định luật Ohm

ật lý cấp 2 đơn giản, thế mà phải mất một số thời gian, cộng với một số tranh cãi với thằng bạn, mới nhớ lại được! Hình dung tương đối bằng định luật Ohm: P = V x I, công suất P bằng hiệu điện thế V nhân cho cường độ dòng điện I. Nên cùng một công suất, mà V càng nhỏ thì I càng lớn và ngược lại! Với điện xoay chiều AC, thế thường lớn (100~250V), và dòng nhỏ hơn!

Còn với điện một chiều DC thì ngược lại, điện thế thường nhỏ, phần lớn các trường hợp chỉ 12 ~ 24V nên dòng rất lớn! Điện xoay chiều mà đi dây nhỏ, hơi kém chất lượng một tí thường cũng không thành vấn đề! Nhưng dây dẫn cho điện một chiều là phải to, xịn… nếu không sẽ mau nóng, cháy! Mà dây to, xịn thì… mắc tiền! Nên mua xe máy, ô-tô điện là… cứ phải xem cọng dây trước đã!

nói phủi

hi giảng giải một việc gì, người ta thường có thói quen “làm tròn”, đơn giản hoá vấn đề về những khái niệm gần hơn để người nghe có thể dể dàng hiểu được! Nhưng rất nhiều khi, sự “làm tròn” đó… lại chính là cố tình bóp méo, bẻ cong, nôm na ta hay gọi là “nói phủi”! Kiểu như các ông già xưa hay nói vầy: Ah, người Hoa do buôn bán giỏi nên họ giàu! Đâu phải chỉ là buôn bán!? Là thu mua, chế biến, đóng gói, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối, quảng cáo, hậu mãi.. vô số công đoạn, và cho đến ngày nay là vô số máy móc, công nghệ được áp dụng, rất nhiều chuyện phức tạp trong đó! Nhưng vẫn chỉ muốn quy về “buôn bán”, đơn giản quá mức như thế thực ra là có cái ý lươn lẹo rằng: ah, chẳng qua là buôn gian bán lận mà giàu!

Một ví dụ khác là bài này: bàn về tính nhẫn nại của người TQ…. đâu phải là nhẫn nại!? Đằng sau là cả một nền đạo đức cộng đồng thâm hậu, biết người biết ta, chịu khó tìm hiểu cặn kẽ mọi việc, chịu khó dung hoà những điểm khác biệt, nhìn nhận giá trị của người khác để góp phần xây dựng nên giá trị cộng đồng! Không lưu manh vặt, không suốt ngày làm trò ném đá giấu tay, những cái tôi bé xíu mãi loay hoay không chịu lớn!!? Bao giờ thì mới dám tự nhìn vào bản thân cho nó đúng đắn, rốt ráo!? Nhưng cái can đảm đó éo có, thế nên vẫn cứ mãi tiếp tục “nhận định” về thế giới xung quanh theo kiểu “làm tròn”, “tối giản”, luôn tìm cách bóp méo, bẻ cong, hạ thấp mọi thứ xuống để cho “cái tôi” được phỉnh nịnh, được trở thành “một cái gì đó”…

redsvn.net– Bàn về tính nhẫn nại của người Trung Quốc

Chán khi báo chí toàn những bài kiểu vậy, không cho thấy được cái gì khác ngoài cái tôi nông cạn, huyễn hoặc, không có khả năng tự nhận thức, tự phản ánh!

âm nhạc

ảm nhảm giữa tuần… trích đoạn: Thực sự thì âm nhạc được tạo nên từ cảm hứng và tính tổ hợp! Cảm hứng chính là đến từ nguồn Slav (Nga), và tính cấu trúc tổ hợp là một yếu tố Germanic (Đức). Phải tổng hoà được cả hai yếu tố này trong một con người thì mới có thể có được âm nhạc đích thực! Các cấu trúc trong nhạc của Bach thật tuyệt diệu, và chắc chắn ông ta không có chút máu Slav nào! Và chỉ cần nhìn khuôn mặt của Beethoven thôi là cũng đã biết ông ta đến từ một chủng tộc hoàn toàn khác! Không có gì ngạc nhiên khi người Anh không thể sinh ra được nhạc sĩ vĩ đại nào, vì họ chỉ là một nhánh của tộc Germanic thuần chủng…

Trích đoạn phát ngôn của một nhân vật lẫy lừng trong lịch sử, vâng, đó chính là… A.Hitler, 1942, ông ta kêu gọi phải sát nhập vào nước Đức tính “cảm hứng” của các dân tộc Slav, như Ba Lan, Belarus, Nga… để tạo ra thứ âm nhạc cao cấp, tuyệt đẹp hơn nữa! Là người ta đang nói về “nhạc” nhé, còn các thể loại “nhẽo” thì không cần phải kể đến! Và thế là cái châu Âu “thượng đẳng” kia lại rên rỉ não nề khi thấy Anna Netrebko xuất hiện trên tay cầm lá cờ Novorossiya: Ôi không thể như thế được, ôi nàng công chúa, ôi người yêu của tôi, lẽ nào lại thế!? Chuyện này đơn giản là không thể, không thể nào, vạn vạn bất khả… 😀