kayak techniques: fails

ác động tác brace, roll thất bại hầu hết chỉ bởi một lý do, đó là không thắng được phản xạ bản năng của bản thân, cứ tìm cách ngoi đầu lên để thở, di chuyển đầu quá sớm. Đầu và phần thân trên nặng, lại ở xa trọng tâm nên moment lực đè xuống lớn. Dịch chuyển đầu lên sớm trong khi tay và mái chèo chưa vận đủ lực thì chính là dìm mọi thứ xuống.

Một “mánh” nhỏ là luôn nhìn vào đầu cái mái chèo, mái chèo khua đến đâu thì đầu xoay đến đó! Có mấy hôm tập tạ nặng, cơ căng là tập các động tác brace, roll thất bại liên tục. Đó là vì không cần cơ quá khoẻ, chỉ cần nó dẻo. Đừng hình dung cơ thể như một hệ cơ khí cứng nhắc, hình dung nó như một cái roi da (whip), mềm dẻo nhưng vận lực lại rất mạnh!

kayak techniques: roll, 1

inh hoạ kỹ thuật cuối trong 5 nhóm kỹ thuật kayak đã đề cập! (thực ra đây mới chỉ là các nhóm “kỹ thuật cá nhân”, còn có thêm các nhóm “kỹ thuật, chiến thuật đồng đội”). Đúng ra không nên viết là “roll”, nên viết là “lloɹ” 😃 Roll là một nhóm kỹ thuật phức tạp và đông đảo, có hàng tá kỹ thuật con khác nhau, mục đích chỉ để lật ngược lại chiếc xuồng khi bạn đã cắm đầu xuống nước, đáy chổng lên trời. Tôi chưa thành thục kỹ thuật này lắm, đầu tiên là do chưa tập luyện được nhiều, kế đến là do cấu tạo chiếc Serenity (cong, dầy và sâu) làm cho nó hơi khó roll, điều này đã biết trước ngay từ khâu thiết kế xuồng trên máy tính!

Theo tôi, brace là kỹ thuật quan trọng hơn, có tính ứng dụng thực tế cao. Tuy vậy, roll cũng rất quan trọng, cái lần đầu tiên bạn cắm đầu xuống nước, chổng mông lên trời, thế giới điên đảo, không thể phân biệt được phương hướng, đâu là trái, đâu là phải, tay khua loạn xạ cả lên! Tôi còn phải tập thật nhiều kỹ thuật roll khác nhau, vì tình huống thực tế trên sông, biển không bao giờ đúng như “bài bản” mà ta tính trước, khi tình huống xảy ra, cơ thể phải tự phản xạ, tự động áp dụng kỹ thuật hợp lý nhất. Phải tập đến mức như Trương Tam Phong dạy Trương Vô Kỵ vậy, – “Con nhớ được bao nhiêu rồi?” – “Dạ, con quên sạch rồi!” – “Quên là tốt!” 🙂

đạp chân

hiều ra sông tập kỹ thuật, có một bác già tới làm quen nói chuyện: tôi vừa ở bên bển về (chắc ý nói là Mỹ 😅), bên đó người ta toàn dùng thuyền đạp chân thôi, không ai chèo cả! Mình không muốn tranh cãi nên chỉ ậm ừ, nhưng trong bụng rủa thầm: lại là cái thứ “Việt gian”, thời trẻ chịu khó vận động một chút thì đâu đến nổi những nguyên tắc vật lý căn bản mãi không hiểu!? Chèo chưa chắc là hình thức mạnh hay lợi nhất về lực đẩy thuyền, nhưng chung quy lại, chẳng có gì thay thế được các phương pháp chèo, vừa đơn giản, lại thiên biến vạn hoá! Xuồng đạp chân cũng có ứng dụng nhưng ít khi dùng để đi xa, lại càng không dùng đi vào vùng sóng gió phức tạp, thường chỉ dùng để đi câu loanh quanh. Tại sao vậy!?

Vấn đề nằm ở trọng tâm, đạp mà ghế thấp, chân ngang rất mỏi, không có lực. Muốn đạp mạnh và lâu thì về bố trí phải giống như xe đạp, ghế ngồi cao thẳng lên 80, 90 cm! Khoan, anh nói cái gì vậy, xuồng mà dịch trọng tâm đi 1, 2 cm đã là vấn đề sống / chết rồi, giờ làm cái ghế cao lên thêm 80 cm là sao!? Muốn ghế cao lên vài tấc, phải mở rộng bề ngang chiếc xuồng ra cả mét! Đến đây, toàn bộ lợi thế của đạp chân biến mất, xuồng to rộng như thế, lực đạp lớn không bù lại được! Đó chưa phải là vấn đề chính! Điểm chính là khi đi vào vùng nhiễu loạn, mái chèo không phải chỉ để chèo, mà còn để điều chỉnh, chống chọi với sóng gió, với chỉ một cái mái chèo, ta có thể có được “72 phép thần thông biến hoá” khác nhau! 🙂

kayak techniques: brace, 3

ãy để tôi nhắc mọi người nhớ lại, đa số trong chúng ta, một lần nào đó trong quãng đời 3 ~ 13 tuổi (còn tuỳ thuộc từng người), cái ngày hôm trước khi bạn biết bơi, bổng dưng phát hiện ra mình tự nổi được, tự “đứng nước” được. Đó đúng là một phát hiện diệu kỳ của tuổi thơ, phải vậy không? Khi bạn bổng phát hiện ra: cơ thể chúng ta vốn có độ nổi (buoyancy) là dương (positive), nghĩa là không cần làm gì cả là tự nó đã nổi rồi.

Tuy vậy, giá trị dương này là khá nhỏ, nên khi có sóng gió, hay khi vận động, cơ thể có thể chìm xuống một tí, nên sau đó, bạn tự học cách vẩy chân tay nhẹ nhàng để giữ cho cơ thể luôn được nổi, nôm na gọi là “đứng nước”. Một điều tưởng chừng nhỏ nhoi nhưng hết sức quan trọng, một khi bạn đã cảm thấy tự tin, tự nhiên trong môi trường nước, không còn sợ hãi, thì những kỹ năng khác như bơi, lặn rồi sẽ từ từ tự mình học được!

Tương tự với kayak, khi xuồng lật, bạn chỉ cần nằm ườn ra đó là nó đã tự nổi rồi, tuy nhiên đôi khi cũng phải hỗ trợ thêm một tí, vẫy cái mái chèo nhẹ nhẹ, kỹ thuật này gọi là “sculling brace”, xem clip (từ 0:35 đến 0:50) vẫy mái chèo từ trước ra sau rồi từ sau ra trước, tạo thành hình rẻ quạt. Để ý là phải xoay mái chèo một góc nhỏ hướng lên trên (angle of attack – góc tấn), giống như chuyển động của cánh máy bay, tạo ra lực nâng (lift)!

Giống như “đứng nước” khi học bơi, khi thuyền lật, phản xạ tự nhiên là hoảng sợ, vùng vẫy, ngoi lên để thở. Nhưng thật ra, cần phải làm điều ngược lại, cố gắng dìm cơ thể xuống, chỉ thò đúng cái mũi lên thôi. Tôi có thể nằm cân bằng như thế đọc báo nhiều giờ liền, nằm được đã là một nửa thành công của kỹ thuật brace rồi, nằm để cảm nhận “độ nổi”, rồi đưa ra các phán đoán và hành động tiếp theo!

Maksim Perepelitsa

guyên gốc của nó đây, là nhạc phim Liên Xô, Maksim Perepelitsa (1955). Biết là nhiều người sẽ ý kiến, thời buổi nào rồi còn Liên Xô các kiểu. Nhưng các bạn có nghĩ là tôi éo quan tâm đến các kiểu chủ nghĩa này nọ, bỏ hết qua tất cả những thứ râu ria mà nhìn thẳng vào để thấy một thứ thôi, đó là… âm nhạc!?

Nhìn một cái cho nó thấu bản chất vấn đề, dám cá là 99% mọi người không làm được điều đơn giản này! Vậy rút cuộc “âm nhạc” là cái gì, nó chính là “movement”, là sự vận động đấy! 🙂 Nên tất cả những thứ trì trệ, đần độn, thảm não, chảy nước, phản – vận – động đều không phải là “nhạc”, mà chỉ có thể gọi là “nhẽo”! 😃

kayak techniques: reentry

ó nhiều kỹ thuật reentry khác nhau, leo lại vô trong xuồng khi đã bị lật văng ra ngoài, dưới đây minh hoạ 2 cái. Cái đầu là “leo lên”, nhìn đơn giản nhưng vẫn hơi khó nếu gặp sóng to, tôi thích cái sau hơn, gọi là “chui vô”, sau đó dùng động tác brace để dựng xuồng thẳng lại.

Trong cả 2 kỹ thuật, không cần phải bơm nước ra khỏi xuồng trước, cứ để đầy nước như thế, dìm xuồng xuống càng thấp càng dễ thực hiện! 🙂 Lưu ý vị trí của cơ thể khi tiếp cận phải luôn “dưới gió” (leeward), như thế sóng gió sẽ xô chiếc xuồng về phía người chứ không kéo ra xa!

hoạ văn tự

guyên lai là một bài thơ Đường 4 câu 28 chữ của Chương Kiệt, ý phê phán Tần Thuỷ Hoàng đốt sách, chôn Nho, phê luôn cả Lưu Bang, Hạng Vũ đều là người ít học, không đọc được bao nhiêu sách vở! Đúng là hoạ văn tự thời nào cũng có mà! 😃

Trúc bạch yên tiêu đế nghiệp hư,
Quan hà không toả tổ long cư.
Khanh hôi vị lãnh Sơn Đông loạn,
Lưu Hạng nguyên lai bất độc thư.

Sách vở thành tro đế nghiệp tàn,
Núi sông một phút bỗng tan hoang.
Hố tro chưa nguội Sơn Đông loạn,
Lưu, Hạng đọc thơ được mấy hàng?

Ở TQ, “đốt sách chôn Nho” là chủ đề nhạy cảm, vì Mao Trạch Đông từng nhiều lần bày tỏ quan điểm ủng hộ Tần Thuỷ Hoàng, đốt các sách Nho gia, Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín vớ vẩn, chỉ giữ lại sách của Pháp gia, trị quốc bằng pháp luật! Điều này theo tôi căn bản không sai, chỉ có điều, thi hành chính sách quá hà khắc, ác liệt, dân tình oán thán mà thôi!

章碣 – 焚書坑

竹帛煙銷帝業虛
關河空鎖祖龍居
坑灰未冷山東亂
劉項原來不讀書

dantri.com.vn – Bay 16 tỷ USD vốn hóa chỉ vì CEO đăng một bài thơ lên mạng

kayak techniques: brace, 2

ôm nay trời nóng quá, ra sông chơi trò “con sứa”, nằm đọc báo thôi! 😃 Tiếp tục kỹ thuật “brace”, đây là một động tác bảo khó thì không khó, nhưng bảo dễ cũng không, nó thất thường vì nhiều yếu tố. Bạn đã tập thành thục hàng trăm lần, nhưng lần kế tiếp lại… không thành công!

Tải trọng của chiếc xuồng, phân bố tải trọng, tình trạng dòng chảy, sóng gió, mái chèo và cách sử dụng, chiều dài cánh tay đòn và cách gia lực… tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau! Nên phải hiểu chiếc xuồng của mình, mới có thể “nhân chu nhất thể”, người & xuồng hợp nhất được!

từ nguyên: tự do

ừ nguyên: Tự do – 自由 – Freedom, Liberty. Giải thích theo Hán ngữ thì tức là: “vì nguyên do tự thân”, “tự dàn xếp ổn thoả với các lý do nội tại”, “tự mình điều phối được suy nghĩ, hành động của bản thân”, hay nôm na nghĩa là “tự do mình mà ra”. Từ mang hàm nghĩa con người có được “tự do” khi có thể sống ổn thoả với chính bản thân mình, ngữ nghĩa hướng nội kiểu rất “duy tâm” nhé! 🙂

Giải nghĩa như thế hình như chẳng có liên hệ gì với “freedom – liberty” của phương Tây, những khái niệm mang hàm ý: con người thoát ra khỏi những ràng buộc của môi trường, của xã hội xung quanh. Một đằng chỉ liên hệ ngoại giới, ngoại thân, một đằng chỉ nội tình nội tại bên trong, nhưng bị cưỡng ép về cùng một nghĩa. Vậy lâu nay, các anh dùng từ “tự do” nhưng có thật sự hiểu nghĩa nó không?

danh định

anh định (nominated, rated). Đang có 30Amph trên xuồng, đủ xài cho nhiều tuần. Nhưng dùng nhiều vẫn thấy có gì đó không đúng, từ “danh” tới “thực” vẫn có một khoảng cách khá xa. Đầu tiên, 30Amph đó là áp dụng cho các viên pin điện thế 3.7V, nếu dùng để sạc các thiết bị USB 5V như iPhone thì dung lượng đó chỉ còn 30×3.7/5=22 Amph.

Nếu dùng để chạy thiết bị 12V thì dung lượng đó chỉ còn 30×3.7/12=9Amph… đó là chưa kể quá trình tăng áp cũng có hao phí, hiệu suất cao lắm cũng chỉ đạt cỡ 90%. Hiện đại đúng là hại điện, làm đau đầu nhiều chuyện. Nhớ ngày xưa, ôi cái “ngày xưa” đơn giản, không phải suy nghĩ, lo lắng nhiều, ra sông chỉ cần mang theo một cái gáo! 😃

Nhân tiện nói về điện, xe ô-tô điện TQ sản xuất đã đạt đến mức 1000km/lần sạc, phương Tây thì vì tiêu chuẩn an toàn cao hơn nên chỉ dám tuyên bố 700km/lần sạc, dần dần sẽ đi đến chỗ mật độ năng lượng của pin sẽ ngang bằng hay vượt mật độ năng lượng của xăng dầu, tức là đem theo một tấn pin hay một tấn dầu thì công sinh ra như nhau…