bắc hành – 2015, phần 3

Quê em miền trung du, đồng suối lúa xanh rờn, giặc tràn lên thôn xóm…
Bao là gươm, bao la súng, rừng lưỡi lê đi chiếm lại làng quê xưa…

Quê em miền trung du - Nguyễn Đức Toàn - Thái Thanh 

Chặng 3: Nghĩa Lộ ❯ Tú Lệ ❯ Khau Phạ ❯ Mù Cang Chải ❯ Than Uyên ❯ Tân Uyên ❯ Bình Lư ❯ Sapa

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

ơn Tây đi Yên Bái: theo QL32 chạy dọc triền đê sông Thao lên đến tp. Yên Bái, qua huyện Trấn Yên là đã vào vùng trung du đồi núi trập trùng. Ghé qua Suối Giàng, ở độ cao 1400 m, quê hương của giống chè Shan Tuyết, “vua của các loại chè” Việt Nam, những gốc chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, vừa vòng tay 1, 2 người ôm trồng tít mãi trên những đỉnh núi cao, những đồi chè xanh ngát trập trùng. Rồi chạy tiếp đến Nghĩa Lộ, Mường Lò, cánh đồng (“mường”) lớn thứ hai vùng Tây Bắc.

Đến Tú Lệ ăn xôi nếp với muối vừng, xôi ở đây rất thơm và ngọt. Đi du lịch dài ngày thế này không nên ghé các hàng quán sang trọng, cứ vào những hàng ăn bình dân, người địa phương ăn gì mình ăn đó, sẽ luôn có những phát hiện thú vị. Vượt đèo Khau Phạ, con đèo dài thậm thượt trong một buổi trưa mà sương mù dầy đặc, hầu như không thể thấy gì quá 5, 10 m phía trước. Thế nên cũng không thưởng ngoạn được gì phong cảnh hùng vĩ, đành tăng ga chạy tiếp để đến Mù Cang Chải!

Mù Cang Chải (và cả Tây Bắc) mùa này không phải vào vụ lúa mới gieo hay sắp thu hoạch, nên chủ yếu là chiêm ngưỡng cảnh quan núi non trùng điệp, chứ không có các khung hình ruộng bậc thang xanh mướt hay vàng rộm như thường thấy, một Mù Cang Chải không son phấn. Cứ chạy dọc theo chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ vào đến địa phận Lai Châu, qua Than Uyên, Tân Uyên, Bình Lư, vượt đèo Ô Quý Hồ để đến Sapa. Dừng chân Sapa 2 ngày để ghé thăm thêm các vùng lân cận.