bắc hành – 2015, phần 3

Quê em miền trung du, đồng suối lúa xanh rờn, giặc tràn lên thôn xóm…
Bao là gươm, bao la súng, rừng lưỡi lê đi chiếm lại làng quê xưa…

Quê em miền trung du - Nguyễn Đức Toàn - Thái Thanh 

Chặng 3: Nghĩa Lộ ❯ Tú Lệ ❯ Khau Phạ ❯ Mù Cang Chải ❯ Than Uyên ❯ Tân Uyên ❯ Bình Lư ❯ Sapa

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

ơn Tây đi Yên Bái: theo QL32 chạy dọc triền đê sông Thao lên đến tp. Yên Bái, qua huyện Trấn Yên là đã vào vùng trung du đồi núi trập trùng. Ghé qua Suối Giàng, ở độ cao 1400 m, quê hương của giống chè Shan Tuyết, “vua của các loại chè” Việt Nam, những gốc chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, vừa vòng tay 1, 2 người ôm trồng tít mãi trên những đỉnh núi cao, những đồi chè xanh ngát trập trùng. Rồi chạy tiếp đến Nghĩa Lộ, Mường Lò, cánh đồng (“mường”) lớn thứ hai vùng Tây Bắc.

Đến Tú Lệ ăn xôi nếp với muối vừng, xôi ở đây rất thơm và ngọt. Đi du lịch dài ngày thế này không nên ghé các hàng quán sang trọng, cứ vào những hàng ăn bình dân, người địa phương ăn gì mình ăn đó, sẽ luôn có những phát hiện thú vị. Vượt đèo Khau Phạ, con đèo dài thậm thượt trong một buổi trưa mà sương mù dầy đặc, hầu như không thể thấy gì quá 5, 10 m phía trước. Thế nên cũng không thưởng ngoạn được gì phong cảnh hùng vĩ, đành tăng ga chạy tiếp để đến Mù Cang Chải!

Mù Cang Chải (và cả Tây Bắc) mùa này không phải vào vụ lúa mới gieo hay sắp thu hoạch, nên chủ yếu là chiêm ngưỡng cảnh quan núi non trùng điệp, chứ không có các khung hình ruộng bậc thang xanh mướt hay vàng rộm như thường thấy, một Mù Cang Chải không son phấn. Cứ chạy dọc theo chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ vào đến địa phận Lai Châu, qua Than Uyên, Tân Uyên, Bình Lư, vượt đèo Ô Quý Hồ để đến Sapa. Dừng chân Sapa 2 ngày để ghé thăm thêm các vùng lân cận.

bắc hành – 2015, phần 2

Tôi từ chinh chiến đã ra đi,
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì.

Đôi mắt người Sơn Tây - Phạm Đình Chương - Hoài Bắc 

Chặng 2: Hà Nội ❯ Sơn Tây ❯ tp. Yên Bái ❯ Trấn Yên ❯ Văn Chấn ❯ Suối Giàng ❯ Nghĩa Lộ

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

ời Hà Nội đi Sơn Tây một sáng rét và nhiều mưa, ghé thăm làng cổ Đường Lâm trong vài giờ. Biết như thế là cưỡi ngựa xem hoa, nhưng cũng có chút e ngại về thời tiết và đường còn dài phía trước. Đình Mông Phụ, cũng như các ngôi đình cổ miền Bắc khác, mang dấu ấn văn hoá Việt – Mường, bên trên nền gạch còn có sàn gỗ, cao hơn độ 0.7m, vết tích của lối kiến trúc nhà sàn xa xưa. Trần điện chính có tấm bản nhỏ đề: Tự Đức kỷ mùi đông, năm trùng tu lần thứ nhất, 1858.

Thăm chùa Mía và một vài ngôi nhà cổ khác. Thực ra không quan tâm đến đường lối kiến trúc xây dựng ở cái xứ Đất đá ong xưa nhiều ngấn lệ này lắm, điều tôi quan tâm là những vật dụng sinh hoạt hàng ngày còn được bảo lưu bên trong: bình phong, bàn ghế tủ thờ, hoành phi câu đối, ấm chén bình vại, điếu bát, văn phòng tứ bảo, đờn sáo, tranh ảnh… và tất cả những vật dụng bình thường linh tinh nhưng phản ánh một cách chân thực hơi thở của cuộc sống thường nhật một thời xưa cũ.

Ngồi “bút đàm” một lúc với bác chủ nhà Hà Nguyên Huyến, người dù tự nhận học chữ Hán với bút lông chỉ ngoài 3 năm, bắt đầu nối lại nếp nhà xưa khi đã già, nhưng lại có thư pháp rất đẹp, nhất là lối hành thư, thảo thư. Với mình, thư pháp đã là một giấc mơ dang dở, nhưng 3 cái Tết gần đây nhất, Tết nào cũng có dịp để ôn lại một chút Hương xưa như thế này. Thích cái cách bác ấy chiết tự, tự cắt nghĩa tên mình, Huyến – 绚, tức mặt trời bị che lại trong bộ bao, vĩnh viễn không thoát ra được!

bắc hành – 2015, phần 1

Khi tình tơ chít khăn tang, Ai gào ai giữa đêm trăng?
Cho từng lớp sóng kêu than, Ôi, Nha Trang ngày về,
Ngồi đây tôi lắng nghe, Đê mê lòng tôi khóc.

Nha Trang ngày về - Phạm Duy - Lệ Thu 

Chặng 1: Sài Gòn ❯ Nha Trang ❯ Đà Nẵng ❯ Hà Tĩnh ❯ Hà Nội

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

ứ nghĩ chạy xe máy từ SG đi HN không có gì khó khăn, hoá ra không phải thế. Đường xấu kinh khủng, QL1 đang thi công mở rộng trên suốt tuyến, nhiều đoạn dài không có nhựa, chỉ toàn sỏi đá. Qua sông Côn (Bình Định), nhác thấy một cánh buồm bé tí xa tít tận chân trời, vội dừng xe, zoom máy ảnh hết cỡ chỉ bắt được một khung hình không rõ nét lắm (ảnh thứ 6). Ở đâu đó ngoài kia, vẫn có người nghêu ngao vui thú yên hà với chiếc thuyền câu, cánh buồm và sông nước!

Ảnh thứ 3: tinh mắt có thể nhìn thấy một chiếc thúng chai đang chơi vơi trên muôn trùng sóng. Quá đèo Hải Vân, đường tốt hơn một tí, nhưng bắt đầu trở lạnh, cái lạnh cộng với mưa dầm tê buốt, nhất là khi nước đã thấm ướt hết cả giày, găng tay, và cái gió ở tốc độ 60 ~ 70 kmph, cứ như thế từ sáng sớm đến tối mịt. Thật đúng là: Hơi gió lạnh, người rầu mặt dạn, Dòng nước sâu, ngựa nản chân bon, chỉ biết: Cứ theo đường lớn mà đi, ngày đi đêm nghỉ, đói ăn khát uống… 😀

Qua Lệ Thuỷ, Quảng Bình, bánh xe bị thủng 1 lỗ, may đã có chuẩn bị dụng cụ bơm vá nên tự làm lấy, 30 phút lại lên đường. Chẳng mấy chốc (4 ngày, mỗi ngày trung bình 13, 14 tiếng) đã đến được HN, thời tiết không quá rét, tầm 12 ~ 14 độ, nhưng ẩm, mù sương và buốt. Chui vào khách sạn và chăn ấm rồi, vẫn còn nghĩ đến cảnh: Màn sương trướng tuyết xông pha, Nghĩ thêm lạnh lẽo kẻ ra cõi ngoài… Trên đường đi không chụp nhiều ảnh lắm, vì mục tiêu chủ yếu sẽ là ở miền Bắc.

bìa nhạc phạm duy – 4

Bìa nhạc Phạm Duy,
phần 1, phần 2, phần 3, phần 4

hiều người vẫn có “thói quen” dùng ngôn từ theo kiểu “chụp mũ” như thế, và không có đủ nhận thức rằng thật ra chúng khác nhau một trời một vực, và vô hình chung tự gài bẫy chính mình bằng những khái niệm không thể nhảm nhí hơn. Giống như người am hiểu thư pháp, chỉ cần cầm bút lên, chấm đúng một chấm thôi cũng đã đủ biết công phu đến đâu rồi, người hiểu biết không cần đến 3 giây để nghe ra sự khác biệt. Đã là thế kỷ thứ 21 mà nhìn chung dân trí và sự thẩm âm ở cái xứ này vẫn chưa qua được châu Âu thời kỳ Trung cổ!

bìa nhạc phạm duy – 3

Bìa nhạc Phạm Duy,
phần 1, phần 2, phần 3, phần 4

ái sự gom nhóm theo kiểu cá mè một lứa đó là do những người không hiểu biết muốn đánh đồng tất cả những loại hay dở, hay ngu xuẩn hơn, là muốn thể hiện một quan điểm chính trị xã hội gì đó. Đó là một kiểu suy nghĩ nông dân ấu trĩ, người ta đã đi đến tận đâu đâu, mình còn ngồi đây, không có được một hiểu biết sơ đẳng thì sẽ luôn mắc phải những lỗi tư duy logic hình thức lớp 3 như thế như gà mắc tóc mãi. Không cớ gì là Bắc, Nam, Quốc, Cộng… tất cả đều có những người tốt xấu, những loại hay dở khác nhau, ở đâu và thời nào cũng vậy.

bìa nhạc phạm duy – 2

Bìa nhạc Phạm Duy,
phần 1, phần 2, phần 3, phần 4

iện thể nói chuyện bên lề, xin nói rõ một vấn đề về cách gọi, những khái niệm như: nhạc vàng, nhạc tiền chiến, nhạc xưa, nhạc sến, nhạc miền nam, etc… chỉ là những umbrella term, những cách gom nhóm hết sức tuỳ tiện, thô thiển. Nếu ai đó tìm hiểu kỹ, sẽ thấy không phải bây giờ mà từ ngày xa xưa, văn hoá nghệ thuật Việt Nam cũng đã là một nồi lẩu thập cẩm đủ loại thượng vàng hạ cám, không thiếu một điều gì từ âm nhạc đích thực, loại làng nhàng, rồi loại ba xu rẻ tiền, cho đến loại lưu manh, đĩ điếm (kiểu như Em ơi chiều nay 100%).

bìa nhạc phạm duy – 1

Bìa nhạc Phạm Duy,
phần 1, phần 2, phần 3, phần 4

ập hợp khoảng 150 bìa nhạc Phạm Duy… đây chỉ là một phần nhỏ trong số cả ngàn tác phẩm âm nhạc của ông, còn nhiều ca khúc khác không có bìa nhạc tương ứng, hoặc là thời gian đã quá xa xăm để có thể tìm lại được. Một số là những minh hoạ, giới thiệu đơn giản, một số có vẻ “ngây ngô” theo cái nhìn thời bây giờ, nhưng một số khác là những tiểu phẩm hội hoạ thực sự độc đáo do các hoạ sĩ tên tuổi thực hiện. Một thời, những tác phẩm âm nhạc được phổ biến theo cách như thế, những bản in lụa, in typo công phu, xinh xắn…