từ nguyên: giả dụ, rút cuộc & sốt

ừ nguyên: giả dụ (假如, âm Hán Việt: giả như) & rút cuộc (如果, âm Hán Việt: như quả). Để ý hiện tượng một chữ “như” (âm Hán Việt) nhưng có đến hai cách đọc (dụ, rút), chứng tỏ từ ngữ du nhập vào VN tại nhiều thời điểm, thậm chí là từ nhiều nguồn (địa phương) khác nhau.

Sốt: (âm Hán Việt: thiêu) từ này nhiều người cho rằng bắt nguồn từ tiếng Pháp “chaud” có nghĩ là nóng, nhưng tôi lại cho rằng một từ rất cơ bản như thế không phải mượn từ Pháp ngữ muộn đến vậy! Dĩ nhiên, lần nữa cũng chỉ “ghi chú” như thế, không dài dòng giải thích!

animal farm

ã thành nông trại súc vật từ lâu rồi, cái gì cũng tổng hợp, từ thức ăn vật lý cho tới thức ăn tinh thần, nuôi như nuôi heo luôn! 🐖 🐷 🐽 Văn chương, âm nhạc… cuối cùng trở thành một kiểu tổ hợp hoán vị, thuật toán nó xào xáo lên để tạo ra “món mới” ăn hàng ngày! Suy nghĩ trở thành những luồng được dẫn dắt, đúng sai, sự thật không quan trọng, quan trọng là trending hôm nay là nói về chủ đề này, ngày mai sẽ có chủ đề khác cũng rất “hot”! Đám nhân viên chăn nuôi đi tới đi lui, tay cầm sách “Thuật tẩy não” kiểm tra tính bầy đàn của từng cá thể! Chu trình Pavlov trở nên hoàn hảo, từ phản xạ vật lý của cơ thể hay tư duy riêng biệt của não bộ, hết thảy đều được dự đoán và kiểm soát, nhằm bảo đảm tất cả nằm trong kịch bản! Không phải nói chuyện viễn tưởng đâu, chuyện đã thấy hàng ngày từ hàng chục năm qua! Khi con người mất đi “phần hồn”, phần “hướng thượng” thì rút cuộc, chỉ còn lại phản xạ vật lý, phần “hướng hạ” như bao loài động vật khác mà thôi!

Mất đi khả năng tự phản tỉnh, con người trở thành những cỗ máy, if – then – else – for – do – while, chạy theo những chương trình đã được cài đặt sẵn! Nông trại súc vật, animal farm, đã trở thành hiện thực, mọi người kết nối thường trực trong mạng xã hội, đeo một cái màn hình 360° cung cấp toàn bộ worldview – thế giới quan toàn thời gian 24/7, sắp tới kết nối sóng não để giao tiếp, điều khiển từ xa! Đa số dân số không biết tự phản tỉnh bản thân là gì, đưa cho cái gì là nghe cái đó, đã “bán linh hồn cho quỷ dữ” từ lâu rồi! Ý thức hệ chính trị chưa làm nên Animal Farm – Nông trại súc vật, mà chủ nghĩa tiêu dùng hiện đại đã tạo ra nó rồi! Vài chục năm sau nữa, cuối cùng rồi cũng sẽ có một cuộc đại cách mạng xã hội, cách mạng văn hoá mới, cưỡng bức đưa các thành phần zombie – xác sống – âm binh về nông thôn đi lao động cải tạo! Nghe có vẻ dã man, tàn bạo mà thật ra cũng chỉ có một phương cách đó mà thôi, cho vô gulag làm việc khổ sai để dứt họ ra khỏi “the Matrix”!

KFC

gày xưa, họ lăn lộn nhiều năm, sống trong các làng bản xa xôi, ăn cùng, ngủ cùng người dân địa phương, trãi qua vài mối tình với các cô thôn nữ, hay như Phạm Duy, còn phải vài lần “hủ hoá” với các “công nông tử đệ”, rồi lâu về sau, mới đẻ ra được những giai điệu như thế. 😀 Ngày nay, “nhạc sĩ” đi chợ internet, tìm mua MIDI files, gì cũng có bán: bè trầm, bè nổi, hoà âm, tổng phổ… đem về xào xáo, đặt một cái tên…

Rồi bày ra một cái máy nghe đĩa Lenco, một bút máy Mont Blanc, gạt tàn, bản nhạc chép tay, chụp bức hình chứng minh lao tâm khổ tứ làm “nhạt sĩ”! Chỉ cần kết quả sau cùng, cách làm không quan trọng! Tuy nói là vậy, nhưng mọi người chắc cũng hiểu đôi khi là hoàn toàn ngược lại: gà đồi nướng mắc khén so với gà rán KFC hoàn toàn khác nhau! Tiếc là đám trẻ bây giờ chỉ biết KFC thôi, nhiều cái không thấy được sự khác biệt!

chính khí hướng thượng

ại là phim thanh xuân Trung Quốc, vừa bước vào cổng trường (vâng, chính là ngôi trường trung học Chấn Hoa – 振华中学 nổi tiếng qua ít nhất 3 bộ phim khác nhau), đập ngay vào mắt là câu khẩu hiệu: Hảo vấn lập hành, Chính khí hướng thượng! Haiza, dĩ nhiên cũng chỉ là khẩu hiệu mà thôi, nhưng nó cũng nói lên được nhiều vấn đề!

Lại đi trước Việt Nam, từ lâu đã bỏ những câu sáo rỗng, không có mấy giá trị thực tế, kiểu như Tiên học lễ, hậu học văn. Lễ không quá quan trọng, văn cũng chưa phải là quan trọng lắm đâu, quan trọng nhất là khí chất con người: chính trực, ngay thẳng, luôn tìm đường hướng đi lên, chứ không mãi lưu manh lặt vặt kéo cả lũ xuống dưới!

好问立行
正氣向上

nguyễn huy thiệp

hú thật, tác gia VN đương đại, tôi chỉ thích đọc có 2 người, đầu tiên là Bảo Ninh, kế đến là Nguyễn Huy Thiệp. Mà cũng ko dám nói là “đương đại”, vì Nguyễn Huy Thiệp tôi đã đọc từ hơn 20 năm trước! Đọc Nguyễn Huy Thiệp, người ta có cảm giác trở về với nguồn cội của mình…

Chảy đi sông ơi, Băn khoăn làm gì. Em thì nông nổi, Anh thì mê mãi, Anh đi tìm gì, Lòng đời đen bạc, Mỹ nhân già đi. Lời ai than thở, Thoảng trong gió chiều, Anh hùng cười gượng, Nét buồn cô liêu…

“Cha tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn”, cảm giác như được trở về quê nhà, tháo giày và đi chân trần trên cát, để cảm nhận sự gắn kết lạ lùng với mảnh đất này, để hình dung một quê hương nửa hiện thực, nửa thần thoại, nửa lãng mạn văn vẻ, nửa thô bỉ trần tục…

liên tài

ột trong những trình bày tôi yêu thích nhất; dù tôi biết rõ một điều là Nguyễn Đình Nghĩa, ông ấy giúp Thanh Hải vô thượng sư truyền bá tôn giáo bằng kỹ năng âm nhạc của mình, mà Thanh Hải là thứ tào lao như thế nào thì ai cũng rõ. Nhưng cũng như với Phạm Duy vậy…

Thái độ của tôi trước sau vẫn là… “liên tài” – 憐才, yêu mến tài năng mà thôi, XH Việt vô cùng phức tạp, đó lại là một chuyện khác! XH cần những tấm gương cho người khác soi vào, nhưng gương thì chỉ có một mặt, còn tài năng, đó là những viên kim cương có muôn ngàn mặt phản chiếu lấp lánh!

cảnh cảnh tinh hà

hải nói là TQ làm phim thanh xuân – coming-of-age rất hay. Không nên nhầm lẫn với thể loại ngôn tình, ngôn tình chỉ mới gần đây, thanh xuân đã có từ lâu, dù cũng có xu hướng hoà lẫn 2 thể loại. Ôi thanh xuân, ánh thiều quang xán lạn! Nhớ lại chính tôi năm lớp 8, cũng mượn giờ Văn, mượn Kiều để tỏ tình ngay giữa lớp, tỉnh như ruồi không biết ngượng: Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không?! 😀 Đầu phim nghe tên nam & nữ chính: Cảnh Cảnh & Tinh Hà thấy quen quen, nghĩ một chút là nhớ ra mượn từ Trường hận ca – Bạch Cư Dị: Trì trì chung cổ sơ trường dạ, Cảnh cảnh tinh hà dục thự thiên.

Lời thoại chất lượng, mượn cổ văn khá nhiều, nói về kỳ thi ĐH: khảo thí bất nhân, dĩ học sinh vi sô cẩu – thi cử thật là bất nhân, xem học sinh như cỏ rác, nhại một câu trong Đạo đức kinh, Lão tử: Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu! 😀 Lồng ghép văn hoá cổ như thế, lứa tuổi HS chưa thể hiểu hết được, nhưng chúng nó sẽ nhớ và lớn lên từ từ sẽ hiểu, sẽ tìm lại những nội dung ẩn giấu trong đó, có những nội hàm làm phong phú cuộc sống về sau! Với khán giả VN thì không thể nào hiểu được, cùng lắm chỉ nắm được vài ba ngôn từ bề mặt! Nên suốt cả ngàn năm nay, không lúc nào mà VN không học TQ, nhưng rút cuộc, cũng chỉ học được mấy cái hời hợt!

danh chính ngôn thuận

huyện thấy được khi xem phim, vấn đề an ninh mạng Trung Quốc, dĩ nhiên có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có điều rất căn bản: công khai danh tính! Các tài khoản mạng ở Trung Quốc hầu như phải xác minh nhân thân, như thế ai nấy đều phải suy nghĩ kỹ càng trước khi nói, chỉ cần có Báo cáo (Report) từ tài khoản “tíc xanh” là đã có thể bắt đầu chuỗi hành động pháp lý! Danh có chính thì ngôn mới thuận được, đây là chuyện hiển nhiên! Về vấn đề quyền riêng tư, hiện tại, các tài khoản mạng ở Trung Quốc vẫn cho phép một mức độ “ẩn danh” (không xác minh) nhất định! Nhưng chỉ có khiếu nại, kiện cáo từ tài khoản “tíc xanh” thì mới được xem xét!

Còn loại kia chỉ mang tính chất thông tin. Khi đa số người dân trong cộng đồng đều “tíc xanh”, thì phát ngôn từ tài khoản “không tíc xanh” được xem là không “chính danh”, không có trọng lượng, có độ ưu tiên rất thấp! Về vấn đề tự do ngôn luận, điều này chỉ khả dĩ trong một xã hội dân trí cao, con người có lòng tự trọng và ý thức đạo đức, pháp luật! Còn trong một xã hội phức tạp, đầy rẫy “lưu manh vặt” như Trung Quốc và Việt Nam thì chỉ có đẩy tinh thần “pháp trị” tới mức cao độ, thậm chí là hà khắc, ác liệt thì mới có thể giáo dục, sửa đổi con người, ép họ phải “cẩn ngôn, thận hành”! Chứ không thể ngồi đó mà trông chờ vào mấy câu “đạo đức” suông được!

từ nguyên: chủ tịch, chủ xị

hủ tịch, chủ xị (主席), “chủ tịch” là đọc theo âm HV, đọc theo âm Bắc Kinh hiện đại sẽ là “chủ xị”, nên “chủ tịch” hay “chủ xị” thì chỉ một từ, một nghĩa mà thôi. Du nhập vào VN tại những thời điểm khác nhau nên ý nghĩa ngữ dụng học (pragmatics) hơi khác nhau! “Tịch” là cái chiếu (Nguyễn Du: tịch mạt nhất nhân phát bán hoa – 席末一人髮半華), ngày xưa ở ngoài hội đồng làng, ai ngồi đầu chiếu tức là nhân vật quan trọng nhất vậy!

từ nguyên: cùn & quýt

ùn (, âm Hán Việt: độn): nghĩa là không sắc bén, cùn (dao), nghĩa thứ 2 là chậm chạp, ngu dốt (đần độn, trì độn). Quýt (, âm Hán Việt: quất), trong tiếng Việt, quýt và quất là 2 thứ quả khác nhau, tiếng Hoa chỉ có một chữ! Như vậy có hiện tượng một chữ nhưng có 2 cách đọc (âm cổ và âm mới), du nhập vào tiếng Việt tại những thời điểm khác nhau, và dùng để chỉ 2 thứ khác nhau, nhưng trong tiếng Hoa nguyên gốc chỉ có một chữ!