bạt miêu trợ trưởng

ô hình thi cử như của TQ và VN đều có những mặt tốt và xấu, lợi và hại nhất định! Nhớ lúc đi thi ĐH, tôi được 9.5/10 môn Vật lý, Toán chỉ đạt 8/10 (còn cái môn dốt nhất là Hoá thì “kỳ lạ thay” lại đạt 10 điểm tròn)! Điểm số như vậy không phải vì không làm được mà mất điểm, mà là vì không có đủ thời gian! Do không đi học thêm, và hầu như không giải các “bộ đề” những năm trước, nên tôi không biết công thức nào được dùng (không cần chứng minh), định lý nào có thể được áp dụng thẳng. Vì không biết nên tôi… đi chứng minh tất cả mọi thứ lại từ đầu, từ những điều a, b, c đơn giản nhất! Ví dụ như công thức tính gia tốc trọng trường tại độ cao ‘h’ thường được phép dùng không cần chứng minh, nhưng vì không biết điều đó nên tôi đi chứng minh lại cho nó chắc ăn! Cứ như thế xin rất nhiều giấy, viết rất dài, và… không đủ thời gian để làm hết đề! Nhưng đó chính là sự lựa chọn của tôi ở cái tuổi đó: học ít thôi, nắm những cái căn bản là đủ rồi, giữ cho đầu óc cho nó được thảnh thơi, thoải mái!

ó chính là cách tôi đã dùng để đối phó với kiểu giáo dục nhồi nhét, biết hết, biết tuốt, tụng một mớ lảm nhảm không biết để làm gì, sẽ có ứng dụng gì. Học theo kiểu “biết tuốt” rất hại, vì kiến thức, thông tin của nhân loại thì càng ngày càng nhiều, mà khả năng ghi nhớ của con người thì có hạn, cái tuổi 15 ~ 18 cơ thể, tâm hồn còn chưa lớn hết mà đã phải dành quá nhiều thời gian, công sức chỉ để ghi nhớ thêm một chút, hòng đạt được điểm thi cao hơn một chút! Có thể thấy là TQ đã và đang cố gắng chuyển dần từ “biết tuốt” sang “biết kỹ”: bớt khối lượng kiến thức lại, tập trung trình bày ra dưới nhiều dạng hình phong phú để học sinh thấy hết chiều sâu vấn đề! Cái “biết kỹ” này tuy vẫn hao tổn tinh lực, vẫn có chút “nhồi nhét”, nhưng đó là những đổi thay rất đáng giá! Ví dụ đề Cao khảo dưới đây: tính số tổ-hợp hợp-âm trưởng và thứ trên cái bàn có 12 phím piano như trong hình. Câu này thực ra rất đơn giản, đọc xong chưa tới một phút là tôi đã làm đúng kết quả, đây là một câu rất hay!

Ít ra học sinh hiểu được rằng có thể dùng Toán để hiểu Nhạc lý (thực ra Nhạc lý đơn giản chính là Toán), biết như thế nào là “Trưởng” và “Thứ”, tính ứng dụng thực tế được mở rộng, biết đâu sẽ có lợi ích về sau! Nhưng để ra được những dạng đề như vậy, bắt buộc thầy cô phải… giỏi thật sự, có hiểu biết thực tế, đa ngành, chứ không tụng một mớ kiến thức chết! Không chỉ với những môn tự nhiên, nơi có tính đúng / sai rõ ràng, với các môn xã hội cũng vẫn cần phải “biết kỹ”, câu cú phải lật ngược lật xuôi cho cùng lý, không phải chỉ tụng một mớ chữ mà không hiểu được ý tứ trong đó! Học mà không cảm nhận được cái đẹp của thơ ca, không hiểu hết chiều sâu của ngôn từ thì rốt cuộc chỉ sinh ra một đám “đĩ miệng” suốt ngày lảm nhảm những cái hình thức nông cạn trên bề mặt! Thực trạng XH Việt như ngày nay một phần lớn lỗi là do học không kỹ, cái gì cũng “biết”, nhưng “biết” kiểu tào lao, từ tài liệu kỹ thuật cho đến văn bản luật pháp đều như thế, tình trạng câu chữ nhập nhằng, mơ hồ, không chính xác!

Từ “biết tuốt” lên “biết kỹ” là một tiến bộ vượt bậc, đòi hỏi sự thay đổi từ các giáo viên, điều này thực ra không hề dễ, không biết bao giờ mới làm được! Còn từ “biết kỹ” lên “biết sáng tạo” thì chuyện còn khó nữa, e là với thực trạng giáo dục như ở VN thì… chưa nên nói tới thì hơn! Chính TQ cũng đang loay hoay, nhưng họ biết rõ một điều, trước khi có khả năng “sáng tạo” thì hãy cứ học cho kỹ cái đã! Mà nói về kỹ tính, công phu thì TQ thuộc loại có hạng của thế giới, đương nhiên quốc gia rộng lớn như vậy luôn có người này người kia, xem phim của họ thì nên nhìn ra những khía cạnh công phu đó, đừng có chăm chăm vào trai xinh gái đẹp, ngôn tình, khoe nhà khoe xe… mà đám trẻ bây giờ chúng nó chỉ thấy điều chúng nó muốn thấy mà thôi! Giáo dục VN hiện tại, chính là diễn tả bằng một thành ngữ: Bạt miêu trợ trưởng – 拔苗助长 – muốn lúa nhanh lớn liền nhớm kéo gốc lên, kết quả hiển nhiên là… lúa chết! Hình bên dưới, đặt bên cạnh đứa bé sơ sinh: Cố lên, còn 6570 ngày nữa là đến Cao Khảo! 🙂

xúc cúc

ột trong những việc đầu tiên ông Tập làm khi trở thành Tổng bí thư – Chủ tịch cách đây 15 năm, đó là xúc tiến phát triển bóng đá Trung Quốc. Các doanh nghiệp TQ theo lệnh, đã đầu tư hàng chục tỷ đô vào trò chơi này, nhưng phong trào do ông Tập phát động thu được kết quả vẫn tương đối hạn chế! Ông Tập ủng hộ phát triển football – bóng đá không đơn thuần là một phong trào vận động thể thao, ý tưởng chính là hồi sinh lại bộ môn Xúc cúc – 蹴鞠 – Cuju xa xưa, từng là môn thể thao được phát triển liên tục từ thời Hán, Đường, Tống, Nguyên, gần 1500 năm, sang đến thời Minh không hiểu vì sao lại lụi tàn, lãng quên. Thoạt tiên, đây là một môn thể thao trong quân đội, chủ yếu là để rèn luyện sức khoẻ. Về sau trở thành một môn thể thao rất phổ biến trong cả dân gian lẫn tại cung đình.

Cỡ năm 1000 (thời Tống), Trung Quốc đã có giải đấu Xúc Cúc chuyên nghiệp toàn quốc, chuyên nghiệp tức là kiếm tiền, sống được bằng nghề này, tạo thành văn hoá cạnh tranh, đối đầu giống như MU (Manchester United) và MC (Manchester City) vậy! Xúc cúc được tổ chức thành các câu lạc bộ, người tham gia phải đóng phí, phí này được trả cho các “giáo luyện”, chính là các cầu thủ chuyên nghiệp để giảng dạy cho người mới bắt đầu chơi! Xúc cúc có hai phiên bản, một phiên bản có một cầu môn ở giữa sân, hình thức này chủ yếu là để phô diễn kỹ thuật cá nhân, và mới nhìn thì rất giống môn đá cầu! Và hình thức thứ hai có các khung thành ở hai đầu sân, kiểu này mang tính đối kháng giống như bóng đá hiện đại! Không phải ngẫu nhiên mà từ xa xưa, TQ nó đã văn minh như vậy! Bộ phim: Võ tăng truyền kỳ – Xúc cúc chi chiến!

kiếm vũ

hương trình âm nhạc cuối tuần… phương Tây thì chỉ xem đây là âm nhạc của Khachaturian người Armenia, nhưng nhiều người thì lại gộp nó vào không gian Xô-Viết, không gian Đế chế Nga rộng lớn, hùng mạnh xa xưa, một bản nhạc có tính “signature”, rất độc đáo của thế kỷ trước, được thấy sử dụng thường xuyên trong…

Phim hoạt hình Tom & Jerry (và nhiều phim khác) để diễn tả những lúc kịch tính, cao trào, gay cấn, trong những tranh đấu bất tận giữa mèo và chuột! 🙂 Bản nhạc: Múa kiếm – Kiếm vũ – Sabre dance! Giây thứ 50 là một nét đẹp Circassian – Circassian beauty, từ hàng trăm năm nay đã thành huyền thoại, cô ấy là người Chechen!

“ý thức”

ể chuyện “đuối nước”, mùa hè năm 19xx hồi đó, mấy cậu bé 12, 13 tuổi lang thang ra bán đảo Sơn Trà chơi, đó là cái thời còn nguyên sơ rừng núi, còn chưa có đường đi, phải vịn đá, vạch cây, băng rừng thì mới đến được những bãi cát, trạm kiểm lâm dọc theo bờ biển! Trong 6 thằng bé thì 2 đứa bơi khá, 2 đứa biết bơi, còn 2 đứa không. Nên trước khi xuống nước đã dặn kỹ rồi, tôi và ku Trung bơi tốt thì không nói, hai đứa biết bơi thì chỉ nên ra tới ngực thôi, còn hai đứa không biết bơi thì… cầm cái xô múc nước lên bờ mà tắm, cứ như thế cho lành! 😃 Ấy thế mà vẫn xảy ra chuyện. Ku An ra tới chỗ nước hơi sâu hụt chân, chới với, la hét, tôi và ku Trung đang leo lên chiếc tàu đánh cá đậu ngoài xa nhìn lại và… cười!

Cười vì nghĩ ku An đang diễn kịch, cách bờ có chút xíu, nước tới ngực mà kêu cứu cái gì!? Nhưng khi nhìn thấy ông già kiểm lâm đứng trên bờ la hét thì mới sững người ra, có khi không phải là đùa, 2 đứa liền đâm đầu xuống nước, cố hết sức quay lại cứu bạn, nhưng không thể nhanh hơn ông già kiểm lâm, ổng nhảy xuống vớt ku An lên! Mới có 12, 13 tuổi mà, ngồi khóc một lúc rồi mới hoàn hồn lại, nếu không thì giờ đất nước đã bớt đi một KTS tài năng rồi! Nên “biết bơi” là một chuyện, bơi nhiều cây số trong điều kiện thực tế nó hoàn toàn khác, cần phải có thời gian rèn luyện! Ấy thế mà giờ báo chí VN nó vẫn kiểu “đĩ miệng”: chỉ cần xây dựng “ý thức” về phòng chống đuối nước thôi, không cần cải thiện thể lực, kỹ năng bơi lội, “ý thức”… ccc!