tống hữu nhân

Bắc thành một dải núi xanh,
Phía đông sông bạc uốn quanh lững lờ.
Tiễn người về chốn xa mờ,
Cỏ bồng thân phận, thế cô dặm trường…

李白 – 送友人

青山橫北郭
白水遶東城
此地一為別
孤蓬萬里征
浮雲遊子意
落日故人情
揮手自茲去
蕭蕭班馬鳴

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2015, trên sông Son, Bố Trạch, Quảng Bình. Một vùng núi non, sông nước thật hữu tình, cảnh quan thật mờ ảo, diễm lệ trong màn sương mù mùa đông.

xứ cây vông

Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bằng an dưới thế cho người thiện tâm.

ình chụp trong một chuyến lang thang ở Nha Trang, mỗi khi đến đó, lại quanh quẩn vùng Diên Khánh. Diên Khánh là thủ phủ xưa của tỉnh Khánh Hoà, rất lâu từ trước khi tp. Nha Trang bây giờ được thành lập!

anh lái đò

Đồn rằng đám cưới cô to,
Nhà trai thuê chín chiếc đò đón dâu.
Nhà gái ăn chín trăm cau,
Tiền cheo, tiền cưới chừng đâu chín nghìn.
Lang thang tôi dạm bán thuyền,

Có người trả chín quan tiền, lại thôi!

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2017, làng mộc Kim Bồng, Hội An, Quảng Nam, nơi còn lưu giữ những kiến thức đóng thuyền xưa, và những mẫu ghe rất đẹp, nhưng bây giờ chủ yếu làm mộc gia dụng.

tiêu hạ khách

蕉下客

iả Thám Xuân – “cô Ba hoa hồng” của phủ Vinh quốc công – Tiêu hạ khách của Hải Đường thi xã – 30 năm trước xem phim chỉ thích mỗi một nhân vật này! Không xinh đẹp như Tiêu Tương phi tử – Lâm Đại Ngọc, không thông minh như Hành Vu quân – Tiết Bảo Thoa, nhưng tài năng, phẩm hạnh đôi đường trọn vẹn, trong Kim Lăng thập nhị thoa chính sách vẫn là người có kết cục tốt đẹp nhất, phúc trạch được viên mãn về sau!

Đường xa mưa gió một chèo
Cửa nhà, ruột thịt thôi đều bỏ qua.
Con đành lỗi với mẹ cha,
Khóc thương chỉ thiệt thân già đấy thôi.
Cùng thông số đã định rồi,

Hợp tan âu cũng duyên trời chi đây.

Phân chia hai ngả từ nay,

Dám mong giữ được ngày ngày bình yên.

Con đi xin chớ lo phiền!

uổng ngưng mi

枉凝眉

àn cổ tranh và diễn xướng, bài Uổng ngưng mi, chính là bài nhạc giáo đầu phim Hồng lâu mộng phiên bản 1987. Càng nghe càng thấy “nể và sợ” gia tài văn hoá, thi ca, âm nhạc cổ điển Trung Hoa. Mặc dù với thời gian, chiến tranh, loạn lạc… nhạc phổ các thời Tống, Nguyên trở về trước hầu như đã tiêu tán, thất truyền hoàn toàn, nhưng nhạc phổ của các triều Minh, Thanh vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay!

Một bên hoa nở vườn tiên,
Một bên ngọc đẹp không hoen ố màu.
Bảo rằng chẳng có duyên đâu,
Thì sao lại được gặp nhau kiếp này?
Bảo rằng đã sẵn duyên may,

Thì sao lại chóng đổi thay lời nguyền?
Một bên ngầm ngấm than phiền,

Một bên đeo đẳng hão huyền uổng công!

Một bên trăng rọi trên sông,

Một bên hoa nở bóng lồng trong gương.

Mắt này có mấy giọt sương,

Mà tuôn chảy suốt năm trường, được chăng?

ngũ bách niên tang điền thương hải

五百年桑田滄海

ại nói về phim Tây Du Ký. Những năm 80, xã hội TQ bắt đầu có chút cởi mở, người làm phim mượn hình ảnh Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi Ngũ Hành suốt 500 năm để khéo léo phản đối nhà cầm quyền: Ròng rã năm trăm năm, Ruộng dâu hoá bể xanh, Đá mòn rêu xanh bám, Nhưng trái tim vẫn lành. Vẫn hướng về tự do, Ngại chi ngày lửa đỏ… May mắn đây đã là những năm của “Lão Đặng” với cái lý luận “mèo đen, mèo trắng”…

Năm trăm năm, vật đổi sao dời,
Đá vô tri cũng ngậm ngùi rêu xanh.
Năm trăm năm! năm trăm năm!
Ngũ Hành Sơn nặng, giam cầm thân ta.
Bao ngày tuyết nổi, sương sa,
Cuối trời hút bóng, mắt nhoà cánh chim.
Còn đây rạo rực trái tim,
Thương về chốn cũ, mãi tìm tiêu dao.
Anh hùng ngang dọc trời cao,
Sá chi lửa đốt, sợ nào giá băng.
Vẫn nguyên chí hướng tung hoành,
Lòng tin ở lẽ công bằng vẫn nguyên.
Tiếc thay năm tháng triền miên,
Trách ta, thành kẻ than phiền, vô công.
Vì sao, vì sao? Chí tang bồng,
Thành thân cá chậu, chim lồng hỡi ai!?

côn sơn ca

阮廌 – 昆山歌

gỡ đã quên từ lâu, đứng nơi đây, nhẩm lại được toàn bộ nguyên bản Hán văn của Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi: Côn sơn hữu tuyền, Kỳ thanh lãnh lãnh nhiên, Ngô dĩ vi cầm huyền… Trích bản dịch tiếng Việt:

Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
Hết ưu lạc đến bi hoan,
Tốt tươi khô héo, tuần hoàn đổi thay.

Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh.
Sào, Do bằng có tái sinh,

Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn.

dương liễu ngạn…

Tỉnh say nơi chốn mơ màng,
Bên bờ dương liễu, trăng tàn, gió mai.
Lần đi cách biệt năm dài,
Ngày lành, cảnh đẹp, bỏ hoài từ đây…

柳永 – 雨霖鈴
楊柳岸曉風殘月

gười rành Cổ văn chỉ cần nghe một câu: Dương liễu ngạn hiểu phong tàn nguyệt là đã hiểu muốn nói điều gì, hoặc chỉ cần nghe bốn chữ: Đại giang đông khứ là đã hiểu tâm ý thế nào… Cổ văn rất rất khó, nó khó một phần cũng bởi vì cái tâm hồn đơn giản, hồn hậu, thuần phác của nó, bởi vì con người hiện đại phức tạp, xảo diệu lại khó có thể hiểu thấu! (Ảnh dưới: bờ hồ trung tâm thị trấn Sapa, 2015).

bắc hành – 2016, phần 9

Nước non này chỗ đưa nhau,
Một xa, muôn dặm biết đâu cánh bồng!
Chia phôi khác cả nỗi lòng,
Người như mây nổi, kẻ trông bóng tà.

ừ Phố Châu, Hà Tĩnh vừa qua đến địa phận tỉnh Nghệ An, muốn mở điện thoại ra xem bản đồ thì mới biết rớt mất từ lúc nào! Vào quán bên đường, nhờ điện thoại gọi vào số của mình! May có người nhặt được bắt máy, thế là lội ngược trở lại 50 km để nhận lại cái điện thoại! Thế mà người trả tôi cái điện thoại nhất quyết không nhận bất kỳ sự đền đáp nào!

Cứ mỗi lần đi qua vùng Nghệ An, Thanh Hoá là tôi lại có cảm giác… trở về nhà! Có điều gì đó tương đồng từ trong ngữ âm, giọng nói cho đến tính cách, khó có thể lý giải cho rõ ràng được, mà người ngoài nhìn vào thì chắc chắn sẽ bảo rằng chẳng có gì giống nhau cả! Đứng trên cầu Cẩm Thuỷ, nhìn ra bốn bề cảnh sắc sông xanh núi biếc hữu tình, thầm đọc câu:

Phù vân du tử ý, Lạc nhật cố nhân tình – 浮雲游子意落日故人情 (Tống hữu nhân – Lý Bạch). Dịch nghĩa: ý của kẻ lãng du thì như mây bay trên tầng không, mà tình người xưa cũ thì như vầng mặt trời sắp lặn. Cái sự cô đọng tối giản mà bao la ngữ nghĩa, mênh mông tình ý của thơ Đường nhiều khi không thể lý giải cho đủ hết ngọn nguồn được!

Tân Kỳ: km số 0 của đường Trường Sơn ngày trước, Nghĩa Đàn: những nông trường bò sữa dài ngút tầm mắt, bỏ qua thành nhà Hồ đã thăm trong chuyến đi năm ngoái, bỏ qua luôn suối cá Cẩm Lương, Cẩm Thuỷ, cũng chỉ là những đàn cá to, không có gì hấp dẫn lắm. Đường lên Mai Châu, Hoà Bình, đây đó đã thấy những y phục của người Mường, người Thái.