giãn cách, 12

Ta nhắm mắt để thời gian trên mí,
Chở thuyền hồn qua những bến bờ xa…

ồi đó, những năm cuối 9x… bắt đầu có internet, nhưng nó quá “quý giá”, hầu như chỉ dùng vào việc download tài liệu học tập, mà tài liệu ngành Computer Science thì bạt ngàn, như các lĩnh vực xử lý văn bản, xử lý hình ảnh, hàng đêm ngồi nhìn tốc độ download 3 ~ 7 Kbit/sec, cái thời vẫn còn các file PostScript, PDF vẫn còn chưa phổ biến, ấy thế mà gom góp được nhiều GB tài liệu, đêm nào cũng thức khuya chờ mạng nhanh! Cứ như thế bẵng đi vài năm, qua thiên niên kỷ mới, internet nhanh lên được một tí, bà con hứng khởi với phong trào chát, chít xuyên đêm, mình vẫn không quan tâm. Đến giờ vẫn chưa biết cái giao diện trình chat mIRC và cách xài nó như thế nào! Bạn bè tôi thì nhờ mIRC mà xuất hiện rất nhiều những mối tình xuyên Việt, kẻ Bắc người Nam, chàng và nàng chờ đến tối ra ngồi hóng nhau trên hàng net! “/me” vẫn không quan tâm, thú gì ba cái thứ mạng, miết, chát chít vớ vẩn! Nhờ chuyên tâm như thế mà học được nhiều, mới biết các GS TS VN cũng sai và lạc hậu vô kể! Có rất nhiều thứ căn bản cần phải quan tâm và học hỏi kỹ càng…

Nhiều khi tôi thấy, coder bây giờ nhiều người còn không phân biệt được “cross product” với “dot product”, tích vô hướng và tích hữu hướng! Nên không thể gọi là biết nhiều về Khoa học máy tính, nhưng cũng có chút tự hào, kỹ năng code của bản thân cũng thuộc loại có hạng! Bẵng đi vài năm nữa… rồi xuất hiện Facebook! Thực ra thì cũng chẳng quan tâm lắm đâu, cũng chỉ là một cái công cụ thôi mà! Có một thời gian dài hơn 6, 7 năm còn không dùng đến Facebook, tự đóng, tự chơi thuyền, chẳng cần phải khoe, chẳng cần ai phải biết đến! Đến tận giờ vẫn cho là Facebook chỉ là nơi để tìm hiểu kiến thức, không phải là nơi để khoe! Thế nhưng, cũng có lúc “lậm” vào với con quái vật này, mất rất nhiều thời gian với nó! Rút cuộc thì suy nghĩ của bản thân quan trọng, hay những ý kiến “đẽo cày giữa đường” quan trọng!? Con người sống bằng ánh mắt của người khác, hay sống với những tiêu chuẩn của riêng bản thân? Chính con quái vật Facebook này đẻ ra những thế hệ vong bản, cái gì cũng “biết”, cái gì cũng “đúng”… chỉ là không tự biết chính mình! Nhưng, như kinh Phật có nói: nếu như ta không vào địa ngục, thì ai sẽ vào… 😃

bell curve

hổ điểm thi có rất nhiều điểm thú vị, các vị vẫn khăng khăng bắt cứng vào cái chấp niệm: phổ điểm phải là phân bố Gaussian có đồ thị hình chuông (bell curve). Nên đồ thị điểm môn tiếng Anh có 2 đỉnh cao là điều rất bất thường! Các vị vẫn muốn nó có đúng một đỉnh, nằm lệch hẳn về bên phải kia! Ví dụ như điểm môn Giáo dục Công dân ấy, toàn 9, 10 thôi! Mọi người nhớ năm 2021 này nhé, 20 năm sau, chúng nó lớn lên thành ông nọ bà kia, điểm công dân cao như thế chứng tỏ “diễn” không hề tệ! 😃

Một đại lượng tương đối đơn giản là điểm thi mà còn không lý giải được, thì làm sao một đại lượng có hàng ngàn, vạn biến số đầu vào chi phối, như số ca CôVy có thể mô hình hoá thành công được!? Chỉ cần một anh bị vợ mắng tủi thân bỏ đi nhậu là mấy ngày sau số ca tăng vùn vụt ngay! Mà trong cái thành phố hơn 10tr dân này, xác suất để có vài nghìn anh bỏ đi nhậu như thế là hơi bị cao! Nói để thấy Vũ Hán người ta “giới nghiêm” như thế nào, SG vừa qua có “giới”, nhưng hình như chưa thực sự được “nghiêm”!

pseudo-science

ình đã nhiều lần khẳng định, đây là một kiểu pseudo-science – giả khoa học, cầm đuôi con voi rồi bảo đó là cái chổi xề! Tất cả đều dựa trên một giả định rằng, số liệu ca lây nhiễm có phân bố chuẩn – normal distribution, và đường cong có dạng hình chuông, bell – curve. Đúng là nhiều đại lượng thực tế tuân theo phân bố này, nhưng dùng số liệu cục bộ, không đầy đủ để dự đoán đường cong thì đúng là cầm đuôi voi vậy! 🙂

Dự báo kiểu như này đúng là kiểu… “bán thuốc an thần”! Nhưng người đưa ra chính sách, quyết định, chuẩn bị cho một kịch bản “dạ trường mộng đa – đêm dài lắm mộng” phía trước mà nghe theo thì chính là… “bán thóc giống”! Cũng như khai báo y tế vậy, cũng là một kiểu hứa hẹn, cam kết, chả có lợi ích gì, chúng ta cần một cái app như Trung Quốc đã làm, chìa điện thoại ra, màu đỏ thì đi về, màu xanh thì đi tiếp, đơn giản và tất định như thế!

animal farm

ã thành nông trại súc vật từ lâu rồi, cái gì cũng tổng hợp, từ thức ăn vật lý cho tới thức ăn tinh thần, nuôi như nuôi heo luôn! 🐖 🐷 🐽 Văn chương, âm nhạc… cuối cùng trở thành một kiểu tổ hợp hoán vị, thuật toán nó xào xáo lên để tạo ra “món mới” ăn hàng ngày! Suy nghĩ trở thành những luồng được dẫn dắt, đúng sai, sự thật không quan trọng, quan trọng là trending hôm nay là nói về chủ đề này, ngày mai sẽ có chủ đề khác cũng rất “hot”! Đám nhân viên chăn nuôi đi tới đi lui, tay cầm sách “Thuật tẩy não” kiểm tra tính bầy đàn của từng cá thể! Chu trình Pavlov trở nên hoàn hảo, từ phản xạ vật lý của cơ thể hay tư duy riêng biệt của não bộ, hết thảy đều được dự đoán và kiểm soát, nhằm bảo đảm tất cả nằm trong kịch bản! Không phải nói chuyện viễn tưởng đâu, chuyện đã thấy hàng ngày từ hàng chục năm qua! Khi con người mất đi “phần hồn”, phần “hướng thượng” thì rút cuộc, chỉ còn lại phản xạ vật lý, phần “hướng hạ” như bao loài động vật khác mà thôi!

Mất đi khả năng tự phản tỉnh, con người trở thành những cỗ máy, if – then – else – for – do – while, chạy theo những chương trình đã được cài đặt sẵn! Nông trại súc vật, animal farm, đã trở thành hiện thực, mọi người kết nối thường trực trong mạng xã hội, đeo một cái màn hình 360° cung cấp toàn bộ worldview – thế giới quan toàn thời gian 24/7, sắp tới kết nối sóng não để giao tiếp, điều khiển từ xa! Đa số dân số không biết tự phản tỉnh bản thân là gì, đưa cho cái gì là nghe cái đó, đã “bán linh hồn cho quỷ dữ” từ lâu rồi! Ý thức hệ chính trị chưa làm nên Animal Farm – Nông trại súc vật, mà chủ nghĩa tiêu dùng hiện đại đã tạo ra nó rồi! Vài chục năm sau nữa, cuối cùng rồi cũng sẽ có một cuộc đại cách mạng xã hội, cách mạng văn hoá mới, cưỡng bức đưa các thành phần zombie – xác sống – âm binh về nông thôn đi lao động cải tạo! Nghe có vẻ dã man, tàn bạo mà thật ra cũng chỉ có một phương cách đó mà thôi, cho vô gulag làm việc khổ sai để dứt họ ra khỏi “the Matrix”!

VN, siêu cường về bệnh tâm thần

gược dòng lịch sử 40 năm trước, một chuyện mà người nước ngoài biết được chắc cười lăn lộn. Là người Việt cũng phải cảm thấy xấu hổ, không biết chui vào đâu! Chuyện bắt đầu từ một dòng chữ Hán viết trên cái bình gốm Chu Đậu trong một bảo tàng ở Thổ Nhĩ Kỳ: Thái Hòa bát niên Nam Sách châu tượng nhân Bùi thị hý bút. Câu này ai học chữ Hán vài năm đều biết chỉ có một cách hiểu duy nhất: năm Thái Hoà thứ 8, thợ người Nam Sách họ Bùi vẽ chơi. “Hý bút” là cách dùng thông dụng, mang tính chất như ký tên: vẽ chơi, viết chơi, phóng bút, rất nhiều đồ cổ, thư hoạ có cách dùng “hý bút” này. Còn “Bùi thị” tức họ Bùi, tương tự như: Phan thị, Thiệu thị huynh đệ… Thế nhưng một ông giám đốc bảo tàng cấp tỉnh lại muốn hiểu nó là: người thợ Nam Sách tên là Bùi Thị Hý viết.

Để “chứng minh” việc bà tổ làng nghề gốm Chu Đậu, “nữ nghệ nhân Bùi Thị Hý” là có thật, ông này đã dày công nguỵ tạo rất nhiều “chứng cứ” như bia đá, gia phả, etc… nhưng ngay lập tức bị giới chuyên môn bác bỏ vì nguỵ tạo vụng về, thô thiển. Sự việc trở nên hài hước khi người ta phát hiện ra một số món đồ cũng ký tên tương tự, như “Trang thị hý bút”. Cứ theo cách hiểu đó, sẽ có nhiều nghệ nhân: Trang thị Hý, Trần thị Hý, Lê thị Hý… 😃 một làng nghề gồm toàn nữ nghệ nhân mang cái tên “Hý”! Câu chuyện không dừng ở đó, và bắt đầu nhuốm màu tiền bạc, khi người ta muốn gây dựng thương hiệu Chu Đậu. Thế là bịa ra một bà tổ nghề tên là Bùi thị Hý, có lai lịch, chồng con, bia mộ, để lại rất nhiều đồ vật như bảo kiếm, la bàn đi biển.

Hoang đường đến mức vẽ ra hình ảnh một nữ CEO ngành gốm sứ, có sự nghiệp thành công xán lạn, sở hữu hạm đội thương thuyền lớn như Maersk SeaLand bây giờ, dong buồm qua tận Thổ Nhĩ Kỳ đi giao hàng. Từ một chữ vì dốt mà hiểu sai, đến việc nguỵ tạo chứng cứ để bao biện cái sai, đến việc hoang tưởng Bùi thị Hý là bạn với con gái Trịnh Hoà (Trịnh Hoà là hoạn quan từ lúc còn nhỏ, làm gì có con), rồi thuyền Việt đi qua tận đất Thổ. Ai hiểu lịch sử hằng hải đều rõ một điều là thương thuyền VN đi xa nhất chỉ đến Sing, Thái, mà điều đó hơn 300 năm sau mới làm được. Nói để mọi người hiểu dân trí Việt Nam ở mức nào, có những người sẵn sàng ăn không nói có, bịa đặt đủ thứ chuyện, sẵn sàng làm bất cứ điều gì chỉ để chứng minh “tôi đúng”, một cái tôi cùng cực ngu dốt, quái đản và bệnh hoạn!

Haiza, nói quả không sai: VN là siêu cường về bệnh tâm thần! Vốn dĩ việc hiểu sai một vài chữ không có gì là quan trọng, Hán tự không dành cho mọi người, không biết cũng không sao, để việc cho người có chuyên môn làm. Nhưng đằng này cái “chấp ngã”, “chấp mê” quá lớn, từ một việc nhỏ, phí phạm cả đời làm chuyện gian trá, lưu manh, những người như thế, ai đã hiểu rõ thì biết rằng, chỉ có thể cách ly, đừng lại gần là hơn. Một chút lịch sử: thời gian đó, nhà Minh thực hiện chính sách bế quan toả cảng, nguồn cung hàng gốm sứ tinh xảo bị gián đoạn. Thương nhân các nước bèn quay sang các nước láng giềng như VN tìm nguồn cung mới. Gốm Chu Đậu, dù có nhiều nét đặc sắc riêng, vẫn chưa đạt đến trình độ như TQ. Đến sau, nhà Minh mở cửa trở lại, gốm Chu Đậu không cạnh tranh nổi, thế là lụi tàn!

vong bản

忘本

hường hiểu như là quên nguồn, mất gốc, xét trong tương quan giữa một con người với quê hương, nguồn cội. Nhưng “vong bản” có nghĩa rộng hơn thế, ngữ nghĩa Phật giáo, nếu một người quên mất giá trị thật bên trong, chạy theo những vọng tưởng phù phiếm, đó là “vong bản” (quên mất bản thân). Tôi khoái xài từ ngữ nghĩa rộng, những đầu óc “con vẹt” cứ nghĩ: à ta biết rồi, nó là như thế này… nhưng thực ra, hoàn toàn khác! 😀

Tiếng Hoa có một đặc tính là tính trừu tượng, tổng quát của nó rất cao, nhưng mặt khác, lại thiếu tính chi tiết, cụ thể. Thế nên Đường Tam Tạng mới phải đi Tây Thiên thỉnh kinh, sống 20 năm ở Ấn Độ, theo học 2 năm tại học viện Phật giáo danh giá Nalanda, chở về quê hơn 600 bộ kinh trên lưng 20 con ngựa, đem bộ môn Duy thức luận – Yogachara về giảng dạy tại Trung Quốc, nhưng đó là một câu chuyện hấp dẫn khác sẽ được đề cập về sau.

bích nhãn hồ

heo các kinh điển Phật giáo ghi lại thì một trong 32 tướng mạo tốt của đức Phật là ngài có mắt màu xanh (!!!) Nên biết Ấn Độ thời của đức Phật khác với Ấn Độ bây giờ, dù là xét về chủng tộc, văn hoá hay ngôn ngữ. Trước khi nhập diệt, đức Thế tôn nói rằng: Này các chư tăng, vạn vật trong thế gian thảy đều vô thường, không gì tồn tại mãi, vì vậy hãy luôn kiên trì, tinh tấn trên con đường tự mình tìm lấy giải thoát! Chuyện kể thêm về “tinh tấn”: đệ Nhị tổ của Thiền tông Trung Quốc – Huệ Khả tìm đến Sơ tổ – Bồ Đề Đạt Ma xin học đạo nhưng không được chấp nhận, ông quỳ trước sân suốt đêm, tuyết ngập đến ngang thắt lưng.

Sáng hôm sau, Bồ Đề Đạt Ma mới hỏi: ngươi bảo có quyết tâm học đạo, thế quyết tâm của ngươi đâu, cho ta xem! Huệ Khả liền rút đao chặt cánh tay trái của mình dâng lên. Sách vở TQ ghi lại rằng Bồ Đề Đạt Ma cũng có mắt màu xanh: 碧眼胡 – bích nhãn Hồ – người “Hồ” mắt xanh. Thế rồi hơn 2500 năm sau, ở một xứ cũng tạm gọi là “Phật giáo”, “tinh tấn” chẳng thấy đâu, chỉ thấy toàn “tinh tướng”, nhiều người hết “Thưa mẹ con đi” lại đến “Về nhà đi con”, cứ đi ra đi vào một vài bước con con như thế, tự tạo nên một đám bụi mù, rồi cũng học đòi, nhân danh, nào là “Vu Lan”, nào là “Giải thoát”, “Giác ngộ” .v.v. 😞

sputnik

gày này, cách đây 60 năm… Từ một động cơ “kép”, vừa để thể hiện sức mạnh khoa học kỹ thuật của “Moguchiy Sovetskiy Soyuz – Liên bang Xô viết hùng mạnh”, vừa phát triển công nghệ quốc phòng; đã khởi đầu cho kỷ nguyên không gian, nhờ đó mà bây giờ chúng ta có GPS, có điện thoại vệ tinh, có vệ tinh thời tiết, và vô số những thành tựu khác. Đưa được vệ tinh vào quỹ đạo cũng có nghĩa là người Nga đã có loại tên lửa đưa được đầu đạn hạt nhân đến bất kỳ nơi đâu trên toàn cầu! Nước Mỹ không còn an toàn như trước!

Nó cũng tạo ra “ấn tượng” rằng, trình độ KHKT của Liên bang Xô viết đã vượt qua phương Tây! Chiến tranh lạnh cũng có mặt tích cực của nó, KHKT được ưu tiên phát triển! Cuộc chạy đua vào không gian bắt đầu! Một năm sau, bố tôi về nhà thông báo với ông nội rằng người Mỹ vừa đặt chân lên mặt trăng! Ông nội lắc đầu hoài nghi, hoàn toàn không tin, kiên quyết phản đối. Không thể nào cái vầng trăng tuyệt mỹ, thiêng liêng như trong thơ Đường của ông lại có thể bị “xâm hại” như thế được! Chuyện ấy đơn giản là không thể, tuyệt đối không thể… 😅

siêu trăng

Trời đất sinh ta rượu với thơ,
Không thơ, không rượu sống bằng thừa.
Công danh hai chữ mùi men nhạt…

iết mục kể chuyện đêm khuya, nhân dịp siêu trăng – super moon: ngày xửa ngày xưa, có một thằng bé mới chừng 5 tuổi, đứng giữa sân nhà, ngước nhìn lên bầu trời mà cảm thán rằng: mẹ ơi, trăng đẹp quá! Mẹ thằng bé chạy ra, đét vào đít: rồi cũng khổ thôi con ạ, rồi cũng lại giống y như cái thằng cha mày, suốt ngày rượu, thơ, trăng… Đấy, là mình phải học cái bài học đó, không được giống như cái thằng bé đó, và nhất là thằng bố nó… Trăng thơ giữ nguyên, bỏ rượu đi, thêm con thuyền vào… 😀