ký ức màu nguyên

ý ức “màu nguyên” tuổi thơ: xác mai vàng hoà với xác pháo đỏ dịp Tết Âm lịch, rải rác đầy ở một nơi nào đó ven bờ sông Hoài, Hội An. Đỏ và vàng, vàng và đỏ, mai và đào, đào và mai. Hãy nhìn vào những lá cờ – – đỏ nhiều vàng ít, hay vàng nhiều đỏ ít, cũng đều là những “màu nguyên” thuần khiết không pha. Hình dưới: bảo vật quốc gia – bức tranh Vườn xuân Trung Nam Bắc – sơn mài – hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí.


down to earth

rở lại không gian một thành phố hãy còn là tỉnh lẻ, hơn 1/4 thế kỷ trở về trước, một Đà Nẵng nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu. Hàng sáng cứ khoảng 4h là nhiều người dân lại đạp xe 10, 15 km đi tắm biển, bơi lội chán chê đến hơn 6, 7h mới về, chậm rãi ăn sáng rồi thong thả đi làm. Thành phố thời bao cấp, cũng chẳng có mấy công việc, tội gì phải vội!? Thế nên dân chúng giữ được thói quen tập thể dục đúng giờ rất lành mạnh! Một vài người đi bơi, mùa hè cũng như mùa đông, biển êm cũng như khi dông bão, dù trời lạnh cóng, họ vẫn bơi đều đặn hàng chục km mỗi sáng!

Một lối sống cực kỳ “xa xỉ” so với cuộc sống ở Sài Gòn thời bây giờ: mở mắt ra là kẹt đường đầy xe, khói, bụi, chen lấn, dẫm đạp, chửi bới nhau, thời gian ăn sáng chưa chắc có, nói gì đến việc đi bơi 1, 2 tiếng mỗi sáng? Đúng là thói quen “xa xỉ”, đúng là đồ “dở hơi biết bơi”, chỉ có dân “thượng lưu” mới có điều kiện như thế! Tôi vẫn thường luôn nhớ về những tháng ngày xa xưa ấy, những gì rất cơ bản, rất sơ đẳng, tạm gọi là “down – to – earth”, sống gần mặt đất! Những thói quen có ích cho sức khoẻ thể chất và tinh thần, nó tạo ra những con người rất tough – rất cứng!

alma mater mea

Bắc hành 2017 p4

Sitting in the sandpit, life is a short trip… It’s so hard to get old without a cause. Youth’s like diamonds in the sun, and diamonds are forever…

ơn Trà, chỉ là bán đảo nho nhỏ, đường vòng quanh chưa đầy 60 km. Những năm cấp 2, bọn tôi thường rong chơi ở đây: leo núi, băng rừng, cắm trại, tắm biển… Khi đó chưa có đường nhựa như giờ, chỉ là đường mòn rộng chừng 0.5m làm năm 1979 để đưa pháo cối ra đặt ngoài đó (đề phòng Trung Quốc đổ bộ đường biển). Đến giờ, tôi lờ mờ hiểu ra rằng, đã có những người dành cả đời để bảo vệ một đám xanh nhỏ nhoi như thế, và cũng sẽ có những kẻ tìm cách phá hoại bằng mọi giá.

Tạm dịch: (từ lúc còn) ngồi trong “hố cát”, (đến giờ) cuộc đời chỉ như một chuyến rong chơi ngắn. Thật khó để già đi mà không cho ta một lý do nào. Tuổi trẻ long lanh như viên kim cương trong ánh nắng, mà kim cương là mãi mãi… Hố cát (sandpit) là cái ô chứa cát ở vườn trẻ, làm để cho trẻ nghịch phá, đào bới, chơi đùa. Dễ có mấy chục năm, hôm nay mới trở lại cái “hố cát” của tuổi thơ tôi, nguyên một vùng bán đảo Sơn Trà tuyệt đẹp, cái “hố cát” của một thời nghịch phá, vẫy vùng, mơ mộng.

chuyện cái mo cau

ã vài thập niên về trước, những làng quê miền Trung nghèo khó, cái mo cau có một công dụng ít người biết và còn nhớ đến… đó là thay giấy. Những ghi chép, khế ước trong thôn xã, hợp đồng, cam kết giữa hai đối tượng dân sự, cứ lấy mo cau mà viết và ký tên lên đó. Nhiều khi kiện cáo ra uỷ ban, cầm cái mo cau đi làm chứng cứ. Chuyện vẫn chưa xa, giờ nghe bàn cách mạng công nghiệp 4.0 cứ như… vịt nghe sấm!

nồi đồng

ý ức tuổi thơ – ai đã từng ăn cơm nấu trong những chiếc nồi đồng như thế này!? Loại nồi này chỉ được sản xuất trước năm 45, nên nếu có thì tối thiểu là từ đời ông bà để lại. Nồi được đúc bằng đồng, khá dày và nặng, dáng bầu tròn, rất khó múc cơm và cọ rửa, nhưng cũng do cấu trúc bầu tròn mà nhiệt lan toả đều cả bên trên và dưới nên rất ngon cơm.

Những cái “garde-manger” – chạn, tủ đựng đồ ăn bằng gỗ, 4 chân kê trên 4 chiếc bát nước nhỏ nhằm ngăn kiến và riện leo lên. Quá khứ và ký ức phải trôi qua, cuộc sống là phải đi lên phía trước. Nhưng đôi khi vẫn có cảm giác rằng, trong “tâm hồn” và “văn minh” Việt, chúng ta vẫn đang sống tối tăm, lạc hậu như trong một “thời đại đồ đồng” (bronze age) xa xưa…

portrait

t is me, turning exactly 32 years old, graphite on paper, drawn by a senior student of École des beaux arts de Gia Định. Nice painting, I really love it, although the character in the drawing was not in the best mood for a portrait! Just something for me to remember… “the stains of time”.

I’m sorry having to blank out the artist signature, she is a brave one, having chosen the difficult way of becoming an artist, and even among the very small minority who has chosen Vietnamese lacquer painting for her path!

See a large version here.

bánh chưng

ọi năm, đa số những đồ ăn Tết đều do trong nhà tự làm: bánh, mứt các loại, nem chả, rượu… ngày trước có những năm trong nhà tự làm đến cả chục loại bánh mứt khác nhau, hai ba loại rượu! Thật không có dịp nào để thể hiện khả năng DIY (Do It Yourself) như là dịp Tết!

Nhưng càng năm càng bớt dần, với tất cả mọi người, thời gian càng lúc càng ít lại. Thế nên Tết nhứt cũng bớt về số lượng, bớt luôn cả sự cầu kỳ, những năm gần đây thì chỉ còn làm tượng trưng vài loại. Nhưng cũng mất hẳn một ngày gói và nấu bánh chưng, bánh làm theo kiểu Huế, bé tí ti vừa đủ cho một người trong một lần ăn, kích cỡ mỗi cạnh vào khoảng 10 cm.

Ở Huế có những nhà thậm chí còn làm nhỏ hơn, chỉ khoảng 8cm. Có thể so sánh với cặp bánh chưng làm theo kích thước điển hình kiểu miền Bắc do nhà bên cạnh làm tặng (16 ~ 17 cm). Đem cặp bánh nhà làm tặng đáp lễ thì hẳn người ta sẽ ngạc nhiên phải biết! Bánh chưng làm kiểu miền Nam thậm chí còn có thể to hơn đến 20 ~ 22 cm.

flowers in my garden

lowers in my garden, we have bamboo, lotus, water lily, pansy, rose, moss rose (vn: hoa mười giờ), night-jasmine (vn: dạ lý hương), water-jasmine (vn: mai chiếu thủy), hydrangea (vn: cẩm tú cầu), lantana (vn: hoa ngũ sắc)… Photo courtesy of my sister, sillygoose82 (click on each thumbnail below to see full image). I’m seeking if they sell a cardinal bird (vn: chim hồng y) somewhere, that would add more to my “color collection”. If anyone know, please kindly inform me!

Hey, don’t just overlook things, beauties are all around you!

bạch mã – 1

Mô hình 3D Google Earth của khu vực Hải Vân – Bạch Mã: từ Đà Nẵng, đi theo lộ 1 – đường đỏ nét liền – đến quá Lăng Cô thì bắt đầu đi bộ lên đỉnh – đường đỏ nét đứt. Click vào ảnh để xem chi tiết.

Đầm Cầu Hai và cửa biển Tư Hiền xa xa, nhìn từ lưng chừng Bạch Mã


âu lắm rồi, năm 199x (không nhớ rõ), một nhóm bạn cũ ít gặp, những kỷ niệm lúc nhỏ trở về, một nhu cầu “reconnect & retreat” chợt xuất hiện… thế là một chuyến đi chơi không hẹn lại nên. Ngày 23 tháng chạp âm lịch, nhóm 5 người chúng tôi tổ chức một chuyến dã ngoại lên đỉnh Bạch Mã. Đây gần như là khu bảo tồn thật sự nguyên sinh duy nhất còn lại trên cả VN, và cái quyết định thất thường đi Bạch Mã vào một ngày giáp Tết đã cho phép chiêm ngưỡng nơi này vào mùa đẹp nhất trong năm. Tuy vậy đẹp nhất cũng đồng nghĩa là khó chịu nhất, cái lạnh và ẩm ướt gần như làm kiệt sức mọi thành viên.

Nếu xét riêng từng mặt thì đây không phải là một vùng quá ư đặc biệt, nhưng tính tổng hòa hệ sinh thái: núi, rừng, biển, đầm nước lợ ven biển, và sự đa dạng sinh học kỳ lạ thì nơi đây thật là một cảnh quang diễm lệ có một không hai. Tuy có đường nhựa cho xe chạy nhưng cả nhóm quyết định cuốc bộ, đi theo đường chính, thỉnh thoảng cắt rừng để thăm thú đó đây. Ngày đầu tiên nắng chang chang, lên cao thời tiết mát được thêm chút ít, và thảm thực vật cũng dần thay đổi theo. Đêm đầu tiên cả nhóm hạ trại trên đỉnh thác Đổ Quyên, một ngọn thác hùng vĩ cao hơn 400m, nước tuôn đổ xuống xuyên qua sương mù.

Từ một sườn núi nhìn về thác, có chiếc cầu nhỏ nối hai bờ, uốn hình vòng cung ôm ngọn thác vào giữa. Nhìn dòng nước này không thể không nghĩ đến Lý Bạch: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên, Dao khan bộc bố quải tiền xuyên… Gọi là thác Đổ Quyên vì có loài hoa đổ quyên mọc đỏ đầy ven bờ, một loài hoa mang nét đẹp quý phái. Rồi những ngọn tùng xuất hiện, hàng trăm năm qua, chỉ có thời gian khắc tạc nên nhiều hình thù cổ quái, nhiều cây mọc bên bờ vực, vươn mình như muốn lao vào khoảng không mù mịt. Cảnh tượng thiên nhiên hoang sơ quả thật quyến rũ lòng người.

Phần lớn những bức ảnh chụp trong chuyến đi bị mất khi lội qua suối Đổ Quyên: chiếc máy ảnh buộc không chặt trôi theo dòng nước, máy thì vẫn lấy lại được, nhưng những khung hình đẹp nhất đã không còn nữa. Những hình ảnh chung chung như thế này không đủ để lột tả vẻ đẹp của rừng nguyên sinh Bạch Mã… những ngọn tùng, những khu rừng trúc mù mịt trong màn sương khói phủ. Về sau xem những trường đoạn trong phim Ngọa hổ tàng long, tôi tự nhủ những hình ảnh trong phim cũng không khác Bạch Mã là mấy, ấy vậy mà chưa có ai bỏ công khai thác kỳ quan Bạch Mã lên phim ảnh.

Càng lên cao, hệ động thực vật càng thay đổi. Từ 1500m trở lên, chúng tôi bắt gặp một cảnh quan ôn đới, những rừng cây khoác một màu áo đỏ hay vàng sáng rực cả không gian. Những cây dương xỉ thân gỗ cao như cây cau, những con giun đất (dài hơn 1m) bò qua lại trên nền rừng ẩm mục. Nhiều thế hệ học trò của kỹ sư lâm nghiệp Nguyễn Hữu Đính (thuộc lứa kỹ sư lâm nghiệp đầu tiên của VN do Pháp đào tạo – một người bạn của gia đình tôi) đã dày công bảo vệ vun xới nơi này, biến nó thành một công viên quốc gia thật sự, nơi nhiều loài thảo mộc, động vật quý hiếm có được không gian sống, được giới thiệu cho chúng ta biết đến. Những năm gần đây nghe nói loài hổ Đông Dương tưởng chừng đã tuyệt chủng đã bắt đầu xuất hiện trở lại ở vùng rừng Bạch Mã.

Đến cuối ngày thứ 2, tình hình thời tiết và sức khỏe đã không cho phép phần lớn thành viên của nhóm có thể xem đây là một chuyến du ngoạn được nữa. Chỉ có tôi là vẫn vừa đi vừa xuýt xoa trước cảnh tượng dọc đường. Trời chuyển bão cấp 9, nhiệt độ tụt xuống 8°C, sương mù dày đặc đến nỗi khó có thể thấy gì trước mặt quá 2, 3m. Mãi cho đến khi “đám tàn quân” đâm sầm vào một khối đen kịt lù lù bất chợt hiện ra trong sương mù thì mới phát hiện ra đó là tòa biệt thự cũ gần đỉnh núi (ảnh bên dưới). Chúng tôi nghĩ lại đêm thứ hai ở đây, đến mờ sáng hôm sau chỉ có tôi và một người nữa leo nốt 300m còn lại để đứng được trên nóc nhà Bạch Mã.

Cái câu nói không có hạnh phúc cuối con đường, chính con đường là hạnh phúc chưa bao giờ trở nên đúng đắn như thế 😬. Đứng trên Wuthering Height mù mịt trong sương, nghe gió gào thét và nghĩ đến những cảnh tượng kỳ vĩ hoành tráng trên đường đã đi qua. Riêng trong đám bạn tôi, có lẽ một vài người tìm được “hạnh phúc cuối con đường” trong một căn phòng (bây giờ là khách sạn), chiếc chăn bông dày cả tấc và bữa cơm nóng cứu đói được các nhân viên gác rừng ở đây hào phóng “ban phát”. Những kỷ niệm về chuyến đi ấy mãi còn lưu lại trong chúng tôi, những trò chuyện tranh luận quanh suốt hành trình, những người “nhất định phải đến”, những kẻ “nhất định phải về”, những người “về cũng tốt nhưng đi tốt hơn”, lại có người “đi cũng tốt nhưng về tốt hơn” 😀.

xăm hường

Xăm hường

Tứ sắc

rò chơi ni người mô gốc Huế hay Hội An xưa thì mới biết: xăm (xâm) hường. Bi chừ không mấy ai còn nhớ và chơi trò ni nữa! Khi nhỏ, ba ngày Tết không gì vui hơn là đổ xăm hường hay gầy sòng tứ sắc (ba mẹ tôi còn nói chưa biết chơi tứ sắc thì chưa phải là người Huế 😬). Trong các trò bài bạc “truyền thống” VN, miền Trung và miền Nam thường chơi tứ sắc và bài tới, ở miền Bắc hay chơi tổ tôm (hơi giống bài tới) và tam cúc (hơi giống tứ sắc).

Riêng ở một số đô thị cũ như Huế hay Hội An, bài giấy thì có tứ sắc và bài tới, bài thẻ thì có thêm xăm hường và mạt chược. Như người ta hay nói: đi xoè tức là đi đánh tứ sắc, đi xoa tức là đi đánh mạt chược. Tiếc là khi nhỏ tôi không được dạy bài tới và mạt chược, chỉ còn biết hai món ăn chơi chụp ảnh dưới đây.

Chụp lại ảnh bộ xăm hường của nhà post lên đây để bà con biết mặt mũi trò chơi thế nào (cùng với ảnh xáo bộ bài tứ sắc). Xăm hường gồm có: một thẻ trạng anh (trạng nguyên – 32 điểm), hai trạng em (bảng nhãn & thám hoa – mỗi thẻ 16 điểm), 4 thẻ hội nguyên (8 điểm), 8 thẻ tiến sĩ (4 điểm), và các thẻ con tương đương 1 điểm (tú tài), 2 điểm (cử nhân).

1 mặt tứ trên bộ xúc xắc ăn được quân một điểm, 2 mặt tứ ăn được quân hai điểm, 3 mặt tứ ăn được thẻ hội nguyên, 4 mặt tứ ăn thẻ trạng nguyên, 5 mặt tứ thì ăn cả 3 thẻ trạng, 6 mặt tứ (lục phú hường) thì ăn được tất cả các thẻ (kể cả thẻ đã thuộc về người khác). Đây được xem là tột đỉnh may mắn! Ngoài ra còn có các luật tứ tự (4 mặt giống nhau), ngũ tử (5 mặt giống nhau), lục phú (6 mặt giống nhau), phân song (2 nhóm, mỗi nhóm có 3 mặt giống nhau), và suốt (đủ 6 mặt 1, 2 , 3, 4, 5, 6) và nhiều luật lẻ khác…

Thức thâu đêm suốt sáng, tiếng của 6 hột xí ngầu leng keng leng keng trong lòng chiếc tô sứ, những song phân, nhất hường, suốt, giật trạng… những bất ngờ, hồi hộp như tiên đoán vận may trong năm mới…