BXP museum


La montagne, la mer et les bateaux là, toute ma jeunesse…

have been loving BXP’s paintings for long but didn’t know that there is a private museum for his life & work right here in HCM city. Address: 357/2 Nguyễn Trọng Tuyển, Tân Bình district. It’s wonderful to come and adore the master pieces in closed – quarter. Then when I came across one of his painting, I recognized it immediately ! Yes, he painted my place! You may not remember it, in images, the charming blue mountain ridge, the white flowers that were once everywhere on the hills.

But you know, the rhythm of waves, the murmur of winds will forever remain remembered in your once childish mind. Here, the painter observed the Sơn Trà mountain from Mỹ Khê beach, he did the painting sometime between July, 08th and August, 30th, 1981 in Đà Nẵng. I attach a picture of the mountain here, for one who’d remembered, you’ll recognize the painting immediately! Things change, people changes, there’s no sail boats anymore, but shape of the mountain and my memory remains untouched with time…

My little art work (done with Photoshop), which shows a very typical ethnical facial properties!

hắn

ắn kể về tình yêu như là hắn đã đi qua cả tá mối tình, và hắn cũng tìm cách đưa ra những lời khuyên này nọ cho bạn bè hắn. Nhưng sự thực hắn chẳng có lấy nỗi một mối tình vắt vai nào. Hắn là một kẻ cô đơn trong tình cảm. Năm lên mười ba tuổi, người hắn yêu là một cô bé bước từ trong cổ tích và sách vở bước ra. Cô bé chẳng hiểu vì sao lại chọn ngay hắn mà để ý, chắc có lẽ vì cái cá tính thông minh nhưng chậm hiểu của hắn. Và mối tình của họ, nếu như có thể nói là như vậy, kéo dài nhiều năm trời, cho đến một lúc nhận ra rằng cả hai đều không còn là trẻ thơ nữa. Quá khứ bị lãng quên trong đau đớn chậm rãi để nhường chỗ cho một thứ có vẻ hứa hẹn hơn gọi là tương lai …

Người yêu thứ hai của hắn, như hắn lúc đó đã nghĩ, phải có một điều gì gần gũi. Và thế là hắn chọn ngay một người hắn nghĩ là giống mẹ hắn nhất. Một người có nụ cười của mặt trăng, có tính nhẫn nại của một người thợ thủ công cần mẫn. Người ấy luôn luôn lắng nghe, và chỉ biết lắng nghe. Những bài học công nghệ phần mềm trên giảng đường, những phương pháp đánh giá rủi ro và thích ứng với đổi thay … Nhưng tình yêu vĩnh hằng thì làm gì có đổi thay, và cả hai không nghe được những đổi thay âm thầm, những thay đổi của một mối tình bắt đầu tan vỡ.

Người yêu thứ ba của hắn, phải là một cái gì đó khác, cái gì đó nhỉ, hắn nghĩ, phải là một cái gì đó mới, không giống ai, riêng biệt. Và hắn nhầm lẫn cơ bản giữa khái niệm riêng biệt và phổ biến. Nàng bảo nàng thích màu hồng, hắn mua tặng nàng một đóa hồng. Nàng bảo nàng thích màu vàng, hắn mua tặng nàng một đóa cúc. Một hôm nàng bảo nàng thích màu xanh hắn … ra chợ mua tặng nàng một bó rau muống.

Người yêu thứ tư, vốn quá biết thói thất thường, vốn quá hiểu tính cách coi trời bằng vung của hắn, đã tìm cách dạy cho hắn khái niệm cần nhau trong cuộc đời. Và dĩ nhiên là nàng thất bại, vì hắn không tự xem mình là ếch ngồi đáy giếng, còn cuộc đời thì đúng là một cái vung chụp xuống đầu nhau bao nhiêu rắc rối và phiền toái. Và cái vai nhà giáo thật ra là một điều gì rất trái ngược với bản chất tự phát của tình yêu.

Trong cái tự phát, tình cờ của tình yêu, hắn đến với người yêu thứ năm. Một nghịch lý lại là một mẫu người sinh ra là để làm vợ, để làm mẹ, hắn đã nghĩ vậy. Và đúng thật là như vậy. Nàng nghi ngờ tất cả những thứ gọi là tình cảm, nàng có xu hướng tôn thờ trật tự và bổn phận, nàng định nghĩa hạnh phúc là được ở trong bổn phận của mình. Hắn lẽ ra đã có thể biết được những gì hắn muốn, nếu như tuổi trẻ không đến kèm với tất cả những bốc đồng, nếu như cuộc sống tù đọng không thúc giục hắn phải phá tung những định kiến ràng buộc để tìm đến những gì dể thở hơn.

Người yêu thứ sáu của hắn, câm lặng không nói gì, vì nàng đã trải qua nhiều quãng đời đau khổ đủ để hiểu hắn, và hắn cũng đã trải qua nhiều đau khổ để không muốn làm ai phải thêm khổ nữa. Hắn đã trải qua khá nhiều chuyện để đến một lúc hắn nghĩ rằng hạnh phúc của mình là mang lại hạnh phúc cho người khác. Nhưng đến khi ngỡ ngàng nhận ra là không ai làm được như vậy, hắn loay hoay tìm cách định nghĩa lại khái niệm hạnh phúc, và cả hai chọn thái độ bất cần, vô tư để tránh phải đối diện với những vấn đề muôn thuở của cá nhân và lứa đôi.

Người ta trong đời chỉ yêu có một lần, lần đầu gọi là tập yêu, những lần tiếp theo là yêu … theo quán tính, hắn phân vân tự hỏi tình yêu thực có chăng cuối chặng đường. Có những gam nhạc không thể nào làm cho đầy được, vì tự bản chất nó đã không đầy. Nhưng có những nhạc sĩ điên khùng vẫn muốn làm cho nó đầy bằng một cách nào đó, và tự bản chất con người là điên khùng như thế.

nẻo về của ý

Sitting in a sand-pit, life is a short trip,
The music for the mad man…

hung lũng xưa, hoa trắng, thông xanh tươi và gió mơn man. Thung lũng xưa, những nghịch ngợm và mộng mơ của tuổi nhỏ. Nơi lũ nhỏ chúng tôi đã chơi đùa tự do tự tại, nơi chúng tôi đã đối diện thiên nhiên và những buồn vui của lòng mình. Văn thơ, Đường thi, tất cả những màu sắc phong phú trong thế giới tuổi thơ tôi đã được thêm vào để xây dựng nên cái không gian mơ mộng ấy, cái tôi gọi một thiên đường đã mất.

Ở đấy, trong cái nóng oi bức của mùa hè, tôi đã cảm được tất cả những day dứt, bực bội, mâu thuẫn và phiền toái mà tôi đang chịu những năm tháng về sau. Ở đấy, trong cái lạnh của mùa đông, tôi tìm được cho mình những an ủi, những hoài niệm sâu kín đã giúp tôi đứng vững qua những tháng năm trần trụi này. Ở đấy, tôi đã đối diện với biển khơi để thấy được cái nhỏ nhoi của con người mình, ở đấy, trên những buồn vui, tôi đã nhận ra mỗi chúng ta là một thế giới vô cùng rộng lớn và phong phú. Đấy là nơi mà trong số bạn bè chúng tôi, dù có người chẳng còn mảy may nhớ nữa, vẫn còn nhắc đến với niềm trân trọng.

Một nơi thực có mà cũng chỉ có trong tưởng tượng. Một thiên thai, suối mơ trong lòng đứa trẻ lúc bấy giờ là tôi phải chăng là quá sớm, nhưng những tưởng rằng chúng ta chỉ thực sự hạnh phúc khi có thời gian và không gian để sống cho riêng mình, sống cho tất cả những góc cạnh nhỏ bé sâu thẳm trong tâm hồn chúng ta, để biết được rằng: đã có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần.

Nhớ lại quán nhỏ bìa rừng, nơi chúng ta đã vui cười bay hết những tháng năm tươi trẻ, và những gì của hiện tại, là gì nếu chẳng phải là chúng ta đang bỏ phí thời gian, cho đến khi thời gian phí bỏ chúng ta? Không phải chỉ sau nhiều mệt mỏi trong cuộc đời, tôi mới lại mơ tưởng về nơi ấy. Không phải chỉ những lúc chán chường với mọi điều, tôi mới nhớ lại về quãng thời gian ngày xưa. Tưởng rằng đã quên mất hẳn rồi, giấc mơ con thuyền dập dềnh trên sóng nước. Tưởng rằng đã không còn nhớ nữa, con đường se sắt gió đông, mưa và lá bay như trút, dáng em đi về phía mịt mù.

Tưởng rằng đã quên chúng ta có một thời như vậy, nhưng mãi mãi chúng ta là như vậy, mơ mộng và mong manh. Bao giờ chúng ta mới biết cách đối diện với chính mình, đối diện với cái bản ngã của quá khứ, của hiện tại và vị lai. Biết đến bao giờ chúng ta mới hiểu ra và biết yêu thương đứa trẻ nhỏ nhoi trong mỗi chúng ta, bởi vì nó mãi là tuổi thơ ngây. Chúng ta vẫn phải sống những ngày tháng của hiện tại và tương lại, và cũng phải cố học cách bỏ lại sau lưng những nỗi đau để mà đi tiếp, nhưng cái hạnh phúc xa xôi ấy lại càng xa hơn. Không ai còn nhớ cái ngày ban đầu ấy nữa!

Cái ngày ban đầu nào ấy nhỉ, các bạn sẽ hỏi tôi. Cái ngày ban đầu của vườn địa đàng đã mất, cái ngày Adam và Eva gặp nhau, cái ngày Adam và Eva đèo nhau đi trên chiếc xe đạp cũ …. Các bạn sẽ nghĩ tôi là người ngủ mơ khi nói tất cả những điều này, nhưng thực sự chúng ta là như vậy, mọi thứ có là vì nhau mà có, còn không vì nhau nữa thì nên có để làm gì. Một bức tranh hoàn tất tỉ mỉ và một bức phác họa đều khổ đau như nhau. Chúng ta những tưởng rằng chúng là những phản ánh của hiện thực xung quanh chúng ta, nhưng biết đâu đấy chỉ là hiện thực về cái tâm phản ánh này của chính mình.

Dâu bể thời gian khiến cho nơi ấy chắc không còn như xưa, nhưng nơi ấy vẫn nguyên sơ như ngày nào trên nẻo về của ý. Ngày nào tâm thức tôi còn phiêu dạt, còn hoang mang và mộng mị thì ngày đó tôi còn nuôi mơ ước trở về.

TKXuyên 2005/05/25

viết cho một cô bé không quen tên Trà My

Em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơ,
Tìm thử chân mây khói tỏa mờ.
Có bóng tình quân muôn dặm ruổi,
Ngựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ.

à Nội, một đêm tháng mười hai, ngoài trời B52 quần đảo. Ô cửa nhỏ một căn gác phố Khâm Thiên, nàng công chúa thắp một ngọn nến lung linh, đợi chờ chàng hoàng tử của cuộc đời mình đến. Nàng không mơ ngựa trắng, đã qua rồi cái tuổi đọc cổ tích, nhưng trong những giấc mơ của nàng, hình ảnh một trượng phu lừng lững vẫn còn đấy.

Trong đầu nàng không có hình ảnh anh chàng bán lạc – xoong dưới phố, không có những anh chàng trẻ trung đang ngắm thẳng trời xanh bằng SAM – 2, nàng cố vẽ ra chân dung chàng hoàng tử của cuộc đời nàng. Phải là ai đó nhỉ, phải là ai đó mà ngay từ khoảnh khắc đầu tiên gặp mặt, nàng đã biết đó là chàng hoàng tử của cuộc đời mình chăng? Cũng không hẳn vậy, có những tình cảm đến chậm hơn, nàng biết vậy, nhưng cũng phải là một ai đó chứ?

Đó phải là ai đó bước ra từ tranh Đông Hồ chăng? Mà thực thì những hình ảnh Đông Hồ, bầy lợn nái, thầy đồ cóc… chẳng đẹp chút nào. Chỉ cần nghĩ đến những hình ảnh đấy thôi cũng đã đủ làm mình khó chịu rồi. Cái ông Hoàng Cầm ấy mới lẩm cẩm làm sao, chừng này tuổi rồi còn: Nhớ mưa Thuận Thành, Long lanh mắt ướt, nhưng dù sao cũng đáng yêu phết! Cái ông Quang Dũng ở trên gác nhỏ phố Bà Triệu, còn đâu hình ảnh ông thời Tây Tiến nữa, suốt ngày chỉ cõng bà vợ nhỏ con ốm yếu đi lên đi xuống bốn tầng gác. Cô gái vườn ổi ngày xưa ông yêu cũng còn đâu nữa: Bỏ em anh đi, Đường hai mươi năm dài bao chia ly.

Mà lạ, sao cái miền trung du Sơn Tây ấy lại làm cho các ông ấy chết mê chết mệt thế không biết. Mấy lần mình lại qua, chỉ thấy ngổn ngang công sự và hầm dã chiến. Ừ, thì những người ấy già cả rồi, một thời mình cũng được dạy để biết thưởng thức, nhưng mình cũng chẳng biết điều đấy là cái gì nữa. Thơ ư, văn ư, điều gì quá đẹp mà không bao giờ với đến được. Còn cái con bé Xuân Quỳnh đáng ghét ấy, viết chính tả còn sai thì nói chuyện thơ văn gì, sao mà mọi người cứ tán dương những gì nó viết thế nhỉ? Những Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu ngày xưa đâu cả rồi, thơ họ viết ra bây giờ khác nào một kiểu tuyên truyền văn hoá mới.

Thời gian qua đi, năm tháng qua đi, người cha ra đi để lại cho nàng một đứa con gái bé bóng. Nàng nâng niu nó như báu vật của cuộc đời mình. Nàng truyền lại cho con gái nàng những chuyện cổ tích ngày xưa nàng được kể, những mẩu chuyện về xứ Kinh Bắc nàng được nghe, con gái nàng lớn lên, thiếu một người cha, và dư những hoài niệm xa xôi về một thời gian, một không gian đã mất. Người con gái lại tiếp tục nghĩ về chàng hoàng tử của cuộc đời mình, như mẹ nàng từng nghĩ.

Cái không gian xưa cũ với những gam màu cơ bản mẹ kể giờ đây chỉ còn là những mảng màu đen và trắng. Có chăng những liên hệ vô hình nào đó giữa những mảng màu đen trắng và cái không gian mà mình biết mẹ vẫn còn ít nhiều mơ mộng. Triển lãm tranh Bùi Xuân Phái tuần qua, những Hà Nội phố, những Hát Chèo trong tranh ông, những mãng màu nguyên không pha, những đường nét thô ráp, cái không gian thuần nhất và nhuần nhị ấy, cái không gian của mẹ.

Nhưng cũng chỉ là trong tranh ông và trong trí nhớ của mẹ thôi, cái thế giới ấy sao mà xa vời vợi. Con bạn mình vừa sắm cái Nokia, màn hình có những 65525 màu, và bao nhiêu những design mang tông màu công nghiệp khác, sao mà chúng phong phú và đa dạng đến vậy. Những bài giảng Mỹ Thuật Công Nghiệp mà mình đang theo học, những mixed media, những computer design. có biết bao nhiêu cách sử dụng màu và đường nét mới, nhưng dường như là chúng tuân theo một vài nguyên tắc nào đấy, ngoài ra không còn có gì hơn.

Cái thế giới đơn giản ngày xưa ấy, mà thực chất thế giới bên trong mình là thế, vẫn chỉ những mãng màu nguyên thô ráp không pha, buồn sao là buồn.

TKXuyên, giáp Tết 2004