đường xa

Đường xa bao nỗi truân chuyên,
Ngọn đèn đêm gió, con thuyền biển khơi.
Đèn vẫn tỏ, thuyền bơi tới trước…

ace nhắc ngày này năm trước. Chuẩn bị sắp xếp công việc, dự kiến hành trình, cho thuyền bơi tới trước… 😀

polyushko polye

âu lâu nghe lại những bài ca ưa thích quen thuộc, Polyushko-polye – Cánh đồng yêu thương… Cách dịch tiếng Việt làm thay đổi ngữ nghĩa “một tí”, khi người Nga nói “cánh đồng” tức là ý họ nói thảo nguyên bao la ấy, không phải mấy cái vuông ruộng con con… 🙂

bắc đẩu

徐安貞 – 聞鄰家理箏

北斗橫天夜欲闌
愁人倚月思無端

ai bức “sơ đồ” chòm sao Bắc Đẩu, cái đầu vào nửa đêm, chòm sao thẳng đứng, cái sau ban ngày, chòm sao nằm ngang. Thơ của Từ An Trinh thời Đường: – Bắc đẩu hoành thiên dạ dục lan, Sầu nhân ỷ nguyệt tứ vô đoan – Đêm tàn, Bắc đẩu quay sang, Người ngồi dựa nguyệt, ngổn ngang mối tình… Sao Bắc đẩu xoay ngang tức là trời sắp sáng… 🙂

thiên văn

ạo này suốt ngày… dưới xem thiên văn, trên nhìn địa lý thôi! 😀 Trời SG ô nhiễm, nhưng những chùm sao chủ yếu vẫn quan sát được, trong ảnh là Polaris, gần như chính Bắc và Southern Cross – Chữ thập phương Nam, VN tuy ở Bắc bán cầu nhưng do gần xích đạo nên vẫn thấy được!

Thời buổi công nghệ, dùng app này hướng lên trời, trỏ vào đâu là nó sẽ tự động xác định các ngôi sao, các hành tinh ở đó! Sau này con cháu chúng ta sẽ hoài niệm một thời đã là quá khứ hoàn thành, một thời tiền công nghiệp, đêm đêm nằm trên mái nhà đếm sao mà có cảm giác say, hoa mắt…

chấp ngã

iết tiếp theo post trước, tiếng Việt và não trạng Việt… Biết là nói những chuyện như thế này rất dễ “ăn gạch đá”, nhưng “phản tỉnh” là điều đương nhiên cần phải làm. Dĩ nhiên, không nên có những nhận định quá cực đoan kiểu như: “tiếng Việt là thứ tào lao, Nôm na là cha mách qué”, nhưng vẫn có thể nói một điều dễ nhận thấy rằng, tiếng Việt, với tất cả những ưu và khuyết của nó, quả nhiên, đã góp phần tạo ra một cái “não trạng” như rất rất nhiều (nếu không muốn nói là đa số) người Việt hiện tại:

1.   Egocentric: quá tập trung vào bản thân, cứ suốt ngày “tôi là như thế này, người khác là như thế kia”, đến mức narcissist, tự kỷ!

2.   Preassumption: luôn kiểu ta đây “biết rồi”, luôn tìm cách “đọc vị” người khác, nghĩ rằng biết người khác “trong lòng bàn tay”.

3.   Quick-to-make-judgement: quá vội vàng khi đánh giá một người, một sự việc, không bao giờ chịu bỏ “công phu” tìm hiểu thấu đáo.

4.   Too-emotional-thinking: có quá nhiều cảm tính trong suy nghĩ, quá dễ bị tác động bởi các câu chuyện “câu nước mắt”.

5.   Self-grasping, chấp ngã: cố sống cố chết bám víu vào cái hiểu biết tào lao của mình, “tôi đúng” mới là điều tiên quyết.

Khởi thuỷ, là do sinh-cảnh như thế, người Việt giỏi biến hoá, ứng phó với hoàn cảnh, mang tính chất đấu tranh sinh tồn xa xưa (e là từ thời còn ở nhà sàn). Nhưng khi xã hội phát triển đến mức quy mô, phức tạp thì kiểu tính cách đó không còn thích hợp. Lâu dần sau đó, tác động qua lại giữa những cá tính bắng nhắng, vụn vặt như thế, dần dần dẫn đến một cực đoan khác là tính “lưu manh vặt”, sẵn sàng làm nhiều điều tào lao để tự tôn mình lên và đạp người khác xuống, hay chỉ để thoả mãn một nhu cầu nhất thời!

Cái “chấp ngã” của người Việt đáng sợ đến mức báo động! “Não trạng” như thế tạo ra một xã hội bất ổn về tình thương và lòng tin, không xây dựng được giá trị chung của cộng đồng, và xa hơn là không có khả năng học tập được những điều mới! Lạ lùng thay, cũng chính vì “chấp ngã”, “tôi đúng” như thế nên rất dễ bị lừa gạt, chỉ cần vài câu “cảm tính, bầy đàn” là tin sái cổ, căn bản là vì sâu bên trong, không tự mình tạo ra được “giá trị tự thân”, tự họ chẳng tin vào điều gì, chẳng tin gì nhưng cái tào lao gì cũng tin, là như thế!

tre

ương lai, vật liệu đóng thuyền cỡ nhỏ thì tre có những ưu điểm “vô đối”. Tre không bền bằng các loại “siêu gỗ” trên 1 tấn/m3, nhưng chỉ so các loại gỗ cùng tỉ trọng (ví dụ như giá tị – teak: 0.7 ~ 0.8 tấn/m3) thi tre bền hơn, gỗ tối đa chỉ được 50~60 năm chứ tre thì có thể trên 100 năm!

Và với tình hình gỗ, rừng như hiện tại thì tre rẻ hơn, có thể kiếm được nhiều hơn! Vấn đề là thiếu các nhà máy chế biến thành quy cách mong muốn: chẻ tre thành phiến mỏng, sấy bằng lò viba để rút khô hết nước, dán keo và ép gia nhiệt các miếng tre lại với nhau thành kích thước sử dụng được!

hoa gạo

oa gạo nở đỏ trời, một cảnh tượng rất tiêu biểu của nông thôn Bắc bộ, bắc Trung bộ… nhưng ít người biết, Sài Gòn cũng có khá nhiều hoa gạo, nhưng khác với miền Bắc, cây không rụng lá khi ra hoa, và thường không ra quá nhiều hoa! Tôi đạp xe nhiều như thế, nên vẫn nhớ, góc này, góc kia, thỉnh thoảng vẫn thấy có một vài cây!

quả vả

oại đặc sản chỉ có trong một vùng tương đối hẹp, ít người biết, ngày xưa được xem là món ăn quý, khó tìm, cả tuổi thơ tôi chắc được ăn không quá 5 lần 🙂, giờ chắc đã trồng đại trà! Thường trộn làm gỏi, trái vả giống trái sung nhưng to hơn, gần bằng quả quýt!

từ nguyên: giả dụ, rút cuộc & sốt

ừ nguyên: giả dụ (假如, âm Hán Việt: giả như) & rút cuộc (如果, âm Hán Việt: như quả). Để ý hiện tượng một chữ “như” (âm Hán Việt) nhưng có đến hai cách đọc (dụ, rút), chứng tỏ từ ngữ du nhập vào VN tại nhiều thời điểm, thậm chí là từ nhiều nguồn (địa phương) khác nhau.

Sốt: (âm Hán Việt: thiêu) từ này nhiều người cho rằng bắt nguồn từ tiếng Pháp “chaud” có nghĩ là nóng, nhưng tôi lại cho rằng một từ rất cơ bản như thế không phải mượn từ Pháp ngữ muộn đến vậy! Dĩ nhiên, lần nữa cũng chỉ “ghi chú” như thế, không dài dòng giải thích!

animal farm

ã thành nông trại súc vật từ lâu rồi, cái gì cũng tổng hợp, từ thức ăn vật lý cho tới thức ăn tinh thần, nuôi như nuôi heo luôn! 🐖 🐷 🐽 Văn chương, âm nhạc… cuối cùng trở thành một kiểu tổ hợp hoán vị, thuật toán nó xào xáo lên để tạo ra “món mới” ăn hàng ngày! Suy nghĩ trở thành những luồng được dẫn dắt, đúng sai, sự thật không quan trọng, quan trọng là trending hôm nay là nói về chủ đề này, ngày mai sẽ có chủ đề khác cũng rất “hot”! Đám nhân viên chăn nuôi đi tới đi lui, tay cầm sách “Thuật tẩy não” kiểm tra tính bầy đàn của từng cá thể! Chu trình Pavlov trở nên hoàn hảo, từ phản xạ vật lý của cơ thể hay tư duy riêng biệt của não bộ, hết thảy đều được dự đoán và kiểm soát, nhằm bảo đảm tất cả nằm trong kịch bản! Không phải nói chuyện viễn tưởng đâu, chuyện đã thấy hàng ngày từ hàng chục năm qua! Khi con người mất đi “phần hồn”, phần “hướng thượng” thì rút cuộc, chỉ còn lại phản xạ vật lý, phần “hướng hạ” như bao loài động vật khác mà thôi!

Mất đi khả năng tự phản tỉnh, con người trở thành những cỗ máy, if – then – else – for – do – while, chạy theo những chương trình đã được cài đặt sẵn! Nông trại súc vật, animal farm, đã trở thành hiện thực, mọi người kết nối thường trực trong mạng xã hội, đeo một cái màn hình 360° cung cấp toàn bộ worldview – thế giới quan toàn thời gian 24/7, sắp tới kết nối sóng não để giao tiếp, điều khiển từ xa! Đa số dân số không biết tự phản tỉnh bản thân là gì, đưa cho cái gì là nghe cái đó, đã “bán linh hồn cho quỷ dữ” từ lâu rồi! Ý thức hệ chính trị chưa làm nên Animal Farm – Nông trại súc vật, mà chủ nghĩa tiêu dùng hiện đại đã tạo ra nó rồi! Vài chục năm sau nữa, cuối cùng rồi cũng sẽ có một cuộc đại cách mạng xã hội, cách mạng văn hoá mới, cưỡng bức đưa các thành phần zombie – xác sống – âm binh về nông thôn đi lao động cải tạo! Nghe có vẻ dã man, tàn bạo mà thật ra cũng chỉ có một phương cách đó mà thôi, cho vô gulag làm việc khổ sai để dứt họ ra khỏi “the Matrix”!