét nhất. Có nhiều điều để tìm hiểu về những cuộc diaspora của họ.

Và không chỉ có người Mông, các sắc dân khác cũng đều như thế. Ví như người Dao ở Việt Nam vốn là di cư từ đảo Hải Nam, TQ sang, trước hết bằng đường biển, qua Quảng Ninh, Bắc Giang, rồi lại ngược lên cư ngụ tại miền núi. Cuộc sống, vốn dĩ từ trong bản chất, dù ít dù nhiều, cũng mang tính chất một công cuộc diaspora, đâu phải chỉ có người Do Thái mới thiên di!? Thế nên phải đi và phải hiểu, phải biết nhìn nhận sự khác biệt, con người và văn hoá thật sự là rất phong phú, đa dạng.

bắc hành – 2015, phần 6

Chiều ơi, mái nhà sàn thở khói âm u,
Cô nàng về để suối tương tư, ới chiều!

Nương chiều - Phạm Duy - Thái Thanh 

Chặng 6: tp. Lào Cai ❯ Mường Khương ❯ Pha Long ❯ Si Ma Cai ❯ Cốc Pài (Xín Mần) ❯ Vinh Quang (Hoàng Su Phì)

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

iếp tục đi sát đường biên với TQ, từ Lào Cai sang Hà Giang. Không giống như phần trước của hành trình (đoạn Yên Bái sang Lào Cai) đoạn sau này đi qua những vùng tương đối xanh tươi, sung túc hơn, người dân cũng thân thiện hơn. Những đèo dốc dài miên man bất tận vắt ngang các sườn núi hiểm trở. Trên bản đồ trông rất gần, nhưng thật ra là rất xa. Địa hình chia cắt kinh khủng như vậy, nên con người từ vùng này sang vùng khác có khi là rất khác nhau, phải lưu ý điều đó!

Một mình đi giữa thiên nhiên hoang vắng, chỉ thỉnh thoảng mới bắt gặp một mái nhà, một bóng người bé tí ti giữa núi rừng trùng điệp. Chiều đứng trong màn sương, tiếng lục lạc bò ngựa đây đó khắp rừng rất khẽ cùng hoà nhịp ngân nga, phải lắng tai mới nghe ra, nghe như âm hưởng của một serenata, khúc nhạc chiều tà: Chiều ơi, lúc chiều về rợp bóng nương khoai, trâu bò về giục mõ xa xôi, ơi chiều. Chiều ơi, áo chàm về quảy lúa trên vai, in hình vào sườn núi chơi vơi, ới chiều!

Rồi khi ánh tà dương dần chợt tắt, nhà nhà nổi lửa thổi cơm, khói lam chiều buông trên mái nhà các thôn bản xa xôi, tiếng ai cười khúc khích xen lẫn với tiếng suối chảy róc rách qua đồi, tiếng gió thổi vi vu nghe chừng thêm lạnh, một mình tôi khe khẽ hát “khúc dân ca” Nương chiều (Phạm Duy) giữa đại ngàn mênh mông: Chiều ơi, lúc chiều về mọc ánh trăng tơ, cho ngày mùa bài hát nên thơ, ơi chiều. Chiều ơi, mái nhà sàn thở khói âm u, cô nàng về để suối tương tư, ới chiều!

bắc hành – 2015, phần 5

Bên cầu biên giới, tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi.
Sông nước xa xôi, mây núi khắp nơi, không tỏ một đôi lời.

Bên cầu biên giới - Phạm Duy - Thái Thanh 

Chặng 5: Sapa ❯ Y Tý ❯ A Mú Sung ❯ Trịnh Tường ❯ Bát Xát ❯ tp. Lào Cai

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

uãng đường này đi sát với biên giới TQ, nhiều đoạn quốc lộ 4D ở lưng chừng núi, ngay dưới chân núi đã là đường biên. Đây là một cung đường khó khăn, đường đi rất xấu, nhiều đoạn đang xây dựng dở dang, taluy cao ngút tầm mắt, nhiều đoạn dốc dể trên 30%. Cứ nhìn mức độ tiêu hao xăng của xe là biết đường xấu hay tốt. Con ngựa sắt đến tận giờ vẫn là người bạn trung thành, hoạt động trơn tru không có vấn đề gì lớn ngoài đôi lần hơi khó khởi động do thời tiết quá lạnh.

Đường biên nhiều nơi rừng núi nương rẫy trơ trụi, xơ xác, nhưng vẫn còn tốt hơn vùng Yên Bái, một số nơi người dân đã biết trồng rừng phòng hộ bảo vệ bản làng, nên nhìn tươi tốt và xanh mướt. Đoạn chạy dọc đầu nguồn sông Hồng, nơi đoàn kinh tế quốc phòng 345 trú chân thì quy cũ hẳn ra, ruộng nương làng bản trông khá bài bản đẹp mắt. Bên kia sông, các công trình do phía TQ xây thì không cần phải nói, trông hoành tráng bề thế hơn hẳn. Trở về lại thành phố biên giới Lào Cai.

Ngừng đây soi bóng bên dòng nước lũ, Cầu cao nghiêng dốc trên dòng sông sâu dừng chân bên cầu Cốc Lếu, tp. Lào Cai, bên kia là Hà Khẩu, TQ, thầm hát câu: Bên cầu biên giới, tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi. Sông nước xa xôi, mây núi khắp nơi, không tỏ một đôi lời. Ôi giấc mơ xưa, mộng đời phiêu lãng giang hồ. Sống trong lòng người đẹp Tô Châu, hay là chết bên dòng sông Danube!?Bên cầu biên giới (Phạm Duy), người nghệ sĩ tài hoa đã nói thay hết lời muốn nói!

bắc hành – 2015, phần 4

Gối đầu trên Lào Cai, Việt Trì,
Em nằm tóc xõa bãi cát dài,
Thả hồn mơ tới Thái Bình qua Sơn Tây.

Tiếng sông Hồng, Trường ca Hội trùng dương - Phạm Đình Chương 

ên đến Sapa một ngày rét đậm, hôm đầu tiên chứng kiến ngay một trận mưa đá, những giọt nước đóng băng bằng cỡ hạt đậu, rơi xuống đất rào rào bắn tung toé như muối hạt. Cũng có ý ở Sapa lâu một chút, hy vọng sẽ có tuyết… Chính giữa trưa mà cả thành phố chìm ngập trong biển sương mù. Những người dân tộc nhóm lửa sưởi bên nhà sàn, còn mình thì cứ tay trần lái xe từ giờ này sang giờ khác, mới biết những tháng ngày chèo thuyền cũng tương đối mang lại chút kết quả!

Người ta vẫn thường hay kháo nhau về những miền gái đẹp như ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu… Thực ra theo tôi, đó chỉ là một cách nói. Ở đâu đất đai rộng rãi, khí hậu tương đối ấm áp, có thể sản xuất được, đời sống không quá khó khăn, ở đâu sơn thuỷ hữu tình, núi non hùng vĩ, lòng người cũng khoáng đạt, rộng rãi như thiên nhiên vậy. Ở đâu hội đủ cả hai điều kiện vật chất và tinh thần nói trên, thì ở đó con người sẽ đẹp, gọi là miền gái đẹp cũng là đương nhiên, không có gì là lạ!

Năm ngoái đã thăm thú kỹ Sapa và các vùng phụ cận, năm nay chỉ ghé qua để đi lại vùng chân núi Hoàng Liên Sơn, phía bên kia đèo Ô Quý Hồ. Cảnh quan rộng lớn, núi non cao ngút choáng ngợp, thật là nơi mở rộng tầm mắt và lòng người. Cái cảm giác tay lái chênh vênh trên bờ vực thẳm, cảm giác mỗi người chỉ là một hạt cát trong thiên nhiên bao la… Con người ta sinh ra vốn là như vậy, không phải những thứ gian vặt, tẹp nhẹp, tủn mủn của cuộc sống thường ngày trong cái xã hội bây giờ.

bắc hành – 2015, phần 3

Quê em miền trung du, đồng suối lúa xanh rờn, giặc tràn lên thôn xóm…
Bao là gươm, bao la súng, rừng lưỡi lê đi chiếm lại làng quê xưa…

Quê em miền trung du - Nguyễn Đức Toàn - Thái Thanh 

Chặng 3: Nghĩa Lộ ❯ Tú Lệ ❯ Khau Phạ ❯ Mù Cang Chải ❯ Than Uyên ❯ Tân Uyên ❯ Bình Lư ❯ Sapa

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

ơn Tây đi Yên Bái: theo QL32 chạy dọc triền đê sông Thao lên đến tp. Yên Bái, qua huyện Trấn Yên là đã vào vùng trung du đồi núi trập trùng. Ghé qua Suối Giàng, ở độ cao 1400 m, quê hương của giống chè Shan Tuyết, “vua của các loại chè” Việt Nam, những gốc chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, vừa vòng tay 1, 2 người ôm trồng tít mãi trên những đỉnh núi cao, những đồi chè xanh ngát trập trùng. Rồi chạy tiếp đến Nghĩa Lộ, Mường Lò, cánh đồng (“mường”) lớn thứ hai vùng Tây Bắc.

Đến Tú Lệ ăn xôi nếp với muối vừng, xôi ở đây rất thơm và ngọt. Đi du lịch dài ngày thế này không nên ghé các hàng quán sang trọng, cứ vào những hàng ăn bình dân, người địa phương ăn gì mình ăn đó, sẽ luôn có những phát hiện thú vị. Vượt đèo Khau Phạ, con đèo dài thậm thượt trong một buổi trưa mà sương mù dầy đặc, hầu như không thể thấy gì quá 5, 10 m phía trước. Thế nên cũng không thưởng ngoạn được gì phong cảnh hùng vĩ, đành tăng ga chạy tiếp để đến Mù Cang Chải!

Mù Cang Chải (và cả Tây Bắc) mùa này không phải vào vụ lúa mới gieo hay sắp thu hoạch, nên chủ yếu là chiêm ngưỡng cảnh quan núi non trùng điệp, chứ không có các khung hình ruộng bậc thang xanh mướt hay vàng rộm như thường thấy, một Mù Cang Chải không son phấn. Cứ chạy dọc theo chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ vào đến địa phận Lai Châu, qua Than Uyên, Tân Uyên, Bình Lư, vượt đèo Ô Quý Hồ để đến Sapa. Dừng chân Sapa 2 ngày để ghé thăm thêm các vùng lân cận.

bắc hành – 2015, phần 2

Tôi từ chinh chiến đã ra đi,
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì.

Đôi mắt người Sơn Tây - Phạm Đình Chương - Hoài Bắc 

Chặng 2: Hà Nội ❯ Sơn Tây ❯ tp. Yên Bái ❯ Trấn Yên ❯ Văn Chấn ❯ Suối Giàng ❯ Nghĩa Lộ

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

ời Hà Nội đi Sơn Tây một sáng rét và nhiều mưa, ghé thăm làng cổ Đường Lâm trong vài giờ. Biết như thế là cưỡi ngựa xem hoa, nhưng cũng có chút e ngại về thời tiết và đường còn dài phía trước. Đình Mông Phụ, cũng như các ngôi đình cổ miền Bắc khác, mang dấu ấn văn hoá Việt – Mường, bên trên nền gạch còn có sàn gỗ, cao hơn độ 0.7m, vết tích của lối kiến trúc nhà sàn xa xưa. Trần điện chính có tấm bản nhỏ đề: Tự Đức kỷ mùi đông, năm trùng tu lần thứ nhất, 1858.

Thăm chùa Mía và một vài ngôi nhà cổ khác. Thực ra không quan tâm đến đường lối kiến trúc xây dựng ở cái xứ Đất đá ong xưa nhiều ngấn lệ này lắm, điều tôi quan tâm là những vật dụng sinh hoạt hàng ngày còn được bảo lưu bên trong: bình phong, bàn ghế tủ thờ, hoành phi câu đối, ấm chén bình vại, điếu bát, văn phòng tứ bảo, đờn sáo, tranh ảnh… và tất cả những vật dụng bình thường linh tinh nhưng phản ánh một cách chân thực hơi thở của cuộc sống thường nhật một thời xưa cũ.

Ngồi “bút đàm” một lúc với bác chủ nhà Hà Nguyên Huyến, người dù tự nhận học chữ Hán với bút lông chỉ ngoài 3 năm, bắt đầu nối lại nếp nhà xưa khi đã già, nhưng lại có thư pháp rất đẹp, nhất là lối hành thư, thảo thư. Với mình, thư pháp đã là một giấc mơ dang dở, nhưng 3 cái Tết gần đây nhất, Tết nào cũng có dịp để ôn lại một chút Hương xưa như thế này. Thích cái cách bác ấy chiết tự, tự cắt nghĩa tên mình, Huyến – 绚, tức mặt trời bị che lại trong bộ bao, vĩnh viễn không thoát ra được!

bắc hành – 2015, phần 1

Khi tình tơ chít khăn tang, Ai gào ai giữa đêm trăng?
Cho từng lớp sóng kêu than, Ôi, Nha Trang ngày về,
Ngồi đây tôi lắng nghe, Đê mê lòng tôi khóc.

Nha Trang ngày về - Phạm Duy - Lệ Thu 

Chặng 1: Sài Gòn ❯ Nha Trang ❯ Đà Nẵng ❯ Hà Tĩnh ❯ Hà Nội

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

ứ nghĩ chạy xe máy từ SG đi HN không có gì khó khăn, hoá ra không phải thế. Đường xấu kinh khủng, QL1 đang thi công mở rộng trên suốt tuyến, nhiều đoạn dài không có nhựa, chỉ toàn sỏi đá. Qua sông Côn (Bình Định), nhác thấy một cánh buồm bé tí xa tít tận chân trời, vội dừng xe, zoom máy ảnh hết cỡ chỉ bắt được một khung hình không rõ nét lắm (ảnh thứ 6). Ở đâu đó ngoài kia, vẫn có người nghêu ngao vui thú yên hà với chiếc thuyền câu, cánh buồm và sông nước!

Ảnh thứ 3: tinh mắt có thể nhìn thấy một chiếc thúng chai đang chơi vơi trên muôn trùng sóng. Quá đèo Hải Vân, đường tốt hơn một tí, nhưng bắt đầu trở lạnh, cái lạnh cộng với mưa dầm tê buốt, nhất là khi nước đã thấm ướt hết cả giày, găng tay, và cái gió ở tốc độ 60 ~ 70 kmph, cứ như thế từ sáng sớm đến tối mịt. Thật đúng là: Hơi gió lạnh, người rầu mặt dạn, Dòng nước sâu, ngựa nản chân bon, chỉ biết: Cứ theo đường lớn mà đi, ngày đi đêm nghỉ, đói ăn khát uống… 😀

Qua Lệ Thuỷ, Quảng Bình, bánh xe bị thủng 1 lỗ, may đã có chuẩn bị dụng cụ bơm vá nên tự làm lấy, 30 phút lại lên đường. Chẳng mấy chốc (4 ngày, mỗi ngày trung bình 13, 14 tiếng) đã đến được HN, thời tiết không quá rét, tầm 12 ~ 14 độ, nhưng ẩm, mù sương và buốt. Chui vào khách sạn và chăn ấm rồi, vẫn còn nghĩ đến cảnh: Màn sương trướng tuyết xông pha, Nghĩ thêm lạnh lẽo kẻ ra cõi ngoài… Trên đường đi không chụp nhiều ảnh lắm, vì mục tiêu chủ yếu sẽ là ở miền Bắc.

bắc hành – 2014

Người về miền xuôi, đem theo tình người miền núi,
Nhà sàn lả lơi, đứng bên đường hoang vắng soi.
Đưa chân anh qua đồi, cơm lam đem theo người,
Lên cao anh ôm trời, để dòng suối lẻ loi…

Người về miền xuôi - Phạm Duy 

hi chép linh tinh trên đường thiên lý ra đất Bắc… Ai về Bắc, ta đi với; Thăm lại non sông giống Lạc Hồng… Đôi khi phải hơi điên điên một chút, phải có cái nhìn bóp méo thực tế (reality distortion field) một chút, cười khinh khỉnh vào cái thực trạng xã hội bullshit bây giờ, để tâm quan sát, tìm kiếm… thì mới nhìn ra những điều tốt đẹp xưa cũ, mới nhận ra đâu là cái chất Việt thuần hậu!

HÀ NỘI

Cái logo di sản văn hoá phi vật thể của Unesco có thể được thấy trang hoàng khắp mọi nơi ở Hà Nội, cái hình tròn có lỗ vuông ở giữa, nhìn giống đồng tiền xu cổ, hình như phản ánh đúng thực tế Hà Nội bây giờ: vật giá ngày càng đắt và con người ngày càng rẻ!

BÁI ĐÍNH

Quy mô rất hoành tráng (dù điều đó chẳng có gì khó với kỹ thuật xây dựng hiện đại), nhưng đường lối kiến trúc đúng chất Việt, từ lầu chuông gác trống cho đến đường nét các mái, kèo, xà, cột… không tạp nham, lai căn, vớ vẩn kiểu Đại Nam, Suối Tiên…

TRÀNG AN

Sơn thuỷ hữu tình, thật là nơi quyến rũ lòng người! Nước suối trong vắt, cá chép vàng choé lượn lờ dưới đáy rêu, các loài thuỷ cầm tự nhiên: cốc, vịt… bơi lội tự do! Sẽ có một ngày ta mang chiếc xuồng ra đây chèo đi chơi bằng hết các ngõ ngách sông ngòi và hang động!

SAPA

Ở Hà Nội, người ta bắt chuyện với mình bằng tiếng Anh, còn ở đây, người ta nhận ra ngay người Việt. Xứ sở của lạnh giá và sương mù, phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp! Con người ta sống giản đơn, và cũng học đòi những thói xấu hiện đại… theo cách đơn giản!

Vốn không sợ độ cao, nhưng thỉnh thoảng vẫn cảm thấy ngợp trước núi đồi trùng điệp nơi đây. Sapa mùa này, phải thật kiên nhẫn mới chụp được một khung hình đẹp, ánh mặt trời rạng rỡ chỉ hiện ra vào một vài thời khắc hiếm hoi trong ngày, khi màn sương mù lạnh giá tạm vơi bớt.

Đa số chúng ta (kể cả tôi) tới đây với mong muốn có được những khung hình đẹp, nhưng phải chăng đó là tất cả mục đích của hành trình? Suy rộng ra, cái câu hỏi: chúng ta tới đây để làm gì? ấy, nếu ai đó còn có trong đầu một câu trả lời, tức là còn… chưa trả lời được vậy! 😀

Những cung đường Tây Bắc không dành cho người yếu tim, chỉ một giây lơ là mãi ngắm nhìn cảnh quang xinh đẹp là đã có thể lạc tay lái xuống vực. Khác với thời tiết 3°C mấy ngày đầu lên đây, những ngày sau ấm hơn và có nắng, hôm nào máy ảnh cũng hết sạch pin rồi mới trở về!

LAI CHÂU

Đèo Ô Quý Hồ, dài và hiểm trở, cắt ngang qua dãy Hoàng Liên Sơn, đổ từ độ cao 2000 m xuống 1000 m, đúng nghĩa là dốc thăm thẳm. Một bên là đỉnh Phan Xi Păng, bên kia là huyện Tam Đường, Lai Châu. Bên này đèo thời tiết ấm và khô, bên kia, phía Sapa, lạnh và ẩm.

Cả một vùng Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, t.p Lai Châu tương đối ít núi cao, khí hậu ấm hơn, đất đai cũng rộng rãi hơn, con người cũng có phần cởi mở, thân thiện hơn. Hôm nay cũng là ngày Tết của họ. Tiếc là đã đến Sìn Hồ mà không đủ thời gian để đến Pú Đao…

BẮC HÀ

Đi chợ phiên Bắc Hà đầu năm (cách Sapa hơn 100km), tình cờ ghé qua đây, ngồi bên ngã ba sông Hồng và sông Nậm Thi, cầu Cốc Lếu, bên kia sông là Hà Khẩu, Trung Quốc. Và cũng thật tình cờ, mùa này tháng 2, chính xác là ngày 17 tháng 2, đúng 35 năm trước

Phiên chợ đầu năm chưa đông, nhưng đã rực rỡ sắc mầu, riêng người Mông đã có 5 sắc khác nhau (đen, hoa, xanh…), người Dao có đến 23 nhóm nhỏ (đỏ, đen, xanh, trắng…), lại còn Thái, Tày, Nùng, Dự, Giáy… Học cách phân biệt các sắc mầu cơ bản cũng đã hết cả một buổi.

Khá nhiều địa danh vùng Đông Bắc, Tây Bắc Việt Nam có nguồn gốc từ tiếng Hoa, chính xác hơn là phát âm theo tiếng Quan Thoại giọng vùng Vân Nam, Trung Quốc. Ghi lại ở đây một số từ phổ biến:

tả, , đại, lớn: Tả Van; séo, , tiểu, nhỏ: Séo Tung Hồ; lao, , lão, già, cũ: Lao Chải; sìn, , tân, trẻ, mới: Sìn Hồ; phìn, , bình, bằng: Tả Phìn; thàng, , đường, ao, đê: Lùng Thàng; chải, , trại, trang trại: Mù Cang Chải; cai, , nhai, ngã tư: Si Ma Cai; hồ, , hà, sông: Ô Quý Hồ; chéng, , giang, sông: Sín Chéng; cấu, , câu, suối: Cán Cấu; san, , sơn, núi: Phìn San; sàng, , thượng, bên trên: Sàng Chải; sả, , hạ, bên dưới: Sả Séng; tung, , trung, ở giữa: Tung Chải; tra, , gia, nhà: Má Tra; sa, , sa, cát: Sa Pa; sử, , thạch, đá: Mù Sử; lủ, , lộ, đường: Ma Lủ; ma, , mã, ngựa: Ma Sa Phìn; lùng, , long, rồng: Lùng Phìn; giàng, , dương, con dê: Giàng Phìn; nàn, , nam – phía nam: Nàn Sán

HÀ GIANG

Đã Hà () lại còn Giang (), nơi đây có rất nhiều suối, sông nhỏ chảy dọc theo thung lũng, bản làng cũng nương theo đó hình thành. Những ngôi nhà sàn của người Tày dài thậm thượt, ruộng nương xanh tốt. Hà Giang là vùng đất mà tôi thích nhất trong số những vùng đã đi qua!

Cao nguyên đá Đồng Văn, như bị lạc vào một ma trận, một sa mạc đá. Đá mọi nơi, nhìn hoa cả mắt, thi thoảng mới thấy chút xíu đất có thể trồng trọt. Gió lạnh căm căm thổi suốt ngày đêm, một cái lạnh khô khốc, các làng xã đều xây hồ treo lớn chứa nước phòng khi hạn hán.

Cuộc sống nơi đây cực kỳ khắc nghiệt, thế nhưng khác hẳn với cái nhếch nhác vùng Sapa, cư dân nơi đây có vẻ chỉnh tề, quy củ, kỷ luật, từ y phục cho đến sinh hoạt, sản xuất, vui chơi. Cảm thấy được nghị lực và sức sống vươn lên từ vùng sa mạc đá này!

Tp. Hà Giang, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, về lại Hà Giang, một vòng 300 km. Làm 2 vòng như thế theo 2 chiều ngược nhau để không bỏ sót điều gì… nhất là Mã Pí Lèng hùng vĩ nhất VN, con đèo mà nhiếp ảnh nghiệp dư như tôi không thể nào lột tả hết được.

Không quên ghé qua Sủng Là, nơi quay phim Chuyện của Pao. Bây giờ đúng vào mùa hoa tam giác mạch tim tím và hoa cải vàng ươm nở rộ trên cao nguyên hun hút gió. Đến để biết rằng một không gian như thế, những con người như thế… là điều hoàn toàn có thật!

Kể chuyện đi ăn cháo ấu tẩu tại Hà Giang. Ấu tàu là loại củ kịch độc, dùng làm thức ăn phải qua chế biến kỹ càng. Bữa đầu tiên, bát cháo có mỗi lát ấu tẩu bằng cái móng tay. Ngồi nói chuyện trên trời dưới đất với vợ chồng chủ quán, phong thái người Bắc xưa, chẳng có gì giống Bắc bây giờ, đã thấy là một chuyện lạ (nghĩ bụng là dạng Kinh già hoá Thổ, người xuôi lên mạn ngược lập nghiệp lâu đời, giữ nguyên giọng nói, phong cách xưa cũ). Đến bữa thứ hai, ngoài vài lát ấu tẩu, còn được thêm cái móng heo, thêm một chút lạ. Đến bữa thứ ba, thấy chuyện lạ nhất: được một tô toàn ấu tẩu, ăn đến phát ngán! 😀

tuế vãn

蘇軾 – 夜歸臨皋

小舟从此逝
江海寄浮生

iết bởi thư hoạ gia Lê Quốc Việt, Văn miếu Quốc tử giám, Hà Nội, một ngày cuối năm Quý Tỵ. Lạc khoản đề: Tuế tại Giáp Ngọ niên chi mạnh xuân nguyệt cốc nhật – Kính phụng Khải Xuyên huynh thanh thưởng – Chân Thanh Bái Thư. Bảo: giống thư pháp Tống Huy Tông e chỉ là cách hiểu nông cạn bề mặt; có điều gì rất Việt trong thư pháp này! Đôi dòng nói thay ước nguyện năm mới! 😀

Côn Đảo – May, 2013

he ATR — 72 takes off and heads for a due — south course. It’s been a long time since my last boarding an ATR — 72 airplane, perhaps 8 or 9 years already, and that time was not a pleasant experience at all. But this time, the same kind of turbo — prop shows sturdy and clean actions during taxi — ing, taking off and landing, leaves passengers with safe and comfortable feelings. Quite a short flight, 15 minutes of climbing, 15 more minutes in quite a low — altitude path, just a bit above the lowest cloud ceiling.

The ground, rivers and canals, stacks of clouds and their casted shadows on the terrain below, all in a bright sunny day, slowly passes by my eyes just like layers in a parallax scrolling game. When it started to meet the sea, where the plane’s low altitude allows seeing large ships and their long trailing wakes on the immense blue surface, the captain announced: “prepare for landing”, the island is just 50 miles off from shore, and the plane glides softly to the group of islands clearly visible above the horizon.

It’s only when the jet fuel smell soon faded away that I realized where’ve I been to, Poulo Condor, with it’s distinctively — sweet smell from a special kind of grass, after which the local airstrip is named: Cỏ Ống. This pleasant smell, together with smells of other kinds of flowers that I’d already known, fill the atmosphere all the way along the rocky coast to the island center, a tiny town, a fishing village to be exact. It’s strange that I immediately get a feeling of coming home, thought it’s only the first time I’ve been here.

Short and narrow roads with French colonial style houses, a post office, a police station, a “hospital”, only one gas station in town… At sunrise and sunset, public loudspeakers transmits in the air news of the day, and every hour, the post office’s clock tower rings a short tune and strikes the bell announcing time to the whole town. All of a sudden, I feel as if I’d flown back into a very old time, when daily life routines are bound to maritime practices, when not every home can afford a radio for news following, and a clock for time keeping!

Poulo Condor is the old name of the archipelago now called: Côn Đảo, its main island certainly has the hallmark of, a scaled — up model of, my childhood’s dream: tropical the island breeze, all of nature wild and free, this is where I long to be… It’s not that kind of straight roads with uniformly lined trees, all trimmed to the same shape and size, it’s not that kind of industrialized golf field grass, all mowed flawlessly. It’s almost un — touched nature, with thousands of different species, all mixes and struggles to create the uniqueness of this biosphere.

It’s uncontaminated salt — like white sand dull, and pure jade — blue water. It’s plenty of insects annoyingly flying around in the evening, while you’re enjoying some fresh seafoods bought straight from fishing boats on the beach! It’s the wuthering wind outside the windows which scares me a bit at 2 AM then I realized those sounds are just normal on an all — sides — sea — faced island. It deeply reminisces the smells and sounds of a small, then “half — civilized”, fishing village where I’d originally grown up!

The town lies in the middle of 2 ports: the naval port 12 km (road distance) to the south, and the airport 12 km to the north. Everything on the island is a bit pricy for tourists, since with the island’s self — productions are just some sea harvests, most goods need to be transported from land by ships, which depend on weather to operate. The main power plan, locates in southern outskirt, runs totally on diesel, and much everything depends on it: ice making, water purification, air condition… at night, to conserve electricity, roads are just barely illuminated.

Tourists would find some restaurants in town, but not any bar or discotheque. I think it’s better that way, don’t bring modern living with biohazard things here, one should come only for relaxing: swimming, coral diving, fresh foods, and the marvelous natural scenes all around. I’ve been to many beaches in VN, not yet to find any place where sand is such fine — grained and white, and water is such pure in splendid emerald or jade color tones like they are here at Poulo Condor.

Life is old there, older than the trees, younger than the mountains… in the afternoon, I was wandering around, dans la chaleur immobile, and found out that music on the island is quite outdated, mostly the 70, 80’s oldies, which can be both a good and a bad thing! To my surprise, many of them are often of good quality, Phạm Duy‘s songs are much very popular, in one occasion, I realize Hà Thanh’s voice in the air, some modern good pieces of Phú Quang, and one evening on the quay, I heard Sheila singing Poupée de porcelaine and many other French oldies!

Alas! At least there’re ones who have an average taste for music! Even the teens who stick their noses to the mobiles all the time here don’t listen to those contemporary “youth music” rubbish often. I guess, despite what we call “civilized”, for ones who were born in the purity of air and water, they naturally have the ability to judge what is a “below average taste”, and obviously have certain degrees of immunity to modern cultural diseases which are spreading our time like cholera!

On the east side of the island, where it faces the ocean and receives direct winds, the sand is whiter and more fine — grained, the forest is of mostly short trees and bushes. On the west side, where it is about 50 miles from the Mekong delta, the beaches’ sand is not such white, it’s yellowish, but the forest is taller and denser, almost can be called rain — forest. Along the coast, where small fresh — water springlets join the sea, mangroves and mangrove palms can be seen here and there, in small populations.

Just a few kilometers around the main island are colorful coral reefs, which are in better preserving condition than anywhere else in Vietnam. I’m not a biologist or geographer to know in depth about all this, but it’s purely pleasant when you walk around the land and sense that kind of fragrant, ripe — guava — like smell, it’s plainly wonderful when you can take a short nap, under shadow of the forest, with sounds of dozens kinds of bird around, to remind that there’re active and rich lives out there, in every corners of the island.

Just seven days, but a really good time for me. There’re days, the sea is so calm that I can lay myself half floating, half sleeping on its surface, about a kilometer off from shore for hours, just to catch the fishermen who pass by on their small boats by surprise (my swimming skill hasn’t been “rusty” yet, but it would need some practices before I can swim several kilometers without resting again). There’re moments of heavy rains, which pour water on one half of the island, masking everything behind a dim and dark curtain, while leave a splendid bright sunny landscape on the other half in contrast.

The gales here are strange indeed, they come out — of — the — blue, with very little warning signs, so speedy that sometimes, sailors on motor boats have to cut anchor cable to rapidly escape from them, in order not to frighten the tourists. Life on an island can be boring for ones who have accustomed to crowded urban, but not for me… already had in mind another plan, another idea for coming back here, in a time not too remote away.