copyscope

hân sự kiện nhật-thực trưa nay, lúc 12h, post chút thông tin về kính-thiên-văn để các ông bố có thể tự làm cho con chơi. Mười mấy năm trước, tui có tự chế cái kính-thiên-văn, gọi là “copyscope” vì vật-kính (objective lens, bộ phận quan trọng nhất) làm từ thấu-kính của máy photocopy. Lê la mấy buổi ở đường Trần Hưng Đạo (đối diện trụ sở bộ CA) khu ngày xưa bán/sửa máy photo. Máy photo về nguyên-lý chính là cái máy ảnh, thấu-kính của nó rất tốt, lúc đó bán rẻ như cho 50~100K/cái.

Thị-kính (eyepiece) khó hơn chút, lục tung các nhà sách, các nơi bán dụng cụ HS, nhất là các cửa hàng y tế… để tìm mua loại một bộ 2, 3 cái có tiêu cự phù hợp. Thân kính (body) chỉ là những ống nhựa PVC lồng vào nhau. Advanced hơn có thể mua một cái webcam, lột phần vỏ, lấy cái “sensor” rồi gắn vào copyscope ở khoảng cách phù hợp, connect máy tính qua cổng USB, như thế có thể quan sát rất tiện lợi, to và rõ trên màn hình. Google với từ khoá “copyscope” sẽ thấy rất nhiều hướng dẫn chế tạo…

Một cái kính-thiên-văn đơn-giản theo kiểu Galileo, “xịn” hơn phần lớn các loại kính phổ-thông bán trên thị-trường, trong nhà sách. Tiếc là hồi đó, kỹ-năng cơ-khí của mình có hạn, nên phần chỉnh 2 ống PVC chạy tới lui để thay đổi tiêu-cự ko được tốt lắm. Nếu tay nghề tốt, hoàn toàn có thể làm ra một cái kính-thiên-văn đủ xịn để quan sát Mặt trăng và các hành-tinh khác trong Thái-Dương-hệ. Còn khi ko dùng làm kính-thiên-văn thì vẫn có thể dùng làm “siêu viễn-vọng-kính”, độ phóng đại khoảng 12~24x!

Dĩ nhiên nên đọc một chút về lý thuyết kính-thiên-văn, các thể loại Newtonian, Galilean, Keplerian, etc… ôn lại kiến thức vật lý cấp 2 một chút về cách tính tiêu-cự của các loại thấu-kính… để có thể chế tạo một cái copyscope hoạt động tốt! Quan trọng ko kém là phần cơ-khí, tinh chỉnh tiêu-cự, hoặc advanced hơn nữa, cơ chế “giá” kính (mounting) làm sao để có thể chỉnh kính dõi theo (follow) liên tục một thiên thể (celestial body) suốt thời gian dài dọc theo “mặt phẳng hoàng đạo” của nó… 😀