cổ tranh, tân tranh

ẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền, Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên – 錦瑟無端五十弦,一弦一柱思華年。。。 – Đàn chi năm chục dây bày, Mỗi dây một trụ, nhớ ngày xuân xanh… Mới đầu thì thích nghe Vương Phi hát, sau thì thích nghe âm “cổ tranh” hơn, sau nữa thì không nhất thiết phải là tiếng đàn, tiếng hát nào…

Từ “cổ tranh”, TQ hiện tại đã phát triển thành “tân tranh”, tính năng trình diễn tiệm cận, gần tương đương như piano, âm sắc cũng đầy và ấm hơn trước. Haiza, người ta viết câu nhạc dài 15, 16 nốt có dư, miên miên bất tuyệt như thế, tự nhìn lại những cái thể loại viết câu nhạc 4 ~ 6 nốt cụt lủn, ngô nghê y hệt như con nít ê a tập hát! 🙁

thượng thực – haute cuisine

ối xem vài tập phim, coi được một lúc thấy người lồng tiếng đọc cái bảng là “Xã thảo vân hành” cụt mịa nó hứng, dẹp không xem nữa! Ngu gì mà ác liệt, chữ ngày xưa phải đọc từ bên phải sang: Hành Vân thảo xá, thường đọc là “xá” không phải “xã”, nôm na tức là “nhà lá Hành Vân”.

Nên đám lồng tiếng, thuyết minh phim Việt Nam thực ra éo hiểu gì về văn hoá Trung Quốc, đọc như “bùa chú”, “sấm ký” chứ không hiểu gì nội dung bên trong, càng không nói về các nội hàm sâu hơn. Nếu học hành, chữ nghĩa mà cứ như thế này, học đến kiếp sau vẫn cứ “trống không”! 😢

tàu bay giấy

ái này hay, y như con nít làm “tàu bay giấy”, cắt giấy làm đồ chơi chứ có gì đâu, đơn giản vô cùng, dùng hồ dán lại, dùng dây và băng keo buộc lại, rồi gắn thêm cái động cơ điện Lego, thêm cái mạch điều khiển Raspberry PI nữa là xong, bay xa đến 120 km! 😃 Đương nhiên mình “đơn giản hoá” vấn đề như thế, nhưng thực chất cũng… gần như vậy, không quá khó để chế tạo! Quan trọng là phải rẻ, có thể chế tạo nhanh với số lượng rất lớn, làm thành bầy “châu chấu” tấn công đối phương. Dĩ nhiên đây là thiết kế dã chiến, để có thể sản xuất trong điều kiện kỹ thuật tối thiểu của chiến trường, chứ nếu đã có máy móc, hạ tầng công nghiệp đầy đủ thì chả ai làm vậy, đúc nhựa nhanh hơn nhiều…

Cũng như bầy UAV tấn công căn cứ không quân Nga tại Syria mấy năm trước, Nga chặn được hết, nhưng nếu tấn công với hàng trăm UAV thì chắc cũng sẽ bó tay! Đó cũng là UAV tự chế, thô sơ do các nước phương Tây hỗ trợ chế tạo, sử dụng toàn các cấu kiện thương mại phổ biến trên thị trường, nên việc truy vết nguồn gốc rất khó khăn! Thế rồi chúng nó đi lu loa, vu vạ nước khác là “tài trợ khủng bố”! 😃 Cũng y như Palestine vậy, giờ xem như bị Israel kiểm soát toàn bộ, lâu lâu bắn vài quả đạn cối thì Vòm Sắt chặn hết, tầm bắn quá ngắn nên sẽ bị dò ra và tiêu diệt ngay! Nếu từ ngoài 100km mà phóng số lượng lớn UAV vào, dù là loại đơn giản nhất, ngu nhất, thì hình thái cuộc chiến đã khác!

dân tộc tính, 2

à thế là, cái “dân tộc tính” tính cố hữu đó, theo chân các đợt di cư của người Việt, lan toả khắp nơi và trở thành một “thương hiệu toàn cầu”. Vì lịch sự người ta không nói thẳng ra thôi, chứ ai cũng thấy, hiểu rõ, một sắc dân gì đâu mà vừa không hiểu chuyện, vừa chẳng làm được việc gì cho ra hồn, hay nhiễu sự những chuyện lảm nhảm, thường có những yêu cầu rất vô lý, và cứ hở ra là giở trò lưu manh vặt! Em biết nói như thế sẽ bị ăn gạch đá, nhưng em cứ phải nói, số đông nó như thế, dĩ nhiên phải loại trừ, vẫn có một số ít khác! Như ngành IT, phần mềm, cứ nói người Việt là người ta nghĩ ngay đến lừa đảo, trong top đầu của thế giới về các trò lừa gạt trên internet, đến độ nhiều khi không dám nhận mình là người Việt, và em nghĩ các ngành nghề khác cũng y vậy! Đến lúc phải nhìn cho rõ cái “dân tộc tính” ấy, về bản chất, là một sự sợ hãi lớn lao!

Cái nỗi sợ “không bằng được người” sâu thẳm bên trong ấy khiến con người bị “co cứng, xơ cứng” lại, không chịu nhìn ra bức tranh rộng, không chịu thấy sự phong phú của cuộc sống! Cái sợ ấy khiến họ không dám, không muốn chấp nhận bất kỳ điều gì khác biệt! Chính vì sợ nên mới xây dựng một vẻ ngoài hùng hổ, tự tin, nói năng như đúng rồi, luôn luôn có ngôn từ để ứng đối, nhưng kỳ lạ thay, vì chỉ giả vờ thế thôi chứ bên trong trống hoác nên ai nói gì cũng nghe, ai đưa gì cũng tin! Bất kỳ điều gì đánh vào cái “tôi”, cho họ một chút tự hào, tự mãn là vơ lấy, cố sống cố chết bám vào đó! Vì “sợ hãi” nên “co cứng”, vì “co cứng” nên thành ra “cố chấp”, từ “cố chấp” trở thành “cố cùng”… Nhiều người không dám nói ra điều đó, chứ em gặp quá quá nhiều rồi, nhiều đến mức nhàm chán! Nhìn thẳng vào cái tâm, đó chẳng qua là một sự sợ hãi to lớn và thảm hại! 😢😢

không chịu lớn, 2

ua câu chuyện, càng khẳng định về “cái tôi” mãi không chịu lớn, suốt đời làm con nít của người Việt! Cái anh chàng V kia, thấy ngay là một anh ranh vặt: nhìn ra ngay một cơ hội để “chứng tỏ, thể hiện một điều gì đó”, nhưng một chút “bận tâm” để tìm hiểu toàn bộ bối cảnh cũng không có! Mình chả ưa gì anh TT, cứ nói thẳng ra như thế, nhưng chuyện nào ra chuyện đó! Là mình thì thậm chí éo thèm giải thích gì cả, ở đời không phải chuyện nào cũng có thể giải thích trong 2, 3 câu mà xong được, và tôi cứ không nhường vé đấy, làm sao nào?! Chả quan tâm gì chuyện MXH, chỉ mượn câu chuyện để nói về cái “không lớn” của người Việt!

Không chịu quan sát bức tranh toàn cảnh, lúc nào cũng tìm cách thể hiện ta đây! Cái “nhanh nhảu đoản” về hành xử đó thực ra là che dấu một cái “tâm” bất an và sợ hãi: sợ bị bỏ lỡ, sợ không hiểu biết, sợ không thích ứng với hoàn cảnh! Nỗi sợ hãi vô cùng lớn, nhưng không biết cách xử lý một cách đúng đắn! Thay vì lùi lại một bước, tìm cách quan sát toàn cục, họ chọn cách lấp liếm nỗi sợ bằng cách phải ngay lập tức chứng tỏ “tôi đúng”, phải “vớ lấy cái bọt” gần nhất! Rồi từ “nhanh nhảu đoản” đến “lưu manh vặt” chỉ một bước không xa! Đương nhiên vì đám đông như thế, nên sẽ sinh ra một lũ lưu manh biết cách triệt để lợi dụng điều đó!

Nên nói lại điều đã nói nhiều từ trước: tâm thức người Việt như đứa trẻ chưa lớn! Nói cho đúng thì vẫn có lớn, nhưng lớn kiểu “thánh Gióng”, trong tình huống nguy ngập, khi chống ngoại xâm (ăn bảy nong cơm, ba nong cà, phổng phao lên trong một lúc nào đó”). Chứ không hề lớn ở phương diện luật pháp, ý thức cộng đồng, không hề lớn ở phương diện giá trị cá nhân, suốt ngày cứ “tôi thế này, người khác thế kia”, tìm cách nâng mình lên bằng cách đạp người khác xuống bằng những trò lưu manh vặt! Em là em cứ nói thẳng ruột ngựa ra như thế, vì những sự mông muội, điên loạn của mạng xã hội và của người Việt sẽ còn lặp lại mãi!

streltsy

ost trước đã nói về phái đoàn của Sa-hoàng Peter đi thăm các nước phương Tây, một hành trình mà khởi đầu đã làm chết vài chục người, và khi kết thúc, số người chết sẽ lên đến hàng ngàn! Trước khi để trống ngai vàng và xuất ngoại, điều chưa từng xảy ra ở nước Nga trung cổ, Peter đã sắp xếp cho Lev Naryshkin, cậu ruột của mình làm nhiếp chính, người cai quản nước Nga khi ông vắng mặt. Naryshkin là một dòng họ danh giá ở Nga, có lẽ có gốc gác Tatar xa xưa. Điều thường thấy trong lịch sử Nga là các dòng họ tranh đấu, các bà vợ của Sa-hoàng đấu đá, nhưng hầu như không xảy ra tình trạng “họ ngoại” chiếm quyền như trong lịch sử TQ, ít ra điều đó chưa bao giờ xảy ra suốt lịch sử nhà Romanov. Lev Naryshkin, như người ta hay nói: trung thành như một con chó, điều hành bộ máy cảnh sát mật vụ, là tay trấn áp sắt máu, chính là đóng vai ác, để cho Peter đóng vai… thiện! Nhưng nói Peter đóng vai thiện thì… cũng chẳng ai tin.

Sau khi đi qua nhiều nước châu Âu, Peter phải cắt ngắn chuyến đi, tin từ nhà cho biết, đám Streltsy lại nổi loạn. Streltsy là hình thức quân đội Nga cũ, lực lượng đóng vai trò lớn trong đời sống chính trị lúc bấy giờ! Peter rất ghét Streltsy, khi ông còn nhỏ, họ đã nổi loạn một lần và giết chết một người cậu của ông. Biến cố lúc nhỏ này khiến Peter bị bệnh động kinh, một chứng thỉnh thoảng vẫn tái phát! Bạo loạn bị dẹp từ sớm bởi Lev Naryshkin và các tướng lĩnh trước khi Peter về đến Nga! Nhưng Sa-hoàng vẫn không hài lòng, ông đem vụ án ra xử lại, tự tay mình cầm rìu chặt đầu các nạn nhân, hàng ngàn người bị treo cổ, và tiếp tục truy cứu đến 10 năm về sau! Ngoài nguyên nhân là nỗi sợ từ thời thơ ấu, có một lý do thực tế hơn mà Sa-hoàng nhắm đến trong hành động thanh trừng đẫm máu này: nhân dịp giải tán toàn bộ lực lượng Streltsy và tổ chức lại quân đội dưới hình thức tuyển mộ nông dân và huấn luyện, trang bị hiện đại theo kiểu Tây phương.

yakov dzhugashvili

hương trình phim ảnh Xô-viết… cuối tuần… Yakov, con trai của Stalin không phải là một người có tài năng hay đức tính gì nổi bật, sống dưới cái bóng quá lớn của một người cha chính là một sự bất hạnh! Tuổi thơ Yakov trãi qua nhiều xung đột, có lần tự tử bằng súng nhưng chỉ bị thương, không chết! Biết chuyện, Stalin còn rủa: mịa cái thằng đến ngắm khẩu súng cho ngay cũng không làm được!

Chiến tranh thế giới lần 2 nổ ra, Yakov là đại uý, chỉ huy một đội pháo binh chiến đấu trong vòng vây ở Ukraine! Tình hình Hồng quân lúc này rất bi đát, liên tục thất bại, liên tục phải rút lui! Một đội biệt kích được tung vào chiến trường với nhiệm vụ tìm cho bằng được Yakov, tìm cách cứu anh ta, không để người Đức bắt được. Một chiến dịch mà lịch sử hiện đại giờ đây cho biết là cầm chắc thất bại…

minh kính

Bồ đề bản vô thụ, Minh kính diệc phi đài…
菩提本無樹,明鏡亦非臺。。。

iểu theo một nghĩa nào đó, sách là một tấm gương, người ta đọc sách chẳng qua là một hình thức tự phản chiếu tâm hồn mình! Cách nói: “một tấm gương để noi theo” là sai hoàn toàn về ngữ nghĩa, vì khi soi gương, người ta chỉ thấy chính mình trong đó mà thôi! Có nhiều người cũng có đọc, có soi đấy, nhưng không có sự vận động, biến đổi nội tâm, rút cuộc cũng chỉ trở thành một dạng máy photocopy! Nếu hiểu theo nghĩa đó, soi một tấm gương xấu, gương méo có thể gây ảo giác, loạn thị, loạn thần! Và khoe nhà có hàng ngàn cuốn sách cũng giống như kiểu nói rằng: tôi đẹp là vì trong nhà có hàng ngàn cái gương vậy!

Thực chất, bạn chỉ cần 1, 2 cái mà thôi, có khi chả cần cái nào! Ấy nhưng thời buổi tiêu dùng, chúng nó cố gắng bơm vào đầu bạn cái suy nghĩ rằng mua càng nhiều gương càng tốt! Đã có rất nhiều người mua thật nhiều gương và sau đó tìm cách… chịu đựng nó, tìm cách vẽ ra vô số khuôn mặt biến ảo và phản chiếu lấp lánh trong đó! Đến lúc chịu đựng hết nổi rồi thì sẽ biết là… đập mịa nó gương đi sẽ tốt hơn, nhất là tình trạng hàm lởm, hàng chợ, hàng độc hại, nhảm nhí tràn lan như hiện nay! Ảnh: đến tận giờ tôi vẫn đọc, chủ yếu là trên Kindle cho đỡ hại mắt, và mỗi năm chỉ đọc 1, 2 cuốn thôi, không nhiều hơn!