sailors’ soap

ảm nhảm về “khoa học thường thức”… Mấy năm gần đây ở VN rộ lên phong trào tự làm xà phòng để dùng ở nhà, cơ bản là quy trình thuỷ phân các chất béo (dầu ăn đã qua sử dụng, dầu dừa…) bằng kiềm – xút, thường dùng nhất là Natri hydroxide – NaOH! Nhưng từ hàng ngàn năm trước, khi chưa chế tạo được NaOH, từ Lưỡng Hà cho đến Trung Quốc, người ta đều sản xuất xà phòng với Kali hydroxide – KOH, từ chất béo (dầu olive, mỡ lợn…) trộn với vôi tôi và tro than từ gỗ.

Phương trình: Ca(OH)2 + K2CO3 → CaCO3 + KOH. Trong tro than gỗ có nhiều K2CO3, phản ứng với vôi tôi Ca(OH)2 tạo nên KOH! Thời hiện đại, NaOH được dùng vì nó rẻ hơn mà thôi, còn các loại xà – phòng từ xa xưa đều dùng Kali hydroxide – KOH. So với NaOH, KOH cho ra loại xà phòng mềm hơn (đôi khi còn có dạng chất lỏng), có tính tẩy rửa và sát khuẩn mạnh hơn, tan mạnh cả trong nước muối (vì muối là NaCl), nên còn được gọi là Saltwater soap, sailors’ soap, vì dùng tốt cả trong nước biển.

thuốc súng

ừ góc độ kinh tế, bất kỳ điều gì cũng có thể mang lại lợi ích, kể cả, nói xin lỗi, là… cứt! Do có muốn làm hay không mà thôi, hay chỉ hóng hớt cái lợi trước mắt mà bỏ lâu dài! Tình trạng ô nhiễm do chăn nuôi quy mô lớn là đáng báo động, hầu như tỉnh nào cũng gặp vấn đề này, gây ra vô số phiền nhiễu, nhưng chẳng thấy ai xử lý! Ngược dòng lịch sử, nói chuyện xa xôi… châu Âu đã xử lý chất thải chăn nuôi gia súc như thế nào?! Người TQ phát minh ra thuốc súng, thành phần chính bao gồm diêm tiêu (kali nitrat – KNO3) và than (Carbon)! Than thì dễ rồi, nhưng diêm tiêu lấy ở đâu ra!? Người TQ lấy trong các hang động, nơi những loài dơi cư ngụ thành những quần thể lớn, phân dơi sau thời gian phong hoá, rửa trôi hàng trăm năm chứa rất nhiều KNO3, với khối lượng rất lớn lên đến cả chục ngàn tấn! Nhưng châu Âu mới là người hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc súng trên quy mô công nghiệp!

Người Đức từ thế kỷ 16 đã có những trang trại lớn, sử dụng chất thải của gia súc để sản xuất kali nitrat. Tro than từ gỗ (chứa nhiều kali carbonate – K2CO3) được trộn với phân, được ủ cho hoai trong thời gian một năm, sau đó đun để chiết tách ra KNO3! Về hoá học, đây là phản ứng khá phức tạp, có sự tham gia của các loại vi khuẩn! Dù tại thời điểm đó chưa hiểu rõ bản chất, nhưng người Đức mày mò làm được bằng kinh nghiệm! Như thế họ sản xuất ra lượng lớn KNO3, thời chiến thì dùng làm thuốc súng, thời bình thì dùng làm phân bón! Năm 1561, nước Anh có chiến tranh với TBN nhưng bị cạn nguồn cung thuốc súng, họ đành phải bấm bụng chi 150 kg vàng để đi mua “bí mật công nghệ” này từ một sĩ quan Đức! Nên học hoá theo kiểu công thức ở nhà trường là một chuyện, hiểu nó có ý nghĩa thực tế, cụ thể như thế nào lại hoàn toàn khác! Chuyện từ một cái mà người ta rất kinh thường, thậm chí cho là tào lao như… phân Bắc, nhưng lại mang ý nghĩa hệ trọng như thế!

bất vong sơ tâm

ột trong nhiều điểm thú vị của các phim Thanh xuân Trung Quốc là các trò chơi tập thể! Bạn bè ngồi lại với nhau, ăn uống lai rai, thường là chơi “Nói thật hay thử thách”, người chơi buộc phải chọn hoặc kể ra một sự thật của bản thân, hoặc là phải làm một điều gì đó khó khăn! Có rất nhiều trò chơi khác nhau, như “Đương nhiên rồi” là một ví dụ: cho dù đối phương nói có khó nghe thế nào cũng vẫn phải trả lời “Đương nhiên rồi”, nếu không muốn / không dám thì phải uống một ly! Hay là trò “Tôi có, bạn không có” này, ai thua phải ăn một miếng chanh như hình thức phạt! Đã thấy vô số phim có cách xử lý những trò chơi rất sáng tạo, thú vị!

Nếu như ở là ở Việt Nam, những trò chơi này rất dễ nhanh chóng leo thang, biến tướng thành những chuyện nhảm nhí, xàm xí, thô bỉ, thiếu tế nhị và vô bổ! Làm sao để giữ cho vẫn “chơi được”, thể hiện sự thông minh, tinh tế, điều phối sự phức tạp trong các mối quan hệ, đó chính là phim TQ! 不亡初心 – Bất vong sơ tâm – Đừng quên tâm nguyện lúc ban đầu, cái thông điệp này, phim TQ nó lặp đi lặp lại mãi đến mức nhàm chán, nhưng quả thực là người ta dám tin như thế, vì tin cho nên đã làm được rất nhiều chuyện lớn lao, phức tạp! Còn như ở VN, sau cái sự cố “chui vào tay áo” xưa kia là éo ai còn dám làm phim Thanh xuân nữa! 🙁

radio clock

adio clock, là loại đồng hồ được tự động đồng bộ qua sóng radio! Đồng hồ (hiểu theo nghĩa rộng) có vô số hình thức và công năng khác nhau: đồng hồ công cộng ở sân bay, bến xe, đồng hồ trong các thiết bị điều phối giao thông đường bộ, đường sắt, đồng hồ trong các thiết bị cảm ứng đo lường (khí tượng, thuỷ văn, thời tiết…) hàng triệu đồng hồ này đều có sai số nhất định.

Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu thiết bị bẻ ghi – điều hướng tàu hoả bị sai giờ!? Cần có các tháp / trạm phát tín hiệu thời gian để những đồng hồ này tự chỉnh lại cho đúng! Như Nga và Mỹ, mỗi nước có 11 trạm phát sóng, Trung Quốc có 5 trạm, Đức có 3, Nhật Bản có 2, Anh, Pháp, Đài Loan mỗi nước có 1 trạm… phần lớn những vùng còn lại trên thế giới, ví dụ như Ấn Độ, không có trạm nào!

thầy bói

hế kỷ nào rồi mà vẫn còn những loại mị dân thô sơ, ngu xuẩn như thế này!? Do dân trí quá thấp nên nói vẫn có người nghe, vẫn có hàng triệu view (chắc là ảo!?)! Chỉ cần tâng bốc, phỉnh nịnh, đánh vào cái tâm lưu manh vặt là gì cũng nghe, cái gì cũng làm! Nỗi khổ của một dân tộc mãi không chịu lớn, tư cách chưa định hình hoàn chỉnh, chỉ vài ngôn từ sáo rỗng, bịp bợm là thao túng được!

1.     Giọng điệu rất lịch sự, dùng nhiều kính ngữ, rào trước đón sau, đây là bài của mấy cha Cố, nói năng hết sức tròn trịa, làm cho người nghe cảm thấy được vuốt ve, câu từ có khi hơn 1/2 là “kính ngữ, rào đón” rồi. Kiểu như các phim về lính Nguỵ xưa, mô tả tuy thô nhưng thật, những nhân vật cứ mở miệng là lễ phép quá mức cần thiết, vừa “lễ phép”, vừa “nham nhở” cùng lúc, tự bộc lộ cái nội tâm bất ổn!

2.     Phát ngôn kiểu thầy bói: nằm mơ / điềm / triệu này chứng tỏ, ngày xưa có những câu sấm ký, tiên đoán như thế này thế kia, TQ, CS sắp sụp rồi, lụn bại là điều chắc chắn! Cái giọng thầy bói này thì quá quen, gặp không biết bao nhiêu lần! Là thời buổi nào rồi mà vẫn còn dùng những thứ “huyền học”, “bấm đốt ngón tay”, lúc nào cũng “ta đây thấu rõ thiên cơ”! Đúng là… “số thầy ruồi bâu” mà!

3.     Nội dung có lẽ do nước ngoài chỉ đạo, một số chỗ đọc không đúng, ví dụ như “Hồ Hợi, Vương Mãng” thì đọc là “Ho Hoi, Vuong Mang”… là do thằng đọc đéo biết gì về lịch sử, chỉ đọc lại bài do bọn Tây soạn, bỏ dấu tiếng Việt không đúng! Cái này thì chúng nó soạn thành tài liệu dùng để huấn luyện nội bộ chứ chẳng chơi! Tình huống nào thì dùng chiêu gì, những kịch bản thường gặp, FAQ các kiểu!

4.     Chỗ nào không dùng sấm ký, bói toán để phán được thì chúng nó sẽ xạo sự, đơm đặt, ví dụ như Angkor Wat là do người ngoài hành tinh xây, chứ dân Khmer không thể nào xây được, vẫn là cái bài đánh vào cái tâm lý ranh vặt, nhược tiểu của người Việt! Nếu lung lạc một người không được, chúng nó sẽ tìm cách kích động nhiều người, tìm cách ly gián, tạo ra mâu thuẫn, đánh lên một vũng nước đục!

trịnh hoà

rịnh Hòa, nhà hàng hải Trung Quốc, người dưới thời Minh – Vĩnh Lạc, Hồng Vũ, Tuyên Đức, trong khoảng 30 năm, đã hoàn thành 7 hành trình đi đến tận châu Phi, Ả-rập, Ấn Độ, Nam Á, etc… với đội tàu hơn 300 chiếc và khoảng hơn 28 ngàn nhân sự tham gia! Những chuyến hải hành này thường được mô tả chung chung như những sứ mệnh ngoại giao, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của TQ! Nhưng không ai có thể giải thích cho rõ ràng: tại sao lại dùng một lực lượng lớn như thế, bỏ ra kinh phí rất lớn với những mục tiêu mơ hồ như thế?! Có thể thấy mục đích những chuyến thám hiểm của Trịnh Hoà một cách dễ dàng nếu nhìn vào bức tranh lịch sử toàn cảnh! Thời nhà Nguyên trước đó đã chứng kiến tuyến đường thương mại mở ra với quy mô lớn giữa TQ và bán đảo Ả-rập! Lúc này, thế kỷ 12 ~ 14, hàng hải châu Âu vẫn còn chưa phát triển như thời gian sau này! Những người có kinh nghiệm chạy con đường tơ lụa trên biển không ai khác chính là người Ả-rập! Tuyến đường này đã có rất lâu từ trước, có thể ngay từ thời Hán, nhưng chỉ trở nên thịnh vượng dưới thời đế chế Mongol.

hà Nguyên ở TQ và Y-Nhi hãn quốc ở Iraq, Iran, Thổ… là 2 đồng minh thân cận có nhiều quan hệ qua lại, 2 quốc gia khởi nguồn từ Kublai Khan và Hulagu Khan – 2 anh em ruột, cháu của Genghis Khan! TQ chứng kiến sự thay đổi lớn do giao thương hàng hải mang lại: hàng hoá, văn hoá, khoa học, kỹ thuật! Người Mông Cổ không thạo hàng hải, họ chỉ đơn giản là… ra lệnh cho người khác làm điều đó! Đến khi nhà Minh lật đổ nhà Nguyên thì tuyến thương mại quan trọng này tạm thời bị gián đoạn, và Vĩnh Lạc đế – Chu Đệ phái Trịnh Hoà đi chính là để tìm cách nối lại (không thành công) con đường! Vài ghi chép ít ỏi còn sót lại: lượng cobalt oxide (thời đó xem như “đất hiếm”) đem về từ Iran đủ dùng làm men xanh cho đồ sứ Cảnh Đức đến mấy chục năm! Đây chính là phiên bản cổ xưa của “Nhất đái nhất lộ – Một vành đai một con đường”! Ngày nay người ta không thống nhất được tại sao TQ lại ngừng đội tàu, đóng cửa sau 7 chuyến hải hành!? Cách giải thích khả dĩ nhất là giới quan lại Nho giáo sợ hãi trước những cơ hội thương mại, sợ tầng lớp thương gia quá giàu có làm bất ổn xã hội!

cổ phong

hán nhất khi xem phim cổ trang, dã sử Trung Quốc là mới chỉ nghe… tên là đã biết quá nhiều thứ rồi! Nữ, tên “Chiết chi”, đích thị sẽ là ca nương (lấy từ câu “Mạc đãi vô hoa không chiết chi” – Kim lũ y, Đỗ Thu Nương). Nữ chính tên “Cảnh Cảnh” thì nam chính sẽ tên là “Tinh Hà” (lấy từ câu: “Cảnh cảnh tinh hà dục thự thiên” – Trường hận ca – Bạch Cư Dị). Nam chính tên “Bạch Ngọc” (viên ngọc trắng) thì nữ chính sẽ tên là “Vô Hà” (không tì vết)… Cứ như kiểu nếu một bên là “Thanh Phong” thì bên kia chắc chắn sẽ là “Minh Nguyệt” vậy, mấy cái công thức cũ kỹ!

“Tái thượng phong vân” là tên phim lấy từ một câu trong bài Thu hứng – Đỗ Phủ, “Hiệp khách hành” là tên bài của Lý Bạch, “Nhất phiến băng tâm” là lấy từ bài Phù Dung lâu tống Tân Tiệm – Vương Xương Linh, “Tần thời minh nguyệt” là bài Xuất tái, cũng của Vương Xương Linh… Đúng nghĩa là vô vị, nhàm chán, coi chủ yếu để giải trí, giết thời gian! Phim ảnh phổ thông – phân khúc thấp của TQ cũng tồn tại vô số vấn đề, nhu cầu giải trí, thể hiện của khán giả thời hiện đại quá lớn mà! Nhưng ít ra nó cũng có chút nội dung chứ không nhảm, xàm như khá nhiều thể loại phim Việt!

bản quyền

ại Nhật, mở nhạc kiểu này sẽ bị chồng 2 loại án phạt: #1: Phạt vì gây ô nhiễm tiếng ồn, và #2: Phạt vì vi phạm bản quyền âm nhạc! Tất cả vụ việc mở âm nhạc ở nơi công cộng ở Nhật đều được xem là vi phạm tác quyền (trừ những nơi đã được cấp phép, đã trả phí…) và do đó, nếu nhạc bạn đã mua, đã có quyền sở hữu thì chỉ được tự mở, tự nghe một mình mà thôi, không được làm phiền người khác! Đến lúc phải làm rõ ra như thế, muốn thưởng thức “văn hoá á”, thì cứ phải trả tiền đã!

Còn không muốn trả tiền (như tôi) thì đành phải nghe các loại đã hết hạn bản quyền như nhạc cổ điển, những loại nhạc xưa lắc xưa lơ mà thôi! Nói như NS Phạm Duy: thiên hạ khen chê đủ điều, nhưng chẳng ai trả tiền cho âm nhạc! Có kiểu “bốc thơm, tán tụng” nào mà cứ “đĩ mồm, rẻ tiền” như thế, một vài xu keng cũng không muốn xì ra!? Cứ phải rõ ràng như thế, chứ không con đen nó lại “lý luận”. Những chuyện nhỏ mà làm hoài, làm hoài nhiều năm không xong thì đích thị là… chuyện rất lớn!

từ nguyên: rán – chiên

hân sự thừa mứa thông tin thời đại ngày nay mà xuất hiện nhiều dạng “tin tặc”, hiểu theo nghĩa là những kẻ xào xáo thông tin với mục đích xấu! Không khó để nhận ra những cái “bài” mà chúng nó cứ lặp đi lặp lại mãi đến mức nhàm chán: nào là văn hoá đã bị Hán hoá quá nhiều (đưa ra vài ví dụ khác biệt từ ngữ Nam / Bắc)! Nhưng ở nơi khác, lại “kín đáo” ra vẻ rằng ta đây cũng rành Hán văn, cổ ngữ lắm nhé! Giả bộ thế thôi, vì thời bây giờ tra cứu, cắt, dán quá dễ mà, đến khi hỏi kỹ thì hoá ra chả biết gì, chữ nó còn chưa kịp dính vào người! Nào là phiên âm kiểu thuần Việt là nói tiếng bồi, nhưng hỏi kỹ vào tiếng Anh / Pháp thấy cũng kiểu rất võ vẽ, lơ mơ! Tất cả mục tiêu của chúng nó là kích động, kèn cựa, ghen ghét vùng miền vặt vãnh! Mở miệng là học vấn Tây, Tàu đủ cả, học nhiều biết rộng, đã thấy khắp cả thế giới rồi nhưng sao sự khác biệt rất cỏn con lại không chấp nhận được!?

Ví dụ như, có ý kiến “chiên” mới là thuần Việt, còn “rán” là vay mượn từ phương Bắc! Từ nguyên: chiên – – âm Hán Việt: tiên, nghĩa là rán – chiên (cá, trứng) mượn từ tiếng Hoa cận đại! Rán – – âm Hán Việt: nhiên – nghĩa là đốt cháy, cả 2 từ đều có bộ hoả (bốn chấm) bên dưới! Dù là “rán” hay “chiên” thì đều không thuần Việt, đều là mượn từ gốc Hán cả, nhưng “rán” mượn sớm, còn “chiên” thì mới độ một vài trăm năm trở lại! Ai không tin thì cứ dùng các kiểu từ điển tra xem có đúng không nhé! Nên vay mượn cũng là chuyện rất bình thường, nhất là thời đại ngày nay, luôn luôn, thường trực xuất hiện ngôn từ, cách thể hiện mới, nội dung mới; cứ lặt vặt mãi thế làm sao khai tâm để học cái gì mới cho được!? Nên mới nói, ngu dốt chưa phải là nguy hiểm, tâm địa bất chính, nhỏ nhen mới là nguy hiểm! Manh động ngôn từ, hoa ngôn xảo ngữ không đáng sợ, sự trống rỗng nội tâm mới đáng sợ!

bao thanh thiên

ại sao Bao Công – Bao Thanh Thiên lại sống vào thời Tống!? Một câu hỏi có vẻ ngây ngô nhưng lý giải nó cũng có thể cho đáp án, cách nhìn thú vị! Phim ảnh Đài Loan, Hồng Công, Đại lục đều đã làm quá nhiều về Bao Chửng rồi, nào là Công Tôn Sách, Triển Chiêu, Trương Long, Triệu Hổ, Vương Triều, Mã Hán .v.v. Đầu tiên, Bao Chửng là một nhân vật lịch sử có thật, làm quan nổi tiếng thanh liêm, và thực sự đã “xử” khá nhiều tham quan ô lại, kể cả hoàng thân quốc thích. Bao Chửng sống dưới triều Tống Nhân Tông, đây là giai đoạn cực thịnh của thời Bắc Tống, có thể nói đây là giai đoạn thịnh vượng nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc!

Nhưng trước đó, triều Tống khởi đầu từ đống tro tàn. Trung Quốc sau loạn An – Sử cuối thời Đường dân số đã chết hơn 60, 70%, nhiều vùng 10 phần đã chết 9! Chiến loạn dẫn đến việc di dân hàng loạt, Hà Bắc, Hà Nam vĩnh viễn không thể phục hồi như trước! Thủ phủ của nghề trồng dâu nuôi tằm chuyển xuống phía Nam về Chiết Giang, Giang Tô. Chính khởi đầu gian khó như thế nên đẻ ra thứ Lý học của Chu Đôn Di, Chu Hy, Trình Di, Trình Hạo, một phiên bản sửa đổi khắt khe của Nho giáo! Đầu thời Tống, chính vì phải xây lại từ đống đổ nát nên xã hội đặt rất nặng vấn đề luân lý cá nhân: tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức .v.v.

Nhưng rồi họ vực dậy thành công, giống lúa mới du nhập từ Chăm-pa và Giao Chỉ đã tăng sản lượng lương thực lên nhiều lần, lượng dự trữ trong kho đủ cho toàn dân ăn trong… hơn 50 năm! Công, thương nghiệp phát triển như vũ bão, căn bản là: lượng của cải thặng dư vô cùng lớn! Triều Tống chứng kiến sự bùng nổ về dân số (tăng hơn gấp đôi), về khoa học kỹ thuật và văn hoá! Xã hội TQ chưa bao giờ giàu có như thế, nhưng giàu có cũng có mặt trái: con người ta trở nên ưa hưởng thụ, tham sống sợ chết, về mặt võ bị, quân sự, triều Tống cực kỳ yếu đuối, đây là tiền đề của việc mất đất, mất nước về tay người Kim, người Mông Cổ sau này!

Mặt trái nữa là khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội tích tụ! Và mặt trái nghiêm trọng nhất chính là xã hội dung dưỡng lòng tham của con người, của người dân nói chung và quan lại nói riêng, dẫn tới sự tha hoá về đạo đức! Quan lại thì mưu mô, xảo trá, tư lợi, nhà Tống vong quốc cũng vì những viên quan như Giả Tự Đạo, nhưng quan… thì thực ra cũng từ dân bước ra mà thôi! Xã hội đô thị, đời sống tập trung, dân số quá đông, nhiều sinh hoạt dân sự phức tạp, đương nhiên sẽ nảy sinh rất nhiều tranh chấp, mưu mô, thủ đoạn. Và lẽ tự nhiên là vì thực trạng xã hội như thế nên người dân có nhu cầu… công lý, và cái nhu cầu ấy rất bức thiết!

Chính giai đoạn chuyển đồi từ nghèo đói, khó khăn, khắc nghiệt sang có dư, sung túc… là giai đoạn đổ vỡ các giá trị xã hội! Cái văn hoá sinh tồn đầu thời Tống vô cùng khắc nghiệt, con người được yêu cầu phải đáp ứng những chuẩn mực về kỷ luật cá nhân, về giá trị cộng đồng! Nhưng đến khi no đủ rồi thì nôm na gọi là “rửng mỡ”… xuất hiện vô số hình thức tư lợi, gian manh, xảo trá, xuất hiện hàng loạt các loại án mà trước đây hiếm gặp! Xuất hiện nhiều kiểu tâm lý cá nhân bệnh hoạn đến mức phi nhân tính, nhiều vấn nạn xã hội quái dị, kỳ quặc, những điều trước đây vốn không hề có, hoặc có nhưng đã bị cái kỷ luật sinh tồn kia trấn áp!

Nên Bao Công chính là đại diện cho cái nhu cầu công lý, công bằng và tiến bộ xã hội vô cùng lớn đó! Không phải chỉ là công lý chung chung, thời Tống nổi tiếng là một giai đoạn tư pháp phát triển, phát triển về luật lệ, xuất hiện nhiều kỹ thuật điều tra, phá án mới, ngay cả ngành pháp y cũng có nhiều tiến bộ vượt bậc! Đó là kết quả của một xã hội… nhiều tội phạm, từ dân cho đến quan! Thấy thấp thoáng bóng dáng xã hội VN hiện tại trong nhưng bài học lịch sử đó, nhưng e là nghiêm trọng hơn nhiều, vì VN thì chỉ có cái tâm lưu manh dẫn đến tội phạm, chứ kỹ năng xây dựng kinh tế, xã hội, văn hoá như người ta thì… không thấy có!