delid

ang phân vân có nên làm cái việc “nguy hiểm” này không, mở nắp đậy mấy con CPU… Mỗi con CPU thường có một cái nắp đậy làm bằng đồng, nhưng vì đồng dễ bị gỉ (gỉ sét làm giảm khả năng tản nhiệt) nên cái nắp đồng này thường được mạ nickel, chính vì thế mà lại làm giảm khả năng tản nhiệt! Cái nắp đậy đồng này thường được dán vào đế qua một lớp kim loại lỏng – liquid metal (ví dụ như indium, gallium…) có khả năng tản nhiệt cực tốt! Câu hỏi đặt ra là tại sao phải dán tản nhiệt trung gian qua cái nắp, dán trực tiếp lên cái đế CPU có phải tốt hơn không!?

Câu trả lời là do có nhiều nhà sản xuất tản nhiệt khác nhau, mỗi người lại xài công nghệ, vật liệu khác nhau, nên không thể làm cái đế CPU trần được, phải làm cái nắp, rồi tản nhiệt được dán lên trên cái nắp đó! Chính vì bài toán sản xuất và phân phối nên làm giảm hiệu quả tản nhiệt. Nhiều người cho rằng việc cạy nắp CPU là nguy hiểm và không mang lại lợi ích đáng kể! Nhưng cũng có bằng chứng ngược lại, có thể giảm nhiệt độ CPU đến 10~ 15 độ C, một ví dụ là các con CPU trên máy Mac Pro đều dán trực tiếp cái tản nhiệt đồng lên trên đế CPU mà không qua nắp!

debian

âu lắm rồi mới quay trở lại với HĐH ưa thích, Debian Linux, đương nhiên không thể mượt mà, bóng bẩy như MacOS được, nhưng cũng có những điều thú vị riêng mà những HĐH khác không thể nào có được! Về lập trình, tôi vẫn rất thích Linux ở cái “performance – hiệu suất” của nó, xử lý files, gởi nhận dữ liệu qua mạng, giữa các máy với nhau nhanh như chớp, xử lý tiến trình, tiểu trình cho các hệ thống client / server rất hiệu quả! Ngoài ra thì thích phá gì thì phá, tha hồ thay đổi tùy thích. Đầu tiên là build gói CoreCtrl từ source (do Debian vẫn chưa hỗ trợ gói này trong repo chính thức). Open-source vẫn có những cái rắc rối, phiền phức riêng của nó, mà phổ biến là code thường lỗi, không build được, phải sửa một hồi rồi make, make install, etc…

Chạy CoreCtrl kiểm tra nhiệt độ CPU, GPU, đếm số vòng quay của các quạt tản nhiệt! Rồi dùng phần mềm để disable luôn cái quạt, tháo ra dẹp qua bên, cái card màn hình giờ chỉ còn tản nhiệt, không còn phần nào chuyển động (no moving part)! Phần vì không có nhu cầu xài đồ họa mạnh nên nhiệt độ GPU hiếm khi vượt quá 50C, phần là muốn xác minh cái “tin đồn”: nếu tháo quạt, hệ thống sẽ tự động tắt card màn hình nếu bị quá nhiệt! Hình như “tin đồn” không được đúng cho lắm, ít ra là trên Linux! Tiếp đến, build gói OpenRGB cũng từ source để điều khiển mấy cái đèn LED trang trí, LED bàn phím, có hàng chục “kịch bản chiếu sáng” khác nhau: đổi màu, đổi độ sáng, nhấp nháy, tất cả đã được lập trình sẵn, chỉ cần load lên và chạy! 🙂

từ điệu

hiều ngàn năm trước thời không thể nói rõ, nhưng độ một ngàn năm đổ lại (kể từ thời Tống) thì trình độ thưởng thức âm nhạc của dân chúng (chính xác hơn là của tầng lớp văn nhân, tri thức, có học) dừng ở mức “từ điệu”. Như thế nào là một “từ điệu”, đó là những khúc ca có nhạc điệu cố định, được truyền lại qua nhạc phổ hay được giảng dạy tại các nhạc phường! Những điệu nhạc này thường có tên, ví dụ như: Bốc toán tử, Giá cô thiên, Niệm nô kiều, Hoán khê sa, Điệp luyến hoa, Giang thành tử, Thu phố ca, Đạp sa hành, Thái tang tử, Lãng đào sa, Ngọc lâu xuân, Bồ tát man, Thiếu niên du, Vũ lâm linh, Định phong ba, v.v… Chỉ có các ca nương được đào tạo tại các nhạc phường mới rành rẽ về các ca điệu này. Còn giới văn nhân, trừ một vài ngoại lệ, do quá trình giáo dục, đa số cũng chỉ biết rõ phần “lời – chữ” chứ không tường tận phần “âm – nhạc”! Hình thức nó gần giống như ca trù vậy (thực chất đây có lẽ chính là thủy tổ của ca trù). Mỗi khi giới văn nhân tụ tập lại với nhau, họ thường làm “từ”.

Từ là một thể thơ đời Tống mà âm luật tự do hơn, để ráp vào các điệu ca cho dễ! Như thế, các văn nhân “phụ trách” phần lời, các ca nương “phụ trách” phần nhạc, và các bài từ được đặt tên theo tên điệu hát là như thế! Hình thức này có ảnh hưởng sâu đậm về sau, đến tận thời của “cải lương”, ví dụ như có vô số bài, nhạc điệu thì chỉ có một, nhưng có nhiều lời ca khác nhau được đặt ra để hát theo điệu đó. Mọi thứ nó là như thế, cho đến khi tiếp xúc với văn minh và âm nhạc phương Tây, người ta mới biết đến những loại âm nhạc phong phú và phức tạp hơn, còn trước đó, “nhạc” và “lời” được truyền tải qua những “format” cứng như vậy! Cũng vì trình độ của “đại chúng” đang ở mức đó, cứ phải lặp đi lặp lại những “định dạng” cố định! Xem ra “tân nhạc và thơ mới” đã trăm năm có dư rồi, mà trình thưởng thức âm nhạc của một bộ phận lớn thính giả Việt vẫn như ngàn năm trước, cứ phải vin vào những hình thức cố định và giản đơn thì mới hiểu nổi! Clip, từ điệu: Đãn nguyện nhân trường cữu – Vương Phi.

ròng rọc

huyện là đã từng chế tạo nhiều loại “máy” khác nhau trong xưởng nhà, máy tập GYM, các loại máy làm mộc, phải sử dụng đến một số ròng rọc! Nhưng đều phải nhập từ các trang bán hàng chuyên dụng ở nước ngoài về, chứ các loại ròng rọc phổ biến bán tại thị trường Việt Nam đều… không xài được! Người khác phải nghĩ làm sao khi anh sản xuất ra những loại hàng hóa không xài được, mà không có bất cứ một thứ cải tiến, thay đổi gì, cứ như thế hết từ năm này sang tháng khác!? Mà đây mới chỉ mới là thứ hàng hóa, phụ kiện hết sức đơn giản, cơ bản!

Điểm quan trọng nhất là dây nó cứ trượt đi, chứ không làm bánh xe xoay, do cái rãnh nông, bề mặt tiếp xúc không đủ! Hoặc do không có bạc đạn, hoặc bạc đạn quá tệ! Thêm một lý do quan trọng nữa là do đường kính bạc đạn quá nhỏ, làm cho cánh tay đòn (moment quay) lớn, nên dây nó cứ trượt đi, mà ròng rọc lại không xoay, tăng ma sát, mau mài mòn, các hoạt động không trơn tru! Đó là còn chưa nói đến các tính năng cao cấp, phức tạp phải có với các loại ròng rọc – block xài trên thuyền buồm hay trong các loại máy tinh vi khác… 🙁

dual xeon

ã hơn 15 năm không xài PC, chỉ xài Mac, nay thử quay lại xem sao, đem về một con con Dual Xeon. Lần cuối cùng tự ráp để xài một con PC là cách đây cỡ 25 năm, lúc đó hãy còn là bộ VXL Pentium II, riêng con CPU là đã to gấp đôi cái điện thoại iPhone 7 á! Tôi còn nhớ rõ thời đó, máy chủ của khoa KNTN, đại học KHTN chạy song song 2 con VXL Pentium III, phải 4 người khiêng 4 góc mới đem đi được! Đem Dual Xeon so với con MacMini M2Pro, đáng ngạc nhiên là phần mềm PassMark cho điểm 2 hệ thống xêm xêm nhau, đều khoảng 23000. Về hiệu năng tính toán số nguyên, số thực thuần túy thì DualXeon vượt trội, nhưng M2 hơn ở khá nhiều khoản tính toán khác!

Đương nhiên so sánh vậy chả công bằng chút nào, một bên chỉ là hệ thống “mini”, bé có chút xíu và chỉ xài một con CPU. Còn bên kia là hệ thống “lớn”, dùng đến 2 CPU loại mạnh chạy song song với nhau, chưa kể lượng RAM nhiều hơn gấp 4 lần! Hai cái tản nhiệt nước, 7 cái quạt gió cỡ lớn, toàn bộ cái máy nó hú như máy bay đang chạy “taxi-ing” vậy! Ai xài Mac thì sẽ thấy kích thước nó vừa nhỏ xinh, vừa mát mẻ, chạy hầu như không phát ra tiếng động! Haizza, còn cái kia to như khủng long, hú cũng gần như động cơ phản lực! Đem so PC với Mac cũng như so phim VN với phim TQ vậy: ăn nói oang oang, thô lỗ, bỗ bã, hàm hồ, thiếu hẳn sự ý tứ, tinh tế! 🙂