viễn mộng

李白 – 夜泊牛渚懷古

牛渚西江夜
青天無片雲
。。。。。
明朝挂帆席
楓葉落紛紛

ách vở thường phân tích phương Đông (không giống như phương Tây): sống nội tâm, mẫn cảm, chan hoà và gần gũi với thiên nhiên. Theo như thực tế hiện nay mà thấy, hình như điều ngược lại mới là đúng! Lại dùng cổ máy thời gian, mời tác gia Lý Bạch ngược đến tương lai, trích bốn câu trong bài Dạ bạc Ngưu chử hoài cổ để bình luận cho bức hình bên dưới!

Ngưu chử Tây giang dạ,
Thanh thiên vô phiến vân…
Minh triêu quải phàm tịch,
Phong diệp lạc phân phân.
Cảnh đêm Ngưu chử Tây giang,
Trời thu trong vắt không hàng mây trôi…
Sáng dong buồm chiếu đi rồi,
Lá phong đã rụng tơi bời bến sông!

môn hệ điếu ngư thuyền

杜牧 – 旅宿

旅館無良伴
凝情自悄然
寒燈思舊事
斷雁警愁眠
遠夢歸侵曉
家書到隔年
滄江好煙月
門系釣魚船

ái tật khó bỏ, thấy gì cũng trích một câu Đường thi làm tựa đề và bình luận… Hôm nay là hai câu cuối trong một bài của Đỗ Mục, dẫn thêm bản dịch tiếng Việt cho nhiều người dễ hiểu, chứ thường rất ít khi đọc bằng tiếng Việt, Đường thi phải đọc trong nguyên bản chữ Hán mới cảm được cái hay về âm hưởng, cái cô đọng, súc tích về ngữ nghĩa của nó!

Lữ túc – Đỗ Mục
Lữ quán vô lương bạn,
Ngưng tình tự tiễu nhiên.
Hàn đăng tư cựu sự,
Đoạn nhạn cảnh sầu miên.
Viễn mộng quy xâm hiểu,
Gia thư đáo cách niên.
Thương giang hảo yên nguyệt,
Môn hệ điếu ngư thuyền.
Trọ đêm không có bạn hiền,
Tình như lắng đọng, tự nhiên thấy buồn.
Đèn mờ, chuyện cũ nhớ thương,
Nhạn kêu chẳng biết, mãi vương giấc sầu.
Mộng xa, trời sáng đã lâu,
Thư nhà mới nhận cách hầu một năm.
Sông xanh khói quyện ánh trăng,
Thuyền câu trước cửa đương nằm đợi ai?

Hình lấy từ guillemot-kayaks.

Về việc hiển thị chữ Hán trên website này: vì tập chữ phồn thể rất lớn, trong khi bộ chữ giản thể ít hơn nhiều, nên “ánh xạ” phồn thể – giản thể không phải là “song ánh”. Trong một số ít trường hợp, việc hiển thị phồn thể vẫn còn có chỗ sai sót, do phần mềm vẽ chưa thể tự tra đúng mặt chữ, mong các bạn “Hán(g) rộng, Nho thâm” thông cảm 😬.

time on water

Núi xa, nhà vắng, mưa mau,
Mênh mông cồn cát trắng phau, ngõ dừa…

very brief recall of moments on water with my boats: Hello World – 1, Hello World – 2, Hello World – 3 and Serene – 1… Maybe I should make a calendar from these 12 pictures (for the next 12 months of the year 2016) and put it on my working table 😀. Some flashbacks: 2 years, 4 boats, and lots of fascinating memories on the flows of rivers and sea!

semper idem

Nằm đây, tưởng chuyện ngàn sau,
Lung linh nến cháy hai đầu áo quan…

ột tựa đề quen quen thoáng hiện trên mặt báo, nghĩ mãi mà không nhớ ra, đành phải nhờ đến Mr. Google… Chỉ một phút, cả một trời ký ức hiện về, một tựa sách phiêu lưu viễn tưởng của Jules Verne từng thích thú thời còn bé tí: L’épave du Cynthia, tựa tiếng Anh: The waif of the Cynthia, tựa tiếng Việt: Chú bé thoát nạn đắm tàu. Thế là bỏ ra một nửa buổi tối ngồi đọc lại, từng câu chữ, từng đoạn văn lũ lượt kéo về trong trí nhớ, gần 30 năm mà tưởng đâu như mới ngày hôm qua.

Không khó cho một trí óc trưởng thành để phát hiện ra những chi tiết không logic, thiếu hợp lý và mạch lạc trong bố cục toàn bộ câu chuyện, và sau một hồi đọc lại, nhận ra truyện không hấp dẫn như những tác phẩm khác như: Đi tìm thuyền trưởng Grant, Bí mật đảo Lincoln, Hai vạn dặm dưới đáy biển, Từ trái đất đến mặt trăng, Cuộc du hành vào lòng đất etc… của cùng một tác giả. Và từ lúc nhỏ, dù rất thích các tác phẩm của Jules Verne nhưng không thực sự là đến độ mê mệt.

Truyện tôi thích nhất của Jules Vernes có lẽ là Bí mật đảo Lincoln. Từ góc độ khoa học, truyện rất hay vì nó dạy cho học sinh cấp 2, 3 những vấn đề thực tế: làm sao để chế tạo xà phòng từ chất béo (như dầu dừa), làm sao kiểm soát hàm lượng carbon khi luyện quặng sắt thành thép, những bài toán lượng giác dùng trong đo đạc, định vị, etc… (tất cả những điều nêu trên đều có trong chương trình PTTH VN), nhưng dưới các hình thức sống động thay vì chỉ lảm nhảm những kiến thức chết như trong SGK.

Những câu chuyện của ông là sự xen lẫn của hai yếu tố: phiêu lưu và viễn tưởng. Nhưng thực sự tôi không thích viễn tưởng cho lắm, một con tàu phải có những cột buồm có thể trèo lên được, biển và mồ hôi phải có vị mặn, chèo thuyền trên những quãng đường dài thực sự là rất vất vả, gian nan… Chỉ thích những phiêu lưu có thật, cảm nhận hơi thở chân thật của cuộc sống, của sóng gió tự nhiên… Nó phải có gì giống như Moby Dick, một sự lãng mạn khắc kỷ mang màu sắc Puritan – Thanh giáo.

Semper Idem: câu châm ngôn (motto) tiếng Latin của nhân vật chính Erik, của gia đình Durrieu trong truyện, với nghĩa: trước sau như một.

Vẫn là một sự đáng tiếc thường thấy khi các thuật ngữ hằng hải, địa lý trong nguyên bản được dịch không chính xác hay không đầy đủ. Hơn nữa, bản dịch tiếng Việt (hầu như chắc chắn là được dịch lần 2 qua một bản tiếng Nga) đã lược bỏ nhiều tình tiết, làm giảm tính hấp dẫn của nguyên tác.

Lẽ dễ hiểu vì lối hành văn với rất nhiều chi tiết, nhiều cách diễn đạt tinh tế, nhiều logic phức tạp đan xen vào nhau thường nằm ngoài khả năng tiêu hoá cũng như khẩu vị của đa số độc giả Việt, những người thường chỉ muốn một cốt truyện ngắn gọn đơn giản có thể lĩnh hội chóng vánh!

hải âu phi xứ

Vô tình nước chảy về đông,
Nghìn năm cánh mộng tang bồng còn bay…

uộc đời tôi cho đến lúc này, chỉ có một ước mơ nhỏ nhoi, đó là được đi về nơi… hải âu phi xứ (tên một tiểu thuyết của Quỳnh Dao – chỉ mượn cái tên chứ chưa đọc truyện nào của Quỳnh Dao bao giờ 😀). Nơi ấy, chốn hải âu ngày đêm bay lượn trên sóng nước, cuộc sống quy về trong những cặp khái niệm “tối giản” mà bạn có thể nghĩ đến, ví dụ như: wood and water, hoặc là: boat and rice, hay trong một cách diễn đạt Việt Nam dân dã hơn: gạo trắng trăng thanh.

Các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ… họ đã làm được một việc là phịa ra những điều đẹp đẽ (rất có thể là không thật) và thuyết phục được người khác (trong đó có cả tôi) về những điều đó. Nhưng thực tế thì, rất ít trong số họ thật sự sống được (hay thực sự muốn sống) trong những điều họ đã vẽ nên ấy. Tôi không tài năng và cũng chẳng suy nghĩ được nhiều như họ, nhưng điều tôi nghĩ và làm sẽ luôn luôn song hành làm một. Đến một ngày, một ngày nào đó… tôi sẽ đi, đi về nơi… hải âu phi xứ 😀.

⓵⏎ Câu thơ khắc trên bia đá bên cầu qua sông đào Bạch Yến, phía Tây kinh thành Huế.

海鷗飛處

lãng mạn

Lao xao sóng vỗ ngọn tùng,
Gian nan là nợ anh hùng phải vay!
浪漫

ãng mạn, từ nguyên: lãng () là sóng, mạn () tức tràn đầy, nghĩa gốc của lãng mạn như thế. Không phải ngồi một chỗ, đọc vài câu thơ, hát vài ý nhạc vớ vẩn mà phần lớn trường hợp, còn không tự phân biệt được đâu là loại hay, loại dở, loại tầm tầm, loại nhảm nhí rẻ tiền… (chưa bao giờ các phẩm chất cơ bản con người lại xuống cấp mạt hạng như bây giờ). Lãng mạn tức là… sóng tràn đầy, thế thôi; đâu đó ngoài kia, có một không gian thật… lãng mạn! 😀

lục bát việt nam – nhìn từ góc độ âm nhạc

hiều khi một quan điểm đứng từ phía đối nghịch, nghe thật ngỗ ngược và vô lý. Nó nghe có vẻ vô lý ngay từ cách đặt vấn đề cho đến các kết luận rút ra. Nhưng đôi khi tự đặt mình vào những vị trí như thế mới có thể hiểu vấn đề từ đủ các góc độ khác nhau, để rồi có cái nhìn chính xác hơn về mọi việc. Bài viết trích dưới đây đã xuất phát từ một cái nhìn như thế, nhìn về thể thơ lục bát truyền thống Việt Nam từ góc độ tiết tấu của âm nhạc. Bài này đọc đã lâu, giờ xem lại mới thấy ý kiến của tác giả có nhiều phần chính xác.

BÀN VỀ LỤC BÁT VÀ CA KHÚC VIỆT NAM (Phạm Quang Tuấn)

Lục bát là thể văn vần căn bản trong ca dao và nhiều tác phẩm văn chương khác của Việt Nam, và thường được gọi là quốc hồn quốc túy Đoạn văn sau đây (từ VHNT) tôi cho là tiêu biểu cho lối văn tán lục bát:

Hãy thử nghĩ về dòng thơ lục bát. Dòng sông thơ mộng chảy luân lưu và phổ thông nhất của thi ca Việt Nam. Lục bát thấm vào máu, vào ca dao, vào lời ru, vào câu hò của văn học Việt Nam, và không một nhà thơ nào không ghé đến tắm thử trên dòng sông này một lần, nhiều lần, có khi ở lại, có khi bỏ đi, hoặc đi rồi trở lại nhiều lần, như cuộc hẹn với người tình trăm năm còn lưu luyến mãi…

Những lời tán tụng say mê như vậy tôi đã đọc nhiều và tôi tự hỏi tại sao lục bát lại chiếm một vai trò quan trọng trong thơ Việt Nam như vậy? Và, vì là một người yêu nhạc, tôi muốn biết lục bát có ảnh hưởng gì lên nhạc Việt Nam… Trước hết xin xem xét các dặc điểm về âm điệu của lục bát:

1.     Dùng số chẵn âm tiết (syllables). Thơ Tàu thường dùng 5 hoặc 7.

2.     Hai câu lục bát tạo thành tế bào căn bản (unit cells). Không có cấu trúc nào ở tầng trên đơn vị này, ngoài sự móc nối (interlocking) 2 vần ở câu bát.

3.     Vần luôn luôn là âm bằng, tức là chỉ có thể có một trong hai âm vần.

4.     Mỗi vần chỉ dùng ở 2 câu, thay vì 3, 5 hoặc hơn trong thơ Tàu, Tây, và do đó luôn luôn thay đổi trong một bài thơ dài.

5.     Vần chen vào trong câu để móc nối những couplets.

6.     Số kết hợp khác nhau (combinations) rất ít ỏi vì hai vần ở câu bát phải khác dấu: huyền – ngang hoặc ngang – huyền (không có ngang – ngang hay huyền – huyền). Nói nôm na thì phải hoặc là TÌNH TÍNH TANG hoặc là TANG TÍNH TÌNH:

        Trăm năm trong cõi người ta,
        Chữ tài chữ mệnh vốn TÌNH TÍNH TANG
        Trải qua một cuộc bể dâu,
        Những điều trông thấy mà TANG TÍNH TÌNH

Vần ở câu lục có thể huyền hoặc ngang, cho ta tổng cộng là 4 kết hợp.

7.     Nhịp cũng rất đều đặn, luôn luôn đi theo nhịp nhẹ – mạnh (n – M – n – M – n – M, n – M – n – M – n – M – n – M). Cuối 2 câu luôn luôn là 1 nhịp mạnh. Sự thực thì nếu cộng 2 cái nghỉ (rest) ở cuối câu lục thì nhịp lại càng cứng và đều đều buồn tẻ hơn nữa:

        ta ĐA ta ĐA ta ĐA (nghỉ nghỉ)
        ta ĐA ta ĐA ta ĐA ta ĐA

Nếu phải nghe cái nhịp đều đều này mấy ngàn lần liên tiếp trong một tác phẩm lục bát dài thì quả là 1 cực hình! …

… Trở lại lục bát, vì cách cấu trúc như vậy nên lục bát rất ít thay đổi. Vì vần luôn luôn là âm bằng nên lục bát có 1 âm điệu êm ả, ru ngủ… Cái vần bằng này được củng cố bằng tính chẵn và sự đều đều của nhịp: nhẹ mạnh, ắc ê, một hai, không có nhịp lẻ.

Vì mỗi cặp lục bát luôn luôn kết thúc ở nhịp mạnh âm bằng nên gây cho ta một cảm tưởng đã chấm dứt (finality), không thể dùng âm điệu hay nhịp để dựng lên một sự căng thẳng rồi dần dần đưa đến giải quyết. 1000 câu lục bát thì có 500 câu hỏi và 500 câu trả lời, chứ không thể có 1 câu hỏi lớn, đưa đến tranh chấp dài hơi, đưa đến 1 sự giải quyết mãnh liệt ở cuối. Về mặt âm điệu (xin nhấn mạnh tôi không muốn nói về những khía cạnh khác ngoài âm điệu), truyện Kiều là mấy ngàn mô đất nhỏ đứng cạnh nhau chứ không phải là 1 rặng núi lớn. (Tiện đây tôi cũng lấy làm lạ rằng hình như Việt Nam là nước duy nhất mà tác phẩm lớn của dân tộc lại được dùng vào việc ru ngủ, và có nhiều nhà phê bình văn học lại hãnh diện về chuyện đó)

… Một thể thơ như vậy, nếu coi là quốc hồn quốc túy thì sẽ cho ta thấy cái gì ở con người Việt Nam? Đó sẽ là 1 dân tộc không thích mạo hiểm, không thích cấu trúc lớn, mà thích an phận với những cái tầm thường, chóng giải quyết. Không thích hỏi câu hỏi lớn, xa xôi và tốn thì giờ đi tìm câu trả lời. Không thích sự căng thẳng mà thích giải quyết vội vã, chóng vánh, dễ dãi. Không thích sự đa dạng, bất đồng, bất định (uncertainies) mà thích cái gì cũng vào 1 số nhỏ khuôn mẫu nhất định. Không thích cái xáo trộn của vần trắc mà luôn luôn tìm ngay đến cái êm ả của vần bằng. Gãi tai rồi (vần bằng ở chữ 6 câu bát) vẫn chưa đủ đã ngứa, lại phải gãi thêm một cái nữa cho chắc ăn (chữ 8 câu bát). Có thật dân Việt Nam như vậy không? NẾU đã chấp nhận lục bát là quốc hồn quốc túy, thì phải chấp nhận những sự thật kể trên…

… Lục bát thường được coi là quốc hồn quốc túy của Việt Nam, nhưng theo tôi nó tượng trưng và biểu hiện những khuynh hướng bảo thủ của dân tộc. Trong khi các tác giả dân ca đã có nhiều thành công trong việc thăng hoa lục bát thành những bài hát đặc sắc, thì tân nhạc Việt Nam dường như lại thừa hưởng nguyên vẹn những đặc tính kém cỏi của lục bát… với những bài ca ngắn ngủi, cấu trúc không thay đổi (luôn luôn là thể ABA với 4 câu điệu A nhắc lại, 4 câu điệu B, rồi trở lại A), chủ đề cũ kỹ (tình yêu, thiền, chán đời, hoài hương – ở hải ngoại nhớ quê hương đã đành mà ngay ở Việt Nam cũng nhớ!) , kỹ thuật quen thuộc, tiết tấu buồn tẻ không bao giờ thay đổi, âm điệu êm tai dễ dãi (gần như không bao giờ đi ra ngoài tonality), kết thúc vội vã, trở về chủ âm chóng vánh, v.v… Tân nhạc cho tới nay phần lớn là nhạc để ru ngủ, cũng như lục bát phần lớn là thơ để ru ngủ. Với sự tiếp cận thế giới càng ngày càng mạnh mẽ, hy vọng rằng tân nhạc Việt Nam chóng thực sự trưởng thành và vượt qua những nhược điểm này.

trệ vũ chung dạ cảm tác

ạt ngọc thứ hai trong chuỗi cả ngàn những viên ngọc kiệt tác thơ văn Cao Bá Quát. Một bài thơ mang đậm tâm sự riêng tư cá nhân nhưng vẫn nồng nàn và hào sảng. Một điều rất hiếm thấy trong văn chương cổ, khi nhà thơ trực tiếp nhắc đến người vợ mình với tình yêu thương, nhớ nhung và trân trọng!

高伯適 – 滯雨終夜感作

細雨飛飛夜閉門
孤燈明滅悄無言
天邊正客閨中婦
何處相思不斷魂

Trệ vũ chung dạ cảm tác
Tế vũ phi phi dạ bế môn,
Cô đăng minh diệt tiễu vô ngôn.
Thiên biên chính khách khuê trung phụ,
Hà xứ tương tư bất đoạn hồn.

Cảm tác trong đêm mưa dầm
Cửa cài lất phất đêm mưa,
Ngọn đèn khi tỏ khi mờ lặng không.
Người biên tái, kẻ cô phòng,
Tương tư ai chẳng não lòng như ai.