giãn cách, 2

ấy ngày liên tục có người gõ cửa, nhưng mở cửa không thấy ai, cũng không biết là ai, nhưng lúc nào cũng để lại thứ gì đó, lúc thì mớ rau, khi thì mấy con cá, cảm giác hơi kỳ kỳ… Haiza, vô công bất thọ lộc!!! 😀 ❤️

giãn cách, 1

ồi sẽ có những cảnh dở khóc dở cười cho mà xem! Về mặt luật là rất sai, vì không thể chứng minh đi có “lý do chính đáng” hay không! Dù là người ta mặc đồ “thể dục” đó, nhưng ai cấm họ đi mua lương thực, lấy căn cứ đâu để phạt!? Không thể ra luật mà không bảo đảm được cách thi hành chính xác! Chẳng bằng quy định hẳn hoi: giãn cách xã hội 14 ngày, cho phép mỗi người ra đường luân phiên 2, 3, 4 ngày gì đó trên tổng số 14, cứ lấy ngày sinh trên CMND làm cơ sở tính toán (là phép toán modulo thôi mà)! Ra ngoài muốn làm gì cũng được, đi chợ, đi chơi, đi dạo… không cần phải suy diễn, luật không thể dựa trên những suy đoán cảm tính!

Giả sử cho phép bốn ngày ra đường một ngày, tôi sinh ngày 19, hôm nay là ngày 10, 19+10 = 29 chia 4 dư 1, nên phải ở nhà, phải đợi đến ngày 13, 19+13 = 32 chia hết cho 4, mới được đi ra ngoài, đi chợ, tranh thủ hít thở, vặn vẹo gì là quyền của tôi, cứ như thế 4 ngày một lần. Nhà nước kiểm soát con số 4 này, là 2, 3, 4, 5, 6… có thể thay đổi tần suất tuỳ theo mức độ căng thẳng của tình hình! Việc thiếu hệ thống thông tin, các phương tiện giám sát, và các hệ thống điện tử còn lâu mới hoàn thiện, thì vẫn có những cách điều phối đơn giản nhưng hiệu quả! Quan trọng là: “luật” không phải là “đạo đức”, chả phải chứng minh “chính đáng” với “không chính đáng”!

ném đá

ậy phải hiểu là “không nên giúp tp.HCM trong việc ném đá đoàn HD”, hay là “đoàn HD đang giúp tp.HCM, không nên ném đá họ”? Tiếng Việt, một thứ hổ lốn, thiếu rõ ràng, chính xác. Con người manh mún, tuỳ tiện, cảm tính, etc… như thế nào, thì sinh ra thứ ngôn ngữ y như thế đó, vậy thôi! Mặt khác, rõ ràng là biết ngôn ngữ có điểm yếu, nhưng thằng viết báo nó phải làm sao cho câu văn rõ ràng sáng suả chứ! Hay thực ra lại “khôn lõi”, cố tình lợi dụng ngôn từ để sách động dư luận!? Rất nhiều vấn nạn của xã hội là bắt đầu từ suy nghĩ, ngôn ngữ mà ra!

Cái này muốn sửa, e là phải mất nhiều thế hệ! Bác nào học nhiều ngôn ngữ, so sánh chéo cấu trúc ngữ pháp của các ngôn ngữ sẽ thấy rõ điều này! Em ủng hộ thay máu, gái VN, trai VN lấy người nước ngoài, cải thiện nòi giống! 😃 Chuyện này, đặt trong tình huống, đương nhiên vẫn có thể phân tích đúng sai được! Nhưng dưới khía cạnh phát triển con người, thì đều là 彼此彼此 – bỉ thử, bỉ thử, như nhau cả mà thôi! Ám ảnh khác biệt nhỏ nhoi, đừng cố phân biệt Bắc Nam, thực ra cũng một con người, cũng một văn hoá đó, không hề khác nhau tí nào đâu!

panem et circenses

hủ tướng nói rồi, khu cách ly phải có wifi cho người dân giải trí, lúc này mà có thêm 5, 7 vụ livestream đấu tố nữa thì hay biết mấy! “Panem et circenses, bánh mì và giác đấu” mà, người dân cần như thế! Còn em thì cần “boat and rice, gạo và thuyền” thôi, tiếc là lúc này chỉ có “gạo”! Xóm lao động nghèo chỗ em, vì dịch bệnh mà trở nên “ngoan” hẳn, nhà nhà đóng cửa, không còn ai tụ tập nhậu nhẹt, hát hò gì nữa! Nên ai đó có nói, với dân tộc như VN, nghèo đói đôi khi lại là phúc phần! Vì chỉ cần hở ra kiếm được 100 ngàn/ngày là thế nào tối đó cũng túm tụm nhậu nhẹt! Xưa được dạy ăn uống là việc trong nhà, không trưng ra cho người ngoài xem. Nhưng giờ họ có cái nhu cầu chứng minh ta đây “sang chảnh”…

Hay ít nhất là ta đây vẫn “còn sống”, còn có “tiếng nói”, thế nên ăn nhậu hát hò trở thành nét (phi) văn hoá! Dần dà trở thành thói lưu manh, xem đó như cách thể hiện sự tồn tại của mình! Càng thể hiện, càng cho thấy bên trong trống rỗng, ngô nghê và bất ổn! Giới bình dân như thế, giới “có học” cũng chả khác được là bao! Tìm cách che phủ mình với đủ thứ “triết học, lịch sử, văn hoá”, làm một đống hoả mù lên như thế, người không biết cứ tưởng là ghê gớm, người biết thì cười khẩy: đám tào lao giả bộ nhiều chữ, kỳ thực “công phu” không có, chữ nó chưa thấm được vào người! Vì chữ không thấm vào người nên đến lúc bộc lộ ra thì toàn “sh…”! Nên có một thời gian trầm lắng cũng tốt, tự quán chiếu bản thân xem sao!

tán-học

uất hiện vô số nhà Tán-học, phân tích quy luật, diễn giải số liệu! Em đi coi phim, chả buồn đọc! Chiến lược đối phó với dịch bệnh vẫn nhất quán từ đầu cho đến hiện tại: truy vết, cách ly, hy sinh kinh tế, mua thời gian để… chờ vaccine! Thế nên các bác Tán-học có nói gì cũng thế thôi!

Ở mặt tích cực, có thể thấy số ca nhiễm vẫn tăng/giảm tuyến tính, chưa có dấu hiệu bùng nổ tổ hợp! Với việc tăng năng lực xét nghiệm lên 1 triệu test/ngày thì cứ việc đắp mương, tát nước để bắt cá thôi! Tất cả những suy nghĩ về “sống chung với lũ” vẫn là “premature” ở thời điểm hiện tại!

koku

ôm trước thông báo tạm cách ly 3 ngày, phong toả cả một khu vực khá lớn! Sáng nay chính quyền chở xuống, phát đổ đồng cho mỗi đầu người 10kg gạo, ai cũng như nhau, thế là em biết không phải là 3 ngày nữa mà là 3 tuần! 10 kg này là tính cho một anh nông dân ăn tiết kiệm trong 20 ngày đây! Đi nhận gạo về mà cứ thấy ngượng ngượng, vì đồ ăn khô thì em không đến nỗi thiếu, trong khi vẫn có nhiều người xung quanh cần gạo hơn!

Trong ảnh là đồ từ chuyến đi chèo xuồng trước vẫn còn dư lại, thôi em tính rồi, vác cái cần câu ra bờ sông nữa chắc là sẽ đủ! Đến một lúc kinh tế không còn tính bằng đồng (tiền) nữa mà tính bằng koku. Một “koku” hay “thạch” – là đơn vị của Nhật Bản có nguồn gốc từ Trung Quốc (thạch, đấu, thăng, hợp, chước, tài), được định nghĩa là một lượng gạo đủ nuôi một người ăn trong một năm, hiện tại tương đương khoảng 180 lít…. 😢😢

sail away

au WW2, ở Tây Âu, Anh, Mỹ xuất hiện những trào lưu hoài cổ, archaic, những con người dong buồm ra khơi, xa lánh xã hội, tại sao lại như thế? Họ lớn lên trong dịch cúm Tây Ban Nha giết chết gần 50 triệu người, rồi sống sót, trưởng thành qua thế chiến thứ 2, giết thêm gần 80 triệu người nữa. Họ hiểu rõ bản chất mong manh của con người cũng như sự giả tạo của văn minh xã hội! Thế là họ… sail-away, chỉ có chúng ta giờ đây, đọc lịch sử nhiều đấy, nhưng vẫn chưa rút ra được bài học gì đáng kể…. 😢

đậu mùa

ên bớt xem ngôn tình, nên đọc lịch sử nhiều hơn! Việc tìm ra những dạng vaccine sơ khai đầu tiên, Trung Quốc là nước sớm nhất trên thế giới, ngay từ những năm 16xx, theo lệnh của Khang Hy đế, đã tiến hành “chủng” đậu mùa trên gần như là toàn quốc, tiến đến xoá sổ căn bệnh này! Nhưng dĩ nhiên, họ không dạy cho Việt Nam cách “chủng”, nên đậu mùa vẫn hoành hành ở VN mãi… 300 năm sau, ít nhất là đến những năm 195x!

Thuận Trị đế chết vì đậu mùa, Hiếu Trang hoàng thái hậu có nhiều lựa chọn kế vị, nhưng đã chọn Khang Hy vì ông ta là một đứa trẻ khoẻ mạnh, và quan trọng nhất là: đã từng nhiễm đậu mùa và đã qua khỏi! Lịch sử đã chứng minh đó là sự lựa chọn đúng đắn, hiếm có vị hoàng đế TQ nào giỏi giang, ham học hỏi như Khang Hy, cùng với cháu nội mình là Càn Long, đã tạo dựng nên một giai đoạn phồn thịnh rực rỡ gọi là “Khang – Càn thịnh thế”!

Nói theo ngôn từ hiện đại thì vaccination và variolation là hai khái niệm tuy có liên quan nhưng khác nhau! Ghi chép văn bản đầu tiên về các phương pháp “chủng” ở TQ xuất hiện khoảng 1499, đã được áp dụng vào thời Minh, phát triển rộng rãi thời Thanh, là phương pháp chủ động nhiễm bệnh nhẹ để sinh kháng thể! Phương pháp có tỉ lệ tử vong dưới 2%, dù vậy cũng đã là “cứu tinh” nếu so với tỷ lệ tàn khốc 20 ~ 30% nếu để dịch bệnh xảy ra!

Từ nguyên, Chủng – nghĩa là gieo, trồng, cấy (Đường thi – Giả Đảo – Tuyệt cú: Phá khước thiên gia tác nhất trì, Bất tài đào lý chủng tường vy – 破卻千家作一池,不栽桃李種薔薇。。。). Nghĩa phái sinh trong y học cổ truyền tức là lấy một mẫu bệnh phẩm nhỏ của bệnh nhân, tán nhỏ, hít vào theo đường hô hấp, hoặc rạch da, cấy vào theo đường máu, nguồn gốc của những từ như “tiêm chủng”, “chủng ngừa” ngày nay!

Như vậy có thể thấy, hơn 300 năm trước, bằng các quan sát, phương pháp thuần tuý thực nghiệm, chưa có các cơ sở khoa học hiện đại như ngày nay, TQ đã tiến hành “chủng ngừa” cho phần lớn dân số! So ra với thời hiện tại, ngay cả ở những nước văn minh phát triển, vẫn có đến khoảng 20% dân số mang tâm lý anti-vaccine… Dĩ nhiên, đánh vào những nỗi sợ hãi bản năng, tự nhiên của con người vẫn hiệu quả hơn là một sự tiếp cận lý tính!