mèo – 2

ột con mèo hoàn chỉnh, ngoại trừ việc… không kêu meo meo được! Lúc mới nhặt về ốm yếu lắm, đi không vững, nuôi được vài tuần đã tốt hơn trước nhiều, có điều do chấn thương hay dị tật sao đó nên không kêu meo meo được, chỉ gừ gừ, khẹt khẹt mà thôi… trừ điều đó ra thì hoàn toàn khoẻ mạnh, ăn và phá như giặc! 😀

the decembrists

iết tiếp phần trước về Napoleon và Alexander-1… Sau thất bại thảm hại trên đất Nga, Napoleon chạy về Pháp, gom góp được khoảng 70 ngàn quân để chống lại Liên minh thứ 6 đang áp sát nước Pháp (The 6th coalition, bao gồm: Nga, Anh, Áo, Phổ, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha… tất cả đều là những vương quốc). Với tài năng quân sự thiên bẩm của mình, Napoleon tiếp tục thu được một số thắng lợi nhỏ, Liên minh thứ 6 đã rất nản lòng muốn dừng lại. Nếu không phải vì quyết tâm của Sa-hoàng Alexander-1, minh chủ của liên minh, thì e rằng chiến dịch đã thất bại! Alexander-1 áp sát Paris, sau một số trận đánh nhỏ thì Paris đầu hàng, Napoleon thoái vị và bị lưu đày ở đảo Elba. Alexander-1 được cả châu Âu tung hô như một anh hùng, là người giải phóng, người cứu rỗi.

Nhưng kỳ lạ thay, Sa-hoàng Alexander-1 sau đó bắt đầu nói về… cộng hoà, về dân chủ và hiến pháp, thể hiện tư tưởng tự do, tân thời như vừa lấy ra từ sách của Rousseau vậy! Các nhà chính trị châu Âu cảm thấy bàng hoàng, khó hiểu (nên nhớ Liên minh thứ 6 gồm toàn các vương quốc), nhưng cũng cứ gật gật, dù sao thì Alexander-1 cũng là người chiến thắng, cứ để cho ông ta nói cho sướng miệng! Một số vị già đời hơn thì cho rằng Alexander-1 là kẻ gian manh, muốn dùng chiêu bài “cộng hoà” để đối phó với một châu Âu “bảo hoàng”! Nhưng Alexander-1 có “gian manh” hay không thật khó lòng nói cho rõ, vì ông ấy có hành động thực sự! Sau khi Napoleon thất bại, Phần Lan và Ba Lan trở thành một phần của đế chế Nga, được thiết lập chế độ “Quân chủ Lập hiến”!

Lần đầu tiên trong một đế chế, có 2 chủ thể có hiến pháp và nghị viện riêng! Alexander-1 còn cho xây dựng những mô hình “công xã”, nơi binh lính và nông dân chung sống và sản xuất! Nước Nga bản chất vẫn là quân chủ toàn trị, nhưng đã có những dự thảo bãi bỏ chế độ nông nô, thành lập Nghị viện và Hiến pháp! Đương nhiên, tất cả chỉ mới là “dự thảo”, vị hoàng đế Alexander kia có phải muốn dùng Ba Lan, Phần Lan như những mô hình thử nghiệm hay không thì không ai thực sự rõ! Nhưng một điều rất rõ: tất cả các đời Sa-hoàng, ngay từ vị đầu tiên là Peter-the-great, đều hiểu sự cần thiết của việc bãi bỏ chế độ nông nô, nô lệ, của việc xây dựng nhà nước pháp quyền! Việc bãi bỏ nông nô, biến họ trở thành người tự do, sẽ nâng cao năng suất lao động, ít nhất trên lý thuyết là như thế!

Người tự do, vì lợi ích của bản thân, sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất hơn, khiến cho quốc gia trở nên hùng mạnh hơn! Nên để tiếp tục “tranh bá” với các nước châu Âu thì Nga buộc lòng phải bãi bỏ chế độ nông nô, nô lệ! Năm 1819, Sa-hoàng Alexander-1 thông qua Luật nông dân, thử nghiệm bãi bỏ chế độ nông nô ở vùng mà ngày nay là Estonia và Latvia! Nhưng ông ta chết khi chưa kịp nhìn rõ kết quả cải cách của mình. Người em của ông là Nicholas-1 nối ngôi thì xảy ra vụ bạo loạn Hội tháng Chạp – The Decembrists! Đây là một hội các sĩ quan, quý tộc Nga có tư tưởng tiến bộ, muốn canh tân đất nước, về bản chất, động cơ của họ là tốt. Trở lại với Chiến tranh vệ quốc 1812 trước đó, làm sao người Nga thắng được khi quân đội của họ vừa ít hơn về số lượng, vừa kém hơn về chất lượng? Vì họ đã tổ chức một hình thức “chiến tranh nhân dân” với vô số các đội du kích!

Nhưng “chiến tranh nhân dân” tàn phá nghiêm trọng đời sống nông dân! Hội “Tháng Chạp” thấy rõ điều này và muốn cải thiện đời sống cho tầng lớp nông dân, nhưng tiếc là cách làm của họ từ đầu đã không đúng! Họ tổ chức “biểu tình có vũ trang” tại St. Petersburg, Nicolas-1 cử Bá tước Miloradovich đến thương thuyết, người ta bắn chết ông ấy! Nicolas cố gắng thương thuyết cả một ngày dài không đạt kết quả gì, sau đó là một kết cục điển hình rất Nga: các đội kỵ binh được tung vào, đại bác bắn thẳng vào đoàn biểu tình, cả ngàn người chết, sau đó là bắt bớ và lưu đày, vô số người đi Siberia! Trở lại với việc thử nghiệm bãi bỏ chế độ nông nô ở vùng Baltic đã đem lại kết quả tốt và đến giữa thế kỷ 19 đã thực hiện chế độ giáo dục phổ thông 12 năm bắt buộc, một bước tiến rất lớn về xã hội!

Nhưng nên nhớ rằng, những nước Estonia, Latvia và vùng phía Tây Bắc nước Nga là không gian ảnh hưởng nặng bởi văn hoá Đức – Phổ, trình độ dân trí khá cao, cải cách xã hội đã diễn ra thuận lợi! Ở vùng Trung và Nam nước Nga, sự việc khó khăn hơn rất nhiều! Cốt yếu vẫn là một lưỡng đề mâu thuẫn: nông nô là nền tảng của chế độ phong kiến, bãi bỏ nông nô thì tầng lớp quý tộc, địa chủ mất đi miếng ăn, sẽ không còn ủng hộ, trung thành với triều đình nữa! Nên sự việc lần lữa mãi đến 1861, đến triều đại của Alexander-2 thì mới chính thức thi hành, về thời gian thì cũng chỉ sau Đức, Áo vài năm, không phải là chậm lắm! Nhưng đây cũng là bước đầu tiên dẫn tới sự diệt vong của chế độ Sa-hoàng! Về nguyên tắc, bãi bỏ nông nô chính là giải phóng sức lao động, nhưng đó chỉ là lý thuyết suông!

Trong thực tế, người nông nô Nga đã sống cả ngàn năm như thế, họ không biết làm gì với cái tự do “từ trên trời rơi xuống”! Triều đình thực hiện một chính sách bán đất trả góp cho những nông nô mới được giải phóng, nhưng chỉ sau vài năm, kết quả… đảo ngược! Mùa màng thất bát, vay nợ, cắm đất, chìm ngập trong rượu chè, bài bạc, không biết làm gì, các nông nô quay về làm việc cho các ông chủ cũ, những người, bằng vô số mánh khoé, các thủ đoạn hắc ám, tiếp tục duy trị địa vị chúa đất của mình. Từ đó hình thành một tầng lớp chủ đất mới, về pháp lý không phải là chủ, nhưng vẫn là những ông chủ trong thực tế, đó là các… kulak! Như thế, từ một động cơ tốt đã dẫn tới một xã hội còn bất ổn trầm trọng hơn trước! Tầng lớp kulak này kinh khủng đến mức họ kiểm soát 90% ruộng đất toàn Nga!

Nên sau Cách mạng tháng 10, chính quyền mới buộc lòng phải làm một cuộc thanh trừng đẫm máu, đưa các thành phần kulak này vào… gulag, cố gắng tìm cách thay đổi những cơ cấu kinh tế, xã hội lỗi thời, tìm cách thay đổi não trạng và phong tục tập quán của các làng xã xưa cũ! Ở đây thấy rõ một việc: ở vùng phía Bắc, Tây Bắc nước Nga, không gian văn hoá, dân trí cao hơn hẳn, cải cách xã hội đã diễn ra tương đối thành công! Ở những vùng còn lại, sự việc dần dần biến thành thảm hoạ, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chế độ phong kiến Sa-hoàng diệt vong hơn 50 năm sau! Nên phải có “trí” thì mới thành “chủ” được, chứ dân “ngu” thì vô phương, chả có cách nào, dù có lý tưởng đi chăng nữa thì quyết định tương lai của người dân vẫn là tâm địa và văn hoá của chính họ!

nam tính độc hại

hư khi nghe Putin nói nước Nga muốn gia nhập Nato… mọi người không hiểu rằng ông ta nói đùa sao, một kiểu đùa rất Nga, cũng giống hệt như “trung lập nhưng có người bảo vệ” vậy.. 😀 Tham gia Nato làm sao mà cứ mỗi lần người Nga tham dự Eurovision song contest, chương trình ca nhạc liên Âu châu là họ làm cho toàn bộ phần còn lại nghe như “âm nhạc của mấy thằng gay, bóng” vậy!

Đương nhiên cũng có người nghĩ mình đã là “công dân toàn cầu” rồi, đứng lên trên dân tộc, làm như đã có một nền dân chủ toàn cầu hoàn mỹ, đã có một thế giới quan, giá trị quan thống nhất, và bắt đầu phê phán các thể loại “nam tính độc hại”. Nói thật, cho dù văn minh con người có phát triển đến cỡ nào, thì “nam tính độc hại” dù muốn dù không, sẽ luôn là một phần của cuộc sống, của xã hội con người!

Vasilisa Kozhina

ăm 1812, sau khi đã chinh phục hầu hết châu Âu, chỉ còn Anh, Bồ Đào Nha và một số vùng đất lẻ tẻ khác chưa “thần phục”, Napoleon đem gần 600 ngàn quân xâm chiếm nước Nga! Quân đội Sa-hoàng Alexander-1 chỉ có 200 ngàn người, hơn 1/3 quân số của Napoleon một chút, đó là về số lượng, còn về chất lượng, độ tinh nhuệ thiện chiến thì nói thật, cũng không bằng, quân đội Napoleon đương thời nổi tiếng bách chiến bách thắng! Thế nên từ Barclay de Tolly, Pyotr Bagration đến Mikhail Kutuzov… những tướng lĩnh Nga tính tới tính lui, không có đối sách nào khác hơn là lui quân, hạn chế đối đầu trực tiếp, bảo toàn lực lượng!

Thực hiện sách lược vườn không nhà trống, chủ động dẫn dụ quân Pháp vào sâu trong lãnh thổ! Càng vào sâu, con đường tiếp vận, hậu cần càng dài, càng cần nhiều nhân lực hơn để bảo vệ, đằng sau là các đội du kích quấy phá! Một số đội du kích là do chính quyền tổ chức, một số là do người dân tự phát, nổi tiếng trong số đó là Vasilisa Kozhina, một nữ nông nô, người tổ chức đội nữ du kích đầu tiên của nước Nga trong Chiến tranh vệ quốc 1812 (xem series phim truyền hình bên dưới). Người Nga chỉ đánh những trận nhỏ cầm chân quân Pháp, đánh vào quân các nước chư hầu, trận nào Napoleon trực tiếp cầm quân thì… né, hoặc đánh cầm chừng!

Sau trận Borodino thì phải bỏ cả Moscow, dân chúng được lệnh di tản, người ta phóng hoả đốt thành phố, không để lại gì cho quân Pháp! Borodino hiểu theo nghĩa nào đó là “chiến thắng” cho Napoleon, một “chiến thắng kiểu Pyrros”, thắng nhưng tổn thất nặng đến mức thua ngược toàn bộ cuộc chiến! Người Nga đã giữ lại được “hạt giống” qua mùa đông để tiếp tục “gieo trồng” vụ sau! Mùa đông nước Nga, con đường tiếp vận quá dài, quân đội Pháp không bảo đảm đủ lương ăn, áo mặc, số chết vì đói rét, bệnh tật ngang với số chết trong chiến trận, cộng thêm lượng lớn đào ngũ! Napoleon đành phải rút quân!

Hơn 500K người đi, chưa đến 50K người về! Trên đà truy kích, quân Nga và các nước đồng minh kéo vào Paris, Napoleon đầu hàng và đi đày! Cũng tương tự như vậy, hơn 130 năm sau, họ lại đè bẹp quân Đức Phát-xít và kéo vào Berlin! Nên liên tưởng một cách không hoàn toàn chính xác, nhưng người ta có quyền đặt câu hỏi, tại sao ở một xứ văn minh, nơi phát tích của cách mạng tư sản dân quyền như nước Pháp lại sinh ra một người như Napoleon, tại sao cái nôi của khoa học kỹ thuật, của tư tưởng và triết học như nước Đức lại đẻ ra một người như Hitler!? Và vai trò của nước Nga là gì trong lịch sử của toàn châu Âu!? 😀

oktavist

hương trình âm nhạc cuối tuần… Âm nhạc, như là phương tiện để phụng sự, tôn vinh các tình cảm thiêng liêng, đi loanh quanh một lúc thế nào cũng quay về âm nhạc giáo đường! Như trong một số bản nhạc LX thì cái dấu vết âm nhạc nhà thờ không giấu đi đâu được. Sử dụng rất nhiều các oktavist – loại giọng nam siêu trầm, còn thấp hơn cả basso – profondo! Ngay đoạn đầu trong clip, phát thanh viên Yuri Levitan đọc tuyên bố chiến thắng 1945 cũng là một basso – profondo: Vnimanie, govorit Moskva… – Chú ý, đây là tiếng nói Moskva…

Ca khúc được viết những 30 năm sau chiến tranh, hầu hết nhạc chúng ta nghe ngày nay là hồi tưởng và viết lại, chứ đương thời, ngay lúc sự kiện đang xảy ra thì chẳng ai có thời gian đâu mà viết nhạc! Bài hát trở nên nổi tiếng và phổ biến nhờ cái air nhẹ nhàng vui vẻ của nó, và đan xen cùng lúc là cái mood trang nghiêm, kính cẩn! …Không phải ai trong chúng con cũng trở về, Mẹ ơi, con thèm lại được bước đi chân trần qua vạt cỏ đẫm sương… Cho dù là “Russophilia” hay “Russophobia” thì bạn cũng phải thừa nhận âm nhạc Nga rất đặc sắc và tràn đầy sức sống!

mèo – 1

ập trung àm việc (!!) mà góc phải dưới: mới nhỏ bằng nắm tay đã quậy như giặc, lúc nào cũng lảng vảng xung quanh quậy phá, không đòi ăn thì cũng đòi chơi! 😀

Ekaterina

eries truyền hình Ekaterina, 2015, làm rất hay và khớp với sự thật lịch sử! Xem rất thú vị, thú vị hơn nhiều nếu phải xem phim Âu, Mỹ làm về Nga. Phim Âu Mỹ, xem tới xem lui vẫn thấy cái gì đó không đúng! Mà không đúng đầu tiên là tốc độ lời nói, tốc độ suy nghĩ, cách diễn đạt, diễn biến của sự kiện, chuyển biến tâm trạng! Đơn giản vì họ ở trong một thế giới tư duy và cảm xúc hoàn toàn khác…

Phải có hiểu biết của người “bản xứ” thì mới khắc hoạ thành công nhân vật, như tính cách Nữ-hoàng Elizabeth Petrovna, con gái của Peter-the-great được xây dựng rất sống động, rất Nga, ví như khi bà đọc thư bắt được của một gián điệp Đức: “Nước Nga thật là xấu xí, đám triều thần vây quanh Nữ-hoàng toàn khốn nạn và ngu dốt”… Elizabeth thốt lên rằng: cái này thì tôi đã biết, có gì lạ đâu!? 😅

Aivazovsky

hững người di cư đầu tiên tới Úc là các tội phạm, những người cần phải “tạm thời cách ly khỏi xã hội”. Những người di cư đầu tiên đến Mỹ là các thành phần Tân giáo, Thanh giáo, Tin Lành, Lutheran, etc… vì những mâu thuẫn tôn giáo khốc liệt, kinh hoàng ở châu Âu mà phải ra đi tìm đường sống, và thành phần di cư vì các lý do kinh tế cũng không ít! Châu Âu của “kỷ nguyên Ánh sáng” không “sáng” như chúng ta nghĩ mà trái lại: chiến tranh, dịch bệnh, đói kém, không thiếu thứ gì! Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… tất cả những nước châu Âu đều tìm cách đẩy mâu thuẫn nội tại sang một thế giới khác, sang Tân thế giới hoặc các quốc gia thuộc địa khắp Á, Phi, Mỹ La-tinh… Và ngày nay chủ nghĩa “thực dân kiểu mới” không phải đã kết thúc, mà chỉ tiếp diễn với rất nhiều những hình thức khác mà thôi!

Nga là một quốc gia lục địa, mãi đến Peter-the-great, họ mới thực sự biết đến biển! Nên mâu thuẫn nội tại của họ không đẩy đi đâu được, mà bùng phát ngay chính trong nội bộ! Vì không thể “chạy trốn”, nên mâu thuẫn xã hội “hiện nguyên hình” theo những cách chân thực, khốc liệt nhất! Nên mỗi nền văn hoá “tốt” hay “xấu” theo cách riêng của nó, bảo rằng một bên là “dân chủ, tốt đẹp”, bên kia “đàn áp, xấu xa” e rằng nói một phía! Một bên chuyên “xuất khẩu cách mạng”, một bên chuyên “xuất khẩu dân chủ” thảy đều là tìm cách đẩy – offload những vấn đề nội tại sang nơi khác mà thôi! Tôi chẳng tin gì vào cả 2 thứ vừa kể, kể cả đám gọi là “dân chủ” cũng chỉ thấy toàn “cuội”! 🙂 Vấn đề suy cho cùng ở ngay trước mắt, rất dễ thấy, các giá trị con người: trung thực, liêm chính chứ không phải quan điểm chính trị!

Nhưng giá trị con người, nói dễ nhưng không hề dễ, đấu đá bao nhiêu năm vẫn chưa thấy tốt hơn được bao nhiêu! Trong ngắn hạn, chuyện thay đổi tâm hồn con người, thay đổi văn hoá vẫn là chuyện vô cùng nan giải! Trong lúc chờ con người thay đổi ấy, mà tôi e là còn lâu lắm, không biết còn bao nhiều trăm, ngàn năm nữa… trong lúc chờ đợi điều đó thì có một lối thoát tạm thời, khả dĩ có thể làm cuộc sống dễ thở hơn một tí, dù chỉ là một tí thôi, và đây cũng là một bài học mà lịch sử đã dạy cho chúng ta, đó là… đi ra biển cả 😃, như đã phân tích phía trên (về các quốc gia đi ra biển và “tìm ra” Tân thế giới, thiết lập nên những vùng đất thuộc địa mới). Ảnh: bức tranh “Làn sóng thứ 9” của Ivan Aivazovsky, một trong những hoạ sĩ cổ điển hàng đầu của nước Nga, chuyên vẽ tranh về đề tài biển cả và hàng hải!

petro primo

à bức tượng do nữ hoàng Catherine-2 ra lệnh tạo tác, mất 14 năm mới hoàn thành, tạo hình Peter-1 cỡi trên lưng ngựa! Peter, người đã ra lệnh xây dựng thành phố St. Petersburg, thủ đô mới của nước Nga, và cũng là hải cảng quan trọng đầu tiên thông thương với thế giới! Dưới bệ đá có dòng chữ Latin: “Petro primo Catharina secunda”, ý nói được tạo tác bởi Catherine-2 nhằm tưởng nhớ Peter-1 nhưng cũng ngầm khẳng định vị thế kế thừa đại nghiệp: “Peter thứ nhất, Catherine thứ hai” của bà nữ hoàng! “Kỵ sĩ đồng”, Pushkin, được xem là bài thơ vĩ đại nhất của văn học Nga, chính là nói về bức tượng này! Bài thơ tưởng tượng ra nhân vật Evgenii và người yêu của anh ta là Parasha! Thành phố St. Petersburg nằm ở vùng đầm lầy cửa sông!

Vị trị thấp nên thường bị ngập lụt. Parasha chết trong một trận lụt như thế, còn Evgenii trong cơn đau khổ và tuyệt vọng, đã nguyền rủa bức tượng đồng, người đã cho xây dựng thành phố tại vị trí bất lợi! Đột nhiên, bức tượng đồng sống dậy và truy đuổi Evgenii khắp nơi! Kết bài thơ không nói rõ, chỉ ám chỉ một điều sau đó, Evgenii được tìm thấy đã chết! Chỉ là câu chuyện “đơn giản” như vậy, nhưng đằng sau nó là nỗi ám ảnh lớn lao đã giày vò nước Nga và tầng lớp tư tưởng của nó suốt mấy trăm năm qua, ngay từ thời các Sa-hoàng! Chính là mâu thuẫn muôn đời giữa “tôi và chúng ta”, giữa “cá thể và cộng đồng”, giữa “hạnh phúc cá nhân và lợi ích xã hội”. Có thể nói, lịch sử nước Nga suốt vài thế kỷ qua chỉ xoay quanh vấn đề này, và những cách thức giải quyết nó!

cánh buồm đỏ thắm

ái này thì nhiều người đã biết rồi, chỉ là nhắc lại một chút thôi! Đầu tiên là truyện dành cho tuổi thiếu nhi, tuổi teen của Alexander Grin, 1923, nói về Assol, cô gái mơ mộng đến một ngày sẽ có chàng “bạch mã hoàng tử” (ah không, không phải là mã – ngựa mà là thuyền, không phải trắng mà là đỏ), đến rước đi bằng chiếc thuyền với những cánh buồm đỏ thắm! Tiếp theo đó thì truyện được chuyển thể thành bộ phim nổi tiếng dành cho tuổi mới lớn, 1961!

Và sau đó thì trở thành lễ hội của các học sinh trung học St. Petersburg vào mỗi cuối các năm học, bắt đầu vào kỳ nghỉ hè! Là những màn múa hát, âm nhạc, hoạt cảnh và đặc biệt là trình diễn pháo hoa lớn, như năm 2021 vừa qua là siêu lớn, và dĩ nhiên không thể thiếu những cánh buồm thắm đỏ! Mà khi nhỏ, tôi là kiểu “ông cụ non”, cho đó là thứ “văn chương ngôn tình” nên không cần phải đọc kỹ, đương nhiên có tuổi rồi thì mình sẽ nhìn nó khác!

“Scarlet sail”… cũng gần giống như “Millions scarlet roses” vậy, mới nghe có vẻ rất hay, nhưng nghĩ lại thấy có điều gì đó không ổn, khi có người bán hết mọi thứ chỉ để mua một triệu bông hồng tặng cho người đẹp! Nhưng cũng không sao cả, cứ phải mơ mộng, lễ hội tuổi teen phải nên như thế! Có rất nhiều mẫu cá tính Nga được xây dựng theo kiểu “larger-than-life – xa hơn cả cuộc đời” như thế, mãi mãi mơ mộng làm những chuyện điên cuồng, rộng lớn! 😅