my favourites

ome of my favourite food and drink, photos casually taken everywhere, I don’t really remember when and where did I take them (I hate ‘check-in’ and all those map & GPS stuffs). My taste is quite narrow and conservative, I think, some are of Chinese origin, some of Northern Vietnam tastes, some Italian, some French, some sea food, but most are traditional stuffs native to my hometown, naturally!

đà lạt – nha trang – 2013

y (lunar) new year vacation to Đà Lạt & Nha Trang cities with hundreds of photos shot. This is my first attempt to capture the remaining Frech architecture in Đà Lạt: houses, villas, churches, as well as the old railway station of Đà Lạt… Also lots of photos were taken “on each and every kilometres” around Nha Trang: the old “wall city” in Diên Khánh, pagodas and churches in Nha Trang & Diên Khánh provinces. Ponagar tower, Nha Trang oceanographic museum, VinPearl and its aquarium, Hòn Bà height (1578m) where the old house of doctor Alexandre Yersin is still preserved… and many other sightseeings. It’s so good after a long working time, I’m on the road again, the weather is good, the sun is bright above the blue skye these days, and life always has a lot to see and learn!










paradise cave

eserting this blog for quite a long time, now I’m back with some updates: my last trip to Huế, Quảng Trị, Quảng Bình provinces, visiting some sightseeings: the Huế citadel, the 17th parallel DMZ, the Phong Nha – Kẻ Bàng national park… most of which I’d been to before, the only new thing is: Paradise Cave (Vietnamese: động Thiên Đường), a spectaculous cave of 31 kilometre length, of which only the first kilometre is opened to tourists. The interior is nicely arranged with white – light sources (good for viewing and photographing, it helps revealing the true colors of the stalactites and stalagmites). A hard – wood stairway would guide your footsteps through a path of 1.7 kilometre length, a few hundreds meters down, and rest areas along the way to stop and adore the splendid scenes. I was just simply breathless and wordless once got inside the cave, “Paradise” could easily be among the largest and most beautiful caves of the world, take a look at my pictures, it has the beauty and reminiscent of an imperial palace!










đà lạt – 2011

ật vạ chập chờn ngủ trong lúc xe âm thầm leo dốc, mỗi lúc tai cảm thấy ù ù là biết đã lên thêm một cao độ đáng kể nữa… Mở mắt trông ra những con phố, những trảng rừng lẩn khuất trong sương, qua hết một quãng mù lại hiện ra bầu trời đêm trong veo với hàng ngàn đốm sao lung linh, cứ như thế lặp lại nhiều lần. Nhìn thời khí đoán biết những ngày đến, trời sẽ trong, mát và ít mưa… tiết trời lý tưởng cho một chuyến đi. Nhà xe mở một đĩa nhạc không lời, âm lượng nhỏ thật nhỏ, chập chờn trong giấc ngủ vẫn mỉm cười vì sự tình cờ thú vị, lại được nghe cái giai điệu thượng du miền ngược đầy mê hoặc của Nhạc sầu tương tư giữa chốn này.

Suy nghĩ bổng dưng không còn dùng tiếng Việt, nào là lý trí và logic trong nghệ thuật, nào là đức tin và lý tính thuần túy (Immanuel Kant), nào là duy danh và duy thực (norminalism & realism), nào là tiên nghiệm và hậu nghiệm (a priori & a posteriori)… Những vấn đề từ lâu chẳng còn mấy quan tâm, cũng đã bước qua những “khung cửa hẹp” ấy một đôi lần. Sao còn có người băn khoăn và gợi lên những câu hỏi đó nhỉ, lại thêm một cái mỉm cười trong giấc ngủ. Dù sao thì còn có người quan tâm những điều như thế cũng tốt, những người dám bắt đầu bước đi trên con đường của riêng mình. Tâm trí cứ phiêu du miền metaphysics cho đến khi trời ửng sáng.

Qua hết đèo Prenn là vào thành phố, bước xuống xe vẫn còn chưa thấm hơi giá lạnh, nhưng khi chiếc phone cần đến 2, 3 cái touch để bắt đầu hoạt động đúng thì biết ngay là thời khí đã thay đổi, vội khoác lên người thêm chiếc áo gió. Đây rồi cái không gian để sống cho riêng mình, tạm bỏ lại sau lưng một nơi mà người người sống vì những giá trị của kẻ khác, vì những hình bóng trong mắt người khác, chẳng mấy ai có ý thức và khả năng theo đuổi những giá trị cá nhân tự thân. Nơi ấy người ta vẫn tiếp tục tự huyễn hoặc mình và huyễn hoặc nhau bằng những chuyện giả dối tầm phào… Biết bao nhiêu lần một nụ cười khinh thị thoáng hiện trên môi.

Những góc phố cũ kỹ đầy rêu và hoa, ly cafe bốc khói, những câu chuyện luôn dở dang với một vài người bạn cũ. Những bài nhạc Pháp dễ thương ở quán Tùng, ly da – ua đậm mùi “sữa”, một loại “sữa” còn sót lại từ thời bao cấp chỉ toàn có mùi đường và bột. Tối tối lại ghé qua Cung Tơ Chiều cùng hát với chị chủ quán 2, 3 bài. Giọng hát ấy trầm đục, không liêu trai mà luyến láy đầy cảm xúc. Chưa khi nào tôi hát Thuyền viễn xứ say sưa đến thế. Thật tội nghiệp, chỉ có hai người biết với nhau tại sao “Những đồi hoa sim” (Dũng Chinh) và “Áo anh sứt chỉ đường tà” (Phạm Duy) chẳng thể đi chung đường, tại sao vẫn phải nhìn thính giả bằng ánh mắt nửa buồn nửa vui lẫn lộn…

Nhưng “thu hoạch” lớn nhất của chuyến đi này là hai chiếc đĩa than ghi âm tiếng hát Thái Thanh và hợp ca Thăng Long (xem 4 bức hình chụp bên đây), trong đó có đủ 3 bản: Tiếng sông Hồng, Tiếng sông Hương và Tiếng sông Cửu Long của trường ca Hội Trùng Dương. Những thu âm rất lạ: hòa âm và hát bè không giống bất kỳ thu âm Hội Trùng Dương nào tôi đã từng nghe trước đây! Cầm trên tay hai chiếc đĩa microsillon mà không dấu được sự xúc động, đây là bản gốc của những nhạc phẩm: từng làm rung cảm cả một dân tộc, thấm sâu vào lòng đất nước và tạo thành danh, đây là âm thanh nguyên thủy của tiếng hát trên trời: Thái Thanh!




bạch mã – 1

Mô hình 3D Google Earth của khu vực Hải Vân – Bạch Mã: từ Đà Nẵng, đi theo lộ 1 – đường đỏ nét liền – đến quá Lăng Cô thì bắt đầu đi bộ lên đỉnh – đường đỏ nét đứt. Click vào ảnh để xem chi tiết.

Đầm Cầu Hai và cửa biển Tư Hiền xa xa, nhìn từ lưng chừng Bạch Mã


âu lắm rồi, năm 199x (không nhớ rõ), một nhóm bạn cũ ít gặp, những kỷ niệm lúc nhỏ trở về, một nhu cầu “reconnect & retreat” chợt xuất hiện… thế là một chuyến đi chơi không hẹn lại nên. Ngày 23 tháng chạp âm lịch, nhóm 5 người chúng tôi tổ chức một chuyến dã ngoại lên đỉnh Bạch Mã. Đây gần như là khu bảo tồn thật sự nguyên sinh duy nhất còn lại trên cả VN, và cái quyết định thất thường đi Bạch Mã vào một ngày giáp Tết đã cho phép chiêm ngưỡng nơi này vào mùa đẹp nhất trong năm. Tuy vậy đẹp nhất cũng đồng nghĩa là khó chịu nhất, cái lạnh và ẩm ướt gần như làm kiệt sức mọi thành viên.

Nếu xét riêng từng mặt thì đây không phải là một vùng quá ư đặc biệt, nhưng tính tổng hòa hệ sinh thái: núi, rừng, biển, đầm nước lợ ven biển, và sự đa dạng sinh học kỳ lạ thì nơi đây thật là một cảnh quang diễm lệ có một không hai. Tuy có đường nhựa cho xe chạy nhưng cả nhóm quyết định cuốc bộ, đi theo đường chính, thỉnh thoảng cắt rừng để thăm thú đó đây. Ngày đầu tiên nắng chang chang, lên cao thời tiết mát được thêm chút ít, và thảm thực vật cũng dần thay đổi theo. Đêm đầu tiên cả nhóm hạ trại trên đỉnh thác Đổ Quyên, một ngọn thác hùng vĩ cao hơn 400m, nước tuôn đổ xuống xuyên qua sương mù.

Từ một sườn núi nhìn về thác, có chiếc cầu nhỏ nối hai bờ, uốn hình vòng cung ôm ngọn thác vào giữa. Nhìn dòng nước này không thể không nghĩ đến Lý Bạch: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên, Dao khan bộc bố quải tiền xuyên… Gọi là thác Đổ Quyên vì có loài hoa đổ quyên mọc đỏ đầy ven bờ, một loài hoa mang nét đẹp quý phái. Rồi những ngọn tùng xuất hiện, hàng trăm năm qua, chỉ có thời gian khắc tạc nên nhiều hình thù cổ quái, nhiều cây mọc bên bờ vực, vươn mình như muốn lao vào khoảng không mù mịt. Cảnh tượng thiên nhiên hoang sơ quả thật quyến rũ lòng người.

Phần lớn những bức ảnh chụp trong chuyến đi bị mất khi lội qua suối Đổ Quyên: chiếc máy ảnh buộc không chặt trôi theo dòng nước, máy thì vẫn lấy lại được, nhưng những khung hình đẹp nhất đã không còn nữa. Những hình ảnh chung chung như thế này không đủ để lột tả vẻ đẹp của rừng nguyên sinh Bạch Mã… những ngọn tùng, những khu rừng trúc mù mịt trong màn sương khói phủ. Về sau xem những trường đoạn trong phim Ngọa hổ tàng long, tôi tự nhủ những hình ảnh trong phim cũng không khác Bạch Mã là mấy, ấy vậy mà chưa có ai bỏ công khai thác kỳ quan Bạch Mã lên phim ảnh.

Càng lên cao, hệ động thực vật càng thay đổi. Từ 1500m trở lên, chúng tôi bắt gặp một cảnh quan ôn đới, những rừng cây khoác một màu áo đỏ hay vàng sáng rực cả không gian. Những cây dương xỉ thân gỗ cao như cây cau, những con giun đất (dài hơn 1m) bò qua lại trên nền rừng ẩm mục. Nhiều thế hệ học trò của kỹ sư lâm nghiệp Nguyễn Hữu Đính (thuộc lứa kỹ sư lâm nghiệp đầu tiên của VN do Pháp đào tạo – một người bạn của gia đình tôi) đã dày công bảo vệ vun xới nơi này, biến nó thành một công viên quốc gia thật sự, nơi nhiều loài thảo mộc, động vật quý hiếm có được không gian sống, được giới thiệu cho chúng ta biết đến. Những năm gần đây nghe nói loài hổ Đông Dương tưởng chừng đã tuyệt chủng đã bắt đầu xuất hiện trở lại ở vùng rừng Bạch Mã.

Đến cuối ngày thứ 2, tình hình thời tiết và sức khỏe đã không cho phép phần lớn thành viên của nhóm có thể xem đây là một chuyến du ngoạn được nữa. Chỉ có tôi là vẫn vừa đi vừa xuýt xoa trước cảnh tượng dọc đường. Trời chuyển bão cấp 9, nhiệt độ tụt xuống 8°C, sương mù dày đặc đến nỗi khó có thể thấy gì trước mặt quá 2, 3m. Mãi cho đến khi “đám tàn quân” đâm sầm vào một khối đen kịt lù lù bất chợt hiện ra trong sương mù thì mới phát hiện ra đó là tòa biệt thự cũ gần đỉnh núi (ảnh bên dưới). Chúng tôi nghĩ lại đêm thứ hai ở đây, đến mờ sáng hôm sau chỉ có tôi và một người nữa leo nốt 300m còn lại để đứng được trên nóc nhà Bạch Mã.

Cái câu nói không có hạnh phúc cuối con đường, chính con đường là hạnh phúc chưa bao giờ trở nên đúng đắn như thế 😬. Đứng trên Wuthering Height mù mịt trong sương, nghe gió gào thét và nghĩ đến những cảnh tượng kỳ vĩ hoành tráng trên đường đã đi qua. Riêng trong đám bạn tôi, có lẽ một vài người tìm được “hạnh phúc cuối con đường” trong một căn phòng (bây giờ là khách sạn), chiếc chăn bông dày cả tấc và bữa cơm nóng cứu đói được các nhân viên gác rừng ở đây hào phóng “ban phát”. Những kỷ niệm về chuyến đi ấy mãi còn lưu lại trong chúng tôi, những trò chuyện tranh luận quanh suốt hành trình, những người “nhất định phải đến”, những kẻ “nhất định phải về”, những người “về cũng tốt nhưng đi tốt hơn”, lại có người “đi cũng tốt nhưng về tốt hơn” 😀.

ai lên xứ hoa đào


Một trong những bức chụp trường Cao-đẳng Sư-phạm từ bờ hồ Xuân Hương của MPK

ới post bản nhạc Ai lên xứ hoa đào hôm trước thì hôm sau đã có mặt ở đó… Cách đây vài năm, Đà Lạt – trong những gì du khách biết – không hề có hoa đào. Chỉ trong ký ức những người già, Đà Lạt mới là “xứ hoa đào”, và hoa mai anh đào cũng mới được trồng lại một hai năm gần đây trong nội thị. Với xu hướng “phục cổ”, người ta bắt đầu quan tâm đến loại hoa này và tranh cãi nhau về nguồn gốc của nó! Gọi là mai anh đào vì thực chất đó là một loại hồng mai, nhưng dáng cây lại giống đào, mận. Có nhiều ý kiến khác nhau, chính xác đây là giống cây bản địa của Đà Lạt, nhưng cũng lại có ý kiến “thấy người sang bắt quàng làm họ” bảo đây là giống anh đào Nhật-bản được đem về trồng từ trước 75.

Đà Lạt vẫn luôn đẹp trong mắt những người yêu nó. Mỗi lần lên đây, tôi thích tới café Tùng, nghe nhạc nhạc Pháp, nhìn những ông già mặc poncho ra vào trò chuyện, nhìn những cô gái đẹp ngồi buồn đốt thuốc, ngồi thật lâu để bà chủ quán rót thêm cho một ít café miễn phí… dường như giữa mình và nơi đây có một mối giao cảm nào đó. Lần này trở lại được biết đứa con của Đà Lạt, MPK – Michael-Phước-Khùng đã nhượng bộ chính mình một lần trong đời để xây nhàcưới vợ. Ông có vẻ bớt lãng đãng và gần với thực tại hơn, nhưng vẫn ngồi đó, mơ màng vuốt râu bứt tóc, rồi nằm ngủ gục tự nhiên nơi góc quán, đang mơ đến những khoảnh khắc đẹp mà đất trời đã ban tặng cho thành phố trên cao này.

một thoáng hà nội



hỉ là một thoáng: hai ngày làm việc, vài cuốc đi dạo bộ trong phố cổ, một vài vòng hồ Gươm, một hai quán café, một người bạn 5 năm không gặp. Thế mà nhớ Hà-nội như nhớ một điều gì nửa lạ nửa quen, đã gặp và chưa gặp. Cách đây nhiều năm, Hà-nội không phải là một địa danh, Hà Nội chỉ là rượu cỏ, rượu phượng hoàng, chỉ là một thứ ngôn ngữ đơn âm đến cao độ, như khi ta nói rằng trong phố cổ, những con đường luôn “ùn” mà không “tắc”.

Bây giờ Hà-nội là café Bùi Xuân Phương, là phố Thuốc Bắc, nhà cũ họa sĩ Bùi Xuân Phái, là gánh bún chả Ô Quan Chưởng, là phở cuốn, phở chiên ven hồ Trúc Bạch, là phở gánh cạnh nhà thờ Chính Tòa, là chợ Đồng Xuân, bốt Hàng Đậu, là nem rán phố Hàng Bông, là café nhạc Trịnh trong một ngách nào đấy ở Cầu Giấy… Là một người bạn 5 năm không gặp, đã 5 năm trôi qua mà “vết dấu tình sầu” vẫn còn phảng phất đâu đấy trên khuôn mặt. Là hai tâm hồn gần chai sạn khổ đau ngồi “tám” chuyện đời với nhau.

Là sự khác biệt văn hóa, từ quan niệm đến ngôn từ, ngữ âm. Là cái giật mình về một con người xa xưa: con người “sạch” nhất trong một thế giới “bẩn” và “bẩn” nhất trong một thế giới “sạch”. Là một chút chung mơ hồ của những cá tính treo lơ lửng giữa trời, giữa ngũ cung và thất cung, không có gì là quá cao cũng như không có gì là quá thấp. Hẳn không cần vài tấm hình tháp Rùa, đền Ngọc Sơn… ai đã biết Hà Nội thì chỉ cần nhìn hình bạn Thảo là sẽ nhận ra Hà-nội ngay thôi 😀

gió lạnh đầu mùa


ằng năm vào độ sau ngày tựu trường, lũ học sinh chúng tôi biết rằng những ngày vàng ươm nắng này dài chẳng bao lâu, gió lạnh cuối thu sẽ tràn về. Cái cảm giác giao mùa, cũng như sự trông ngóng nó thật đáng yêu, hầu như chúng ta ai cũng sẽ nhớ tới nhà văn Thanh Tịnh: Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc… Riêng tôi, tôi đã không yêu Ngày khai trường (Thanh Tịnh) bằng Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Đơn giản vì Gió lạnh đầu mùa chính xác là cái không gian của tuổi thơ tôi, cái không gian giản dị mà ấm áp, đẹp như những mãng màu-nguyên tranh Bùi Xuân Phái.

Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bé vẫn nắm tay ngủ kỹ. Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhìn thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi. (Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)

Cũng là cậu bé Sơn (trước khi mang cái tên bây giờ, tôi có cái tên khác là Bảo Sơn), cũng những mẫn cảm được gợi lại chính xác như trong truyện… Lớn lên một chút, tôi bắt đầu lang thang tìm hiểu về cái không gian mình đang sống: những đồi núi chập chùng, đẹp như mơ của vùng trung du Đại Lộc, những tháp Chàm vùng Bằng An, Bảo An, những vùng đất đá ong xưa nhiều ngấn lệ Mỹ Sơn, Duy Xuyên… Đi nhiều để mà cảm nhiều hơn, về những điều lẫn khuất bên dưới một không gian bấy giờ tiêu điều và nghèo đói.

Rồi tôi tìm ra chính xác rằng, cái không gian của Gió lạnh đầu mùa là ở Cẩm Phô, Hội An. Nơi gia tộc Nguyễn Tường với ba anh em nổi tiếng Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Tường Lân sinh sống. Không ít, nhưng cũng không nhiều người biết về ba anh em nhà Nguyễn Tường này: Nguyễn Tường Tam, tức nhà văn Nhất Linh, đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng; Nguyễn Tường Long tức nhà văn Hoàng Đạo (người bị Việt Minh thủ tiêu trong vụ án phố Ôn Như Hầu), Nguyễn Tường Lân tức nhà văn Thạch Lam, tác giả cuốn truyện của tôi. Ba anh em Nguyễn Tường, bên cạnh hoạt động chính trị, còn là những người thành lập nhóm Tự lực Văn đoàn lừng lẫy.

Sự nghiệp của gia tộc này thiết tưởng không cần phải nhắc đến nhiều. Ở đây, tôi chỉ muốn hồi tưởng lại cái không gian Gió lạnh đầu mùa của vùng Cẩm Phô, Hội An ngày nào. Cái không gian ấy thật lạ lùng, thô ráp như bao không gian xứ Quảng khác, vừa ẩn chứa nét tinh tế ngấm ngầm của phố cổ. Chỉ nơi ấy mới đẻ ra được những Gió lạnh đầu mùa, Nắng trong vườn và đặc biệt là những rung động xao xuyến của tình yêu thủa ban đầu Dưới bóng hoàng lan.

Ngoài vườn, trời vẫn nắng. Giàn thiên lý pha xanh một bên tà áo trắng của Nga. Những búp hoa lý non và thơm rủ liền trong giàn, lẫn vào đám lá. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó. Hai bàn chân nhỏ, lấm tấm cát, để dấu tự ngoài ao trở về… Chàng đột nhiên mỉm cười, rồi hỏi: – Cô Nga có còn hay đi nhặt hoàng lan rơi nữa không? Nga cũng cười hơi thẹn: – Vẫn nhặt đấy. Nhưng không có ai tranh nữa. Nàng nhìn Thanh, nắng như tụ lại những hình ảnh tự bao giờ, và sẽ vuốt mấy sợi tóc mai ra một bên. Thanh thấy quả tim đập nhẹ nhàng. (Dưới bóng hoàng lan – Thạch Lam)

my old Hue’s pictures

hese are the pictures I took some 10 years ago, when I was still an university freshman, wandering around and keep documents for everything, everyplace I go. Yesterday, looking back on the old films, they had degraded greatly in quality due to time and bad preservation. I scanned the films to digital form to save them and managed to scan from the printed photographs. You can have a look here and compare their quality. Feel like part of my souvernirs has been ruined with time 😢.