Russian Victory Day Parade 2018

hư thông lệ, ngày này hàng năm, gấu Nga lại khoe cơ bắp! Năm nay đặc biệt khoe người ít, khoe vũ khí nhiều. Quảng trường Đỏ với 2 nhà thờ Kazan và Basil nằm ở 2 đầu dường như đã trở nên quá chật hẹp để khoe những dàn vũ khí, khí tài “khủng”, một số là những loại “sử dụng các nguyên tắc vật lý mới”, “độc nhất vô nhị trên toàn cầu”. Stalin từng ra lệnh phá dỡ cả 2 nhà thờ Kazan & Basil, lấy chỗ rộng rãi để duyệt binh. Các kiến trúc sư thời đó đã cố gắng hết sức nhưng chỉ cứu được 1 trong 2, bằng cách biến Basil thành viện bảo tàng…

Cách duy nhất có thể cứu một công trình tôn giáo khỏi bị phá huỹ trong cái thời khắc nghiệt đó. Kazan mới được xây dựng lại như cũ sau này. Phần lễ, nhạc đã được rút ngắn đáng kể so với thời Sô-viết. Nhưng cũng là cái giọng đọc “basso profondo” (giọng nam siêu trầm) đó, giống y như của Yuri Levitan, phát thanh viên radio nổi tiếng thời WW2, chất giọng đầy uy lực, dể dàng khiến người ta lạnh gáy: “Vnimanie, vnimanie, govorit Moskva…” – “Chú ý, chú ý, Mát-cơ-va đang nói…”

river sailboats

ail boats in the 60s, cut from a Vietnamese documentary. Bamboo mast, sail of a simplistic design, diagonally mounted rectangular – shape canvas, possibly river – only transportation, sail and oar boats.

xa – thư

讀萬卷書
行萬里路

oàng thành Huế, điện Thái Hoà, ngay bên dưới chiếc biển đề ba chữ “Thái Hoà điện” có khắc một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: Văn hiến thiên niên quốc, Xa thư vạn lý đồ. Hồng Bàng khai tịch hậu, Nam phục nhất Đường Ngu. Tạm dịch: Đất nước ngàn năm văn hiến, Cơ đồ “xe và sách” vạn dặm, Từ sau họ Hồng Bàng dựng nước, Trời Nam lại thịnh trị như thời Đường, Ngu. Khái niệm “xa & thư” được sử dụng rất phổ biến trong văn thư chính trị cổ. Nhưng như thế nào là “xa & thư” – “xe và sách”!?

Xe (xa): dĩ nhiên ngày xưa là chiếc xe ngựa, dùng để chờ người, đồ vật, đồng thời cũng là chiếc chiến xa (chariot). Xem phim về thời cổ đại ở cả Đông lẫn Tây, cả ở La Mã lẫn Trung Quốc đều thấy một điểm chung là chiến xa phổ biến hơn chiến mã. Tại sao lại đi dùng một thứ phức tạp là xe ngựa, mà không đơn giản trực tiếp cỡi ngựa!? Có người lý luận một cách hoàn toàn sai lầm rằng văn minh nhân loại đã đi thụt lùi, từ việc sử dụng chiến xa thời cổ đại, sang dùng chiến mã thời trung đại.

Trong việc cỡi ngựa, phát minh quan trọng nhất là cái bàn đạp, đây được xem là một phát minh tuy đơn giản, nhưng làm thay đổi lịch sử nhân loại! Bộ yên cương, có thêm cái bàn đạp mới khiến kỵ sĩ có thể ngồi vững vàng trên lưng ngựa, điều khiển được ngựa một cách khéo léo, và quan trọng nhất là nhờ có cái bàn đạp mới có điểm tựa để sử dụng vũ khí: gươm, đao, thương… và nhất là có thể bắn cung một cách chính xác. Từ khi phát minh ra cái bàn đạp, nhân loại mới bỏ chiến xa mà dùng chiến mã.

Nhưng quay trở lại thời cổ đại, thì chiến xa vẫn phổ biến hơn là chiến mã, đơn giản là vì không có bàn đạp, kỵ sĩ chưa thể ngồi vững trên lưng ngựa. Thời cổ đại ở Trung Quốc, vua một nước nhỏ có thể có một ngàn cỗ xe, vua một nước lớn có thể có đến vạn cỗ xe. Chiến xa là thứ thể hiện sức mạnh và quyền lực của một vương triều. Người ta đánh giá sức mạnh của một vương quốc thông qua số chiến xa mà nước đó sở hữu, cũng giống như bây giờ chúng ta dùng các đại lượng GDP, GNP, etc… vậy.

Lại nó thêm về xe ở Trung Quốc, thời cổ đại, có hàng trăm vương quốc lớn, nhỏ, mỗi nước dùng một loại xe riêng, đóng theo những quy cách riêng: kích thước bánh xe, độ rộng trục bánh xe. Ở các cổng thành, người ta xây các trụ đá nhỏ làm vật cản, khiến cho xe của một nước có thể đi lọt qua cổng thành nước đó, mà qua nước khác lại không thể đi lọt. Việc mỗi quốc gia sử dụng “quy chuẩn” xe khác nhau thực ra là một cách phòng thủ, không cho xe đối phương đi vào nước mình quá dễ dàng.

Sách (thư): nếu như xe có hàng trăm quy chuẩn khác nhau, thì sách vở, chữ viết cũng vậy. Tuy đều là chữ tượng hình, nhưng mỗi nước lại có cách viết khác nhau, ví dụ cùng một chữ “kiếm” nhưng có đến hàng chục cách viết, tuỳ theo quốc gia, vùng miền. Đến khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc mới thống nhất tất cả các quy chuẩn: xe đóng theo cùng một kích cỡ, chữ viết theo cùng một lề thói, tất cả các đơn vị đo lường, các hình thức nghi lễ, áo mũ, âm nhạc cũng được thống nhất.

Cho nên có thể xem: Thư là kiến thức, Xa là kinh nghiệm, Thư là lý thuyết, Xa là thực hành, Thư là trừu tượng, Xa là hiện thực, Thư là tâm hồn, Xa là thể xác, Thư là tinh thần, Xa là vật chất, Thư là sức mạnh mềm, Xa là sức mạnh cứng… “Xa dữ thư – xe và sách” là hai mặt của một đồng xu, hai yếu tố chính yếu nhất để đại diện cho một nền văn minh. Chẳng phải xưa có câu: Độc vạn quyển thư, Hành vạn lý lộ – 讀萬卷書行萬里路 – Sách: đọc ngàn chương, Đường: đi vạn dặm đó sao!?

đoạn trường tân thanh

aizzaa… ngày xưa, cụ Nguyễn Du chỉ vì say mê cuốn tiểu thuyết “ngôn tình” Đoạn trường tân thanh, loại “dâm thư” có tiếng của Tàu, mà viết nên Truyện Kiều, hậu bối ngày nay xem là áng văn chương tuyệt tác. Khá khen cho biết bao nhiêu thế hệ tài tử, văn nhân, cũng vì trí lực, ngôn năng có hạn mà đành phải vin vào loại thi ca nhàm chán đó. Chữ nghĩa tuy có đôi phần tài hoa, bay bướm, nhưng ý tưởng, thần thái, tựu chung than thân trách phận, yếm thế não tình, quả thật bỏ thì thương, vương thì tội! 😀

cossacks – 1

iống như khi phái đoàn ngoại giao Grand Embassy của Sa Hoàng Peter the Great lần đầu tiên sang châu Âu, những ban nhạc cung đình châu Âu biểu diễn âm nhạc cổ điển sang trọng, lịch sự, từ tốn. Để đáp lại, dàn nhạc của Peter biểu diễn một thứ âm nhạc với huýt sáo và hò hét. “Cũng tương tự”, muốn nghe hò hét, huýt sáo trong không gian âm nhạc thính phòng, hãy xem Alexandrov Ensemble biểu diễn tại Anh năm 88, một trong những bài dân ca Slavơ nổi tiếng nhất… 😅

Cossack không phải là một dân tộc riêng biệt, mà chỉ là một sub – culture trong không gian văn hoá Slavơ chung: Nga, Ucraina, Belarus… Từ thời xa xưa, họ sống trên các thảo nguyên, lối sống trồng trọt, chăn thả, giỏi về chiến đấu trên lưng ngựa. Trong tất cả các thời đại, từ thời các Sa hoàng đến thời Sô – viết, và hiện đang thấy rất rõ trong giai đoạn nước Nga Putin hiện đại, Cossack vẫn luôn luôn là “cơ bắp” của chế độ: giữ gìn, mở rộng biên cương, trấn áp nội gian, nội loạn.

nguyễn văn minh

huyện về thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn (PXA) thì nhiều người đã biết và biết khá nhiều rồi. Nhưng có 1 câu chuyện khác, 1 nhân vật khác cũng ly kỳ không kém, theo một đường hướng hoàn toàn khác.

PXA là 1 điệp viên hạng nhất, điều đó không có gì phải bàn cãi. Sinh ra trong 1 gia đình công chức thuộc địa cao cấp, 1 địa chủ giàu có, được ăn học đàng hoàng. Tham gia CM năm 45, kết nạp Đảng năm 53 bởi chính Lê Đức Thọ, ông trùm nội chính VN, được hướng dẫn bởi bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, 1 nhân sĩ được ông Hồ hết sức yêu mến và tin tưởng, được hỗ trợ và chỉ đạo từ Mười Hương, Tư Cang… những nhân vật tình báo chuyên nghiệp (chuyên nghiệp hiểu trong ngữ cảnh VN, chứ chưa thể so với CIA hay KGB được). PXA là 1 điệp viên hạng nhất trên mọi phương diện, định hướng hoạt động tình báo chiến lược từ sớm, được tổ chức gởi đi Mỹ học, làm việc cho những thông tấn xã hàng đầu thế giới như Time và Reuter, có quan hệ với tất cả những nhân vật tinh hoa, chóp bu của giới quân sự và chính quyền miền Nam, các nhân vật tình báo hàng đầu của tất cả các bên như William Colby, Edward Lansdale, Lucien Conein, Bs. Trần Kim Tuyến…

Còn Nguyễn Văn Minh (Ba Minh – NVM) sinh ra trong một gia đình nghèo khó đông con, chỉ mới học hết lớp 5, gia cảnh khó khăn và sức khoẻ kém, đã từng muốn vào chiến khu tham gia CM nhưng không thực hiện được (cũng vì lý do sức khoẻ). Cho đến năm 54, cái gọi là “hoạt động CM” của ông chỉ dừng lại ở mức “cảm tình viên” ở cấp quận, huyện, chủ yếu là cung cấp những tin tức thuộc loại làng nhàng. Hoạt động tố Cộng, diệt Cộng của Ngô Đình Diệm những năm 55, 56 làm nhiều tổ chức, đường dây bị vỡ, NVM mất liên lạc suốt gần 10 năm. Một số lần đường dây được nối lại, nhưng rồi lại đứt. Những hoạt động của ông giai đoạn đầu chưa thể xem là tình báo, chỉ mới ở mức độ thông tin cấp thấp. Năm 55, ông học đánh máy chữ, chủ động bán nhà lấy tiền hối lộ để được vào làm nhân viên đánh máy ở Bộ tổng tham mưu chế độ cũ, hàm “thượng sĩ nhất”. Đây là bước đi đầu tiên chứng tỏ ông có một kế hoạch, một bài bản để làm tình báo chuyên nghiệp.

Trong suốt 18 năm, từ 1955 đến 1973, NVM tìm cách nối lại đường dây liên lạc với tổ chức, nhiều lần không thành công. Một số lần thành công thì cái vị trí, cấp bậc quá thấp của những người trong đường dây làm cho những tin tức của ông không được đánh giá đúng, mặc dù theo như lời NVM, ông đang “ngồi trên một núi vàng”, vì rõ ràng cái vị trí dù chỉ là nhân viên đánh máy trong Bộ tổng Tham mưu cho phép NVM tiếp cận với những thông tin thuộc loại tối mật. Không mất kiên nhẫn, trong suốt 18 năm đằng đẵng, NVM tìm cách liên hệ và chờ đợi cái ngày mà người ta đánh giá đúng những thông tin mà ông có thể cung cấp! Không biết chắc là vì những lý do gì, nhưng mãi cho đến cuối năm 1973, mạng lưới điệp báo A.3 mới chính thức được thành lập, và 1 dòng chảy thông tin trực tiếp từ Bộ tổng Tham mưu được hình thành. Người ta bắt đầu đánh giá đúng về giá trị của tình báo viên NVM, dù chỉ trong khoảng 1 năm rưỡi cuối cùng của cuộc chiến.

Nhà nghèo với 10 đứa con, lương của một “thượng sĩ nhất” không đủ nuôi chừng đó miệng ăn. Nhưng ngày nào ông cũng làm việc 15, 16 tiếng chép tay lại toàn bộ thông tin để đưa ra ngoài. NVM học thêm tiếng Anh chừng 1 năm để có thể copy được tài liệu tiếng Anh, và như ông có nói: tôi ít học, không đủ trình độ để phân tích, đánh giá thông tin, tôi chỉ làm 1 việc nhỏ nhoi, nhưng làm rất tốt! Có lần, tổ chức đưa 200 000 để ông mua chiếc xe máy để tiện cho việc đi lại, liên lạc. NVM mua chiếc xe Honda 67 hết hơn 100 000, trả phần còn lại! Sau này được hỏi về hành động đó, sao không giữ lại tiền mà nuôi 10 đứa con, ông trả lời: “tôi không bán tin, tôi cũng làm CM như các anh thôi!” Cách trả lời cho thấy ông ấy hoàn toàn ý thức về vai trò cũng như giá trị của một điệp viên hạng nhất! Chất lượng của những thông tin ông ấy cung cấp không phải bàn cãi, khi sau 75, người ta thăng anh “thượng sĩ” lên đại tá, và trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Tóm tắt về nhân vật, để thấy rằng NVM không có những gì PXA có: không sinh ra trong 1 gia đình truyền thống giàu có, không được học hành đầy đủ, thậm chí không có được sức khoẻ tốt! Không được “giác ngộ cách mạng” với những nhân vật lão thành hàng đầu như Lê Đức Thọ, Phạm Ngọc Thạch, không được hỗ trợ bởi 1 đội ngũ điệp báo hạng nhất như Mười Hương, Tư Cang, không được định hướng và đào tạo về hoạt động tình báo bài bản từ sớm như PXA. NVM khởi đầu chỉ là một “cảm tình viên” cấp quận, huyện, và hầu như không có một tiếp xúc, định hướng, huấn luyện nào về nghiệp vụ tình báo! Đôi lúc có cảm tưởng rằng, mọi đường đi nước bước là tự ông ấy tính toán lấy, từ việc vào làm ở Bộ Tổng tham mưu, cho đến việc móc nối, chờ đợi 18 năm để người ta có thể hiểu đúng giá trị của mình! Và thậm chí có cảm giác rằng, trong nhiều năm, người ta không tin tưởng NVM, có thể vì ông ấy không nằm trong diện được đào tạo, được “quy hoạch”.

Sự thực là suốt 20 năm hoạt động tình báo, NVM chưa bao giờ là Đảng viên, ông chỉ gia nhập đảng CS sau 1975, 1 bước “thủ tục” cần thiết để có thể thăng ông ấy lên đại tá và trao tặng danh hiệu Anh hùng. Nhiều sự việc nằm ngoài hiểu biết của tôi, hay có điều gì “một nửa sự thật” mà ngành tình báo đến giờ vẫn không thể nói ra!? Trong suy nghĩ của tôi, điều đó gần như là không thể, khi con 1 nhà lao động nghèo ít học, không có được bất kỳ tiếp xúc gì với các thành phần “lý tưởng”, “tinh hoa CM”, gần như không được hướng dẫn, hỗ trợ bởi một tổ chức! Gần như là đơn phương, đơn tuyến, tự mình vạch ra đường đi nước bước, tự mình liên hệ và chờ đợi để người ta hiểu đúng về giá trị của những thông tin mà mình cung cấp! Lòng yêu nước “thuần thành” hay còn điều gì khác!? PXA đã là 1 câu chuyện ly kỳ, NVM là 1 điều kỳ diệu! Dân tộc VN tồn tại được qua nhiều biến động của lịch sử vì có những điều kỳ diệu chưa thể được lý giải đầy đủ như thế!

CMT10

ài trăm năm trước, Marx đã vẽ ra một cơn “ác mộng” về cuộc sống dưới chế độ TBCN, nơi mọi thứ sản xuất ra là để mua bán, đổi chác. Năng lực sáng tạo của con người bị biến thành một thứ hàng hoá. Sản phẩm và người làm ra sản phẩm rút cuộc cũng đều là một thứ hàng hoá, và cuộc sống hàng ngày bị biến thành một vòng xoáy bất tận.

Vòng xoáy của những zombie – xác sống, vật chất trở nên nửa – sống, còn con người trở nên nửa – chết! Thị trường chứng khoán vận hành như một thế lực độc lập, tự nó quyết định nhà máy nào sẽ mở/đóng cửa, người nào sẽ đi làm/nghỉ ngơi. Tiền thì sống, người thì chết, sắt thép mềm như da, còn da mặt cứng hơn sắt thép! Một vài suy nghĩ của ông ấy vẫn còn tính thời sự!

the final count down

i cũng biết bài hát xưa như trái đất này, nhưng mấy người biết nó nói về cái gì!? “The final count down” – lệnh đếm ngược: 9, 8, 7… 3, 2, 1… Preliminary stage, Intermediate, Main, Lift – off… đọc lời bài hát sẽ rõ, ngồi trên hàng trăm tấn thuốc nổ, trong một tích tắc là đi vào lịch sử (hoặc trở về với cát bụi) 😅

We’re leaving together, but still it’s farewell. And maybe we’ll come back to earth, who can tell? I guess there is no one to blame. We’re leaving ground. Will things ever be the same again? It’s the final countdown! We’re heading for Venus and still we stand tall. Cause maybe they’ve seen us and welcome us all, yeah. With so many light years to go and things to be found. I’m sure that we’ll all miss her so. It’s the final countdown!

sputnik

gày này, cách đây 60 năm… Từ một động cơ “kép”, vừa để thể hiện sức mạnh khoa học kỹ thuật của “Moguchiy Sovetskiy Soyuz – Liên bang Xô viết hùng mạnh”, vừa phát triển công nghệ quốc phòng; đã khởi đầu cho kỷ nguyên không gian, nhờ đó mà bây giờ chúng ta có GPS, có điện thoại vệ tinh, có vệ tinh thời tiết, và vô số những thành tựu khác. Đưa được vệ tinh vào quỹ đạo cũng có nghĩa là người Nga đã có loại tên lửa đưa được đầu đạn hạt nhân đến bất kỳ nơi đâu trên toàn cầu! Nước Mỹ không còn an toàn như trước!

Nó cũng tạo ra “ấn tượng” rằng, trình độ KHKT của Liên bang Xô viết đã vượt qua phương Tây! Chiến tranh lạnh cũng có mặt tích cực của nó, KHKT được ưu tiên phát triển! Cuộc chạy đua vào không gian bắt đầu! Một năm sau, bố tôi về nhà thông báo với ông nội rằng người Mỹ vừa đặt chân lên mặt trăng! Ông nội lắc đầu hoài nghi, hoàn toàn không tin, kiên quyết phản đối. Không thể nào cái vầng trăng tuyệt mỹ, thiêng liêng như trong thơ Đường của ông lại có thể bị “xâm hại” như thế được! Chuyện ấy đơn giản là không thể, tuyệt đối không thể… 😅

usa vs ussr

hủng hoảng con tin ở Beirut, 1985. Năm 1985, một tổ chức Hồi giáo cực đoan, một nhánh nhỏ của phong trào Hezbollah tại Ly-băng bắt cóc 4 nhà ngoại giao Liên Xô tại thủ đô Beirut. Khi đội đặc nhiệm Alpha của KGB được gởi sang hai ngày sau đó thì một nhà ngoại giao đã bị khủng bố sát hại. Sứ quán Liên Xô tiến hành đàm phán bí mật, đưa ra các lời đe doạ từ nhẹ tới nặng:

+ Anh biết ko, các siêu cường không thích chờ đợi. Chúng tôi nói thả người, thì các anh phải thả! => khủng bố im lặng

+ Chúng tôi đang tập trận, tên lửa nhiều khi cũng bay nhầm, trục trặc kỹ thuật vẫn hay xảy ra! => khủng bố cũng im lặng

Ngay sau đó, nhóm Alpha bắt cóc một người cháu của kẻ chủ mưu, cắt đầu và thiến anh ta, gởi hai bộ phận đó đến trong một cái hộp. 3 nhà ngoại giao Liên Xô còn lại được thả ngay lập tức sau đó! Từ đó, trong suốt 20 năm, khắp cả vùng Trung Đông, không ai dám bắt cóc các công dân Liên Xô nữa. Mãi hơn 20 năm sau, sự kiện 5 nhà ngoại giao Nga bị bắt cóc và sát hại tại Iraq năm 2006 (trước khi có thể tiến hành đàm phán). Putin ra lệnh “loại trừ’ những kẻ khủng bố bằng mọi cách, mọi giá.

Giới bình luận phương Tây nghi ngờ khả năng thực hiện lệnh này, vì Iraq năm 2006 không còn nằm trong vòng ảnh hưởng của Nga như trước. Thế nhưng bằng cách này hay cách khác, đến năm 2010, tất cả những ai có liên quan đến vụ sát hại các nhà ngoại giao Nga đều đã chết: bị bắt và xét xử, hay bị ám sát trong những hoàn cảnh không rõ ràng khác. Những sự kiện thực tế – facts, minh chứng cho những gì có thể làm bởi các cơ quan tình báo đối ngoại, không riêng gì nước nào.

Có những luồng ý kiến khác nhau về cách hành xử như thế. Một ý kiến cho rằng: như thế quá tàn bạo, quá khát máu, đánh khủng bố bằng những biện pháp tương tự, hay còn sắt máu hơn cả khủng bố. Đa số các cơ quan tình báo Tây phương đều cho rằng, đó chỉ có thể là Liên Xô và Nga, chứ phương Tây khó có thể làm như thế. Họ (phương Tây), trên một mặt nào đó, vẫn bị những “tiêu chuẩn lương tâm, đạo đức” chi phối và không thích tay mình dính quá nhiều máu (theo nghĩa đen).

Một ý kiến ngược lại: anh giết của tôi một người, tôi giết của anh một người, dù sao vẫn “công bằng”, và để ngõ khả năng hoá giải hận thù. Phương Tây không thích tay dính máu, họ thích dùng UAV bắn tên lửa từ xa hơn. Việc giết quá nhiều người vô tội, mà không có một đối tượng gây án cụ thể “có thể nhìn thấy” nào, dẫn tới việc các tổ chức khủng bố sẵn sàng hướng đến bất kỳ ai, dùng bất kỳ biện pháp nào để báo thù, và ngày càng trở nên điên cuồng hơn trong việc lựa chọn mục tiêu của chúng.