xúc cúc

ột trong những việc đầu tiên ông Tập làm khi trở thành Tổng bí thư – Chủ tịch cách đây 15 năm, đó là xúc tiến phát triển bóng đá Trung Quốc. Các doanh nghiệp TQ theo lệnh, đã đầu tư hàng chục tỷ đô vào trò chơi này, nhưng phong trào do ông Tập phát động thu được kết quả vẫn tương đối hạn chế! Ông Tập ủng hộ phát triển football – bóng đá không đơn thuần là một phong trào vận động thể thao, ý tưởng chính là hồi sinh lại bộ môn Xúc cúc – 蹴鞠 – Cuju xa xưa, từng là môn thể thao được phát triển liên tục từ thời Hán, Đường, Tống, Nguyên, gần 1500 năm, sang đến thời Minh không hiểu vì sao lại lụi tàn, lãng quên. Thoạt tiên, đây là một môn thể thao trong quân đội, chủ yếu là để rèn luyện sức khoẻ. Về sau trở thành một môn thể thao rất phổ biến trong cả dân gian lẫn tại cung đình.

Cỡ năm 1000 (thời Tống), Trung Quốc đã có giải đấu Xúc Cúc chuyên nghiệp toàn quốc, chuyên nghiệp tức là kiếm tiền, sống được bằng nghề này, tạo thành văn hoá cạnh tranh, đối đầu giống như MU (Manchester United) và MC (Manchester City) vậy! Xúc cúc được tổ chức thành các câu lạc bộ, người tham gia phải đóng phí, phí này được trả cho các “giáo luyện”, chính là các cầu thủ chuyên nghiệp để giảng dạy cho người mới bắt đầu chơi! Xúc cúc có hai phiên bản, một phiên bản có một cầu môn ở giữa sân, hình thức này chủ yếu là để phô diễn kỹ thuật cá nhân, và mới nhìn thì rất giống môn đá cầu! Và hình thức thứ hai có các khung thành ở hai đầu sân, kiểu này mang tính đối kháng giống như bóng đá hiện đại! Không phải ngẫu nhiên mà từ xa xưa, TQ nó đã văn minh như vậy! Bộ phim: Võ tăng truyền kỳ – Xúc cúc chi chiến!

kiếm vũ

hương trình âm nhạc cuối tuần… phương Tây thì chỉ xem đây là âm nhạc của Khachaturian người Armenia, nhưng nhiều người thì lại gộp nó vào không gian Xô-Viết, không gian Đế chế Nga rộng lớn, hùng mạnh xa xưa, một bản nhạc có tính “signature”, rất độc đáo của thế kỷ trước, được thấy sử dụng thường xuyên trong…

Phim hoạt hình Tom & Jerry (và nhiều phim khác) để diễn tả những lúc kịch tính, cao trào, gay cấn, trong những tranh đấu bất tận giữa mèo và chuột! 🙂 Bản nhạc: Múa kiếm – Kiếm vũ – Sabre dance! Giây thứ 50 là một nét đẹp Circassian – Circassian beauty, từ hàng trăm năm nay đã thành huyền thoại, cô ấy là người Chechen!

“ý thức”

ể chuyện “đuối nước”, mùa hè năm 19xx hồi đó, mấy cậu bé 12, 13 tuổi lang thang ra bán đảo Sơn Trà chơi, đó là cái thời còn nguyên sơ rừng núi, còn chưa có đường đi, phải vịn đá, vạch cây, băng rừng thì mới đến được những bãi cát, trạm kiểm lâm dọc theo bờ biển! Trong 6 thằng bé thì 2 đứa bơi khá, 2 đứa biết bơi, còn 2 đứa không. Nên trước khi xuống nước đã dặn kỹ rồi, tôi và ku Trung bơi tốt thì không nói, hai đứa biết bơi thì chỉ nên ra tới ngực thôi, còn hai đứa không biết bơi thì… cầm cái xô múc nước lên bờ mà tắm, cứ như thế cho lành! 😃 Ấy thế mà vẫn xảy ra chuyện. Ku An ra tới chỗ nước hơi sâu hụt chân, chới với, la hét, tôi và ku Trung đang leo lên chiếc tàu đánh cá đậu ngoài xa nhìn lại và… cười!

Cười vì nghĩ ku An đang diễn kịch, cách bờ có chút xíu, nước tới ngực mà kêu cứu cái gì!? Nhưng khi nhìn thấy ông già kiểm lâm đứng trên bờ la hét thì mới sững người ra, có khi không phải là đùa, 2 đứa liền đâm đầu xuống nước, cố hết sức quay lại cứu bạn, nhưng không thể nhanh hơn ông già kiểm lâm, ổng nhảy xuống vớt ku An lên! Mới có 12, 13 tuổi mà, ngồi khóc một lúc rồi mới hoàn hồn lại, nếu không thì giờ đất nước đã bớt đi một KTS tài năng rồi! Nên “biết bơi” là một chuyện, bơi nhiều cây số trong điều kiện thực tế nó hoàn toàn khác, cần phải có thời gian rèn luyện! Ấy thế mà giờ báo chí VN nó vẫn kiểu “đĩ miệng”: chỉ cần xây dựng “ý thức” về phòng chống đuối nước thôi, không cần cải thiện thể lực, kỹ năng bơi lội, “ý thức”… ccc!

thành ý, chính tâm

hi những chuyện đơn giản mà nói hoài không hiểu, những việc rất nhỏ mà mất hàng chục năm không làm được, đó chính thực là vấn đề… rất lớn! Thật ngạc nhiên khi chẳng ai dám nói ra nguyên nhân, bản chất thực bên dưới, chỉ lảm nhảm những cái hình thức trên bề mặt! Trộm vặt khắp nơi, từ sân bay cho tới bến xe, đinh rải đầy đường, ma tuý và thuốc lắc nhan nhản! Mạng xã hội thì hết hơn 8, 9 phần nội dung là đĩ điếm, lưu manh, xàm xí, xã hội thì tràn ngập không thiếu thứ tệ nạn nào! Báo chí cũng dần xem sự lưu manh vặt trong xã hội là bình thường, thậm chí còn hùa theo! Khi bạn nhìn vào đó đủ kỹ, sẽ thấy chúng như 2 mặt của một đồng xu, tuy 2 mà 1, tuy 1 mà 2! Đầu óc trống rỗng và hoa ngôn xảo ngữ đi đôi với nhau, chúng chính là mặt này, mặt kia, vì nhau mà có, lặp lại như cái máy một số câu chữ tào lao, nhưng hiểu một từ cho kỹ, viết một câu cho đúng cũng không làm được!

ai vấn đề tương sinh – tương diệt nữa: bản thân không tự định hình được niềm tin, giá trị gì, nhưng ai nói gì cũng tin, nói năng hùng hồn như đúng rồi luôn, nhưng bên trong không xác tín, không cố định được điều gì! Luôn ghen ghét vặt vãnh, tự ti và mặc cảm, nhưng lúc nào cũng “tôi biết, tôi đúng”, ai khác “tôi” là không được, đó cũng lại là 2 mặt tương sinh – tương diệt nữa! Không lớn về mặt tư cách, những “cái tôi” nhỏ nhoi suốt ngày đấu đá, tính kế nhau, không xây dựng được giá trị, ý thức cộng đồng, đó cũng là 2 mặt của cùng một vấn đề nữa. Thực chất, mọi chuyện đều là những biểu hiện, phản ánh từ cái “tâm” mà ra! Và cứ phải nói thẳng ra như thế, thực trạng XH Việt như ngày nay, chính là kết quả của những cái tâm bất thiện! Mọi lý do đều là lý trấu khi chưa nói đến đó: người Việt không thiếu sự “thông minh, chịu khó”, “cái gì cũng có, chả thiếu thứ gì”, chỉ thiếu mỗi sự đàng hoàng, tử tế!

Không có sự tự tế nhỏ nhoi này thì không làm được việc gì cho ra hồn cả, làm gì cũng hỏng, càng làm càng đẻ thêm ra vấn đề mà thôi! Chưa nói đến những đại sự “trị quốc, bình thiên hạ”, thậm chí còn chưa nói đến “tu thân, tề gia” nhé, vì trước “tu thân” vẫn còn mấy chữ: “cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm”, mà sao không thấy ai nói! Em biết nói ra như thế là sẽ ăn vô số gạch đá: mày là ai, mày đã làm được gì mà dám nói như thế… nhưng em cứ nói, chuyện rất đơn giản mà sao tổ chức hết hội nghị này đến nghiên cứu kia, tốn hết bao nhiêu giấy mực và nước bọt mà mấy chục năm rồi mà sao không ai nhìn ra!? Đừng đổ lỗi cho giáo dục, phe phái, ý thức hệ, tôn giáo, vùng miền, đừng tìm cách lấp liếm và nguỵ biện! Cứ nói thẳng ra như thế, mọi vấn đề của xã hội Việt, đều có cùng một lý do: “tâm địa bất chính”! Nói “tâm địa bất chính” đôi khi vẫn là “mỹ từ”, nói thẳng ra là đủ trò lưu manh vặt hạ cấp!

Biết là nói ra sẽ có người nhảy vào tìm cách xảo ngôn ngay, nên… em dự đoán trước một số tình huống mà một số người có thể sẽ nói: “cách vật” – tức là phải cách xa sự vật (chữ cách này là – suy xét, không phải – xa cách nhé), “tu thân” – “tu” theo Phật giáo phải là như thế này thế kia, khái niệm “tu thân” của Khổng tử chả liên quan gì tới Phật (phải hơn 500 năm sau nữa thì Phật giáo mới bắt đầu truyền đến TQ) mặc dù cũng dùng chung chữ “tu”: tu sửa, tu bổ, tu chính. Cứ như thế, người Việt sẽ dùng những mẹo chơi chữ “thiểu năng” để lấp liếm, tìm cách lươn lẹo chứ không bao giờ chịu hiểu vào bản chất, cái “tôi” nó cứ đổi màu liên tục như con salamander vậy! TQ thì xem như đã bước vào giai đoạn “bình thiên hạ”, còn chúng ta vẫn còn mãi mắc ở khâu “chính tâm”! Nên tuy chỉ là một phàm phu tục tử, chả phải thánh nhân gì, đôi lúc cũng đành gượng gạo rằng: Hà lậu chi hữu – 何陋之有?! 😭

hologram

ình ảnh 3D người cầm đuốc cao như một toà nhà, chạy qua thành phố Hàng Châu, “khinh công” trên mặt nước băng ngang sông Tiền Đường rồi nhảy vào bên trong sân vận động để thắp đuốc, đây chính là công nghệ hologram, nhưng làm sao để thực hiện trên quy mô lớn như thế là cả một câu hỏi! Báo chí phương Tây im lặng, hầu như không đưa tin gì!

Báo chí TQ dùng thuật ngữ CGI rất không chính xác, CGI là một chuyện hoàn toàn khác! Đây thực sự là hologram 3D trong không gian thực, toàn bộ hoạt cảnh, phông nền các màn trình diễn là hologram, đến màn biểu diễn pháo hoa giả sau cùng cũng là hologram… Đến một lúc, toàn bộ sự kiện, gặp gỡ sẽ dùng hologram, các loại VR Headsets sẽ lạc hậu nhanh chóng!

thanh xuân – 2

ó một thời phim thanh xuân TQ tập trung vào phân tích, giảng giải những chiêu thức lừa đảo thường gặp trong xã hội. Một học sinh thành tích kém, vì tuyệt vọng nên đăng ký vào các trung tâm “luyện thi”, nhưng ở đó suốt ngày chẳng học hành gì, toàn dạy mấy chiêu “tự kỷ ám thị”: quấn băng “quyết thắng” lên đầu, rồi gào thét: “tôi sẽ thành công, sẽ thành công”! Thành công mà văng ra từ đằng miệng như nước bọt được thì cuộc đời đã quá dễ dàng! Đến cả những chiêu thức gian manh của học sinh cũng được phổ cập, có một vài thí sinh thi vẽ biết chắc là không đạt, nên bôi đầy màu nước lên mặt sau bài thi, để khi thu bài xếp chồng lên nhau sẽ lem qua, phá hoại bài của thí sinh khác! Đây chính là phổ biến cho các thầy cô coi thi, phải kiểm tra kỹ bức vẽ, nếu thấy thí sinh nào có dấu hiệu lưu manh là sẽ bị huỹ tư cách thi vĩnh viễn, không được dự thi lần sau! Luôn không hết ngạc nhiên về cách phim thanh xuân TQ phổ biến những kiến thức chống tiêu cực xã hội.

Một số, như phim này, có chiều sâu tâm lý đáng kể, kịch bản rất ổn, tiếc là vẫn còn một số chỗ hơi gượng ép! Những tính cách đa dạng của lứa tuổi, những nẻo đường phát triển cá nhân khác nhau, không ai giống ai, đều thể hiện, mô tả theo một cách phong phú, đầy màu sắc! Như kiểu một người mới học vẽ chỉ có nửa năm mà đã đạt được tiến bộ còn hơn người có mười năm học vẽ ở Cung thiếu nhi, gây ra một sự ganh ghét không nhỏ trong đám bạn, chuyện như vậy tôi đã từng thấy khi còn ở tuổi đó! Muôn hướng phát triển tính cách, yêu, ghét, hờn ghen, giận dỗi, vừa yêu thương, vừa mâu thuẫn, thể hiện được sự phức tạp, nhạy cảm của lứa tuổi! Xem để hiểu vì sao người ta “lớn”, đừng để trở thành như xã hội Việt, trong đám bạn cũ ngày xưa quanh tôi, ngày xưa chưa lớn thì thôi cũng đành, đến hơn 20 năm sau, rất nhiều người vẫn cứ mãi không chịu “lớn”! 🙁 Nếu xem hãy tự mình xem kỹ, đừng xem review nhảm trên mạng, chúng nó cũng chỉ thấy điều chúng nó muốn thấy mà thôi!

mongols

rong các chiến thuật quân sự, khó nhất là giả vờ yếu, giả bộ thua! Thời xa xưa, Mông Cổ chính là những người thực hiện chiến thuật giả thua giỏi nhất: vờ rút lui trong hoảng loạn, vô trật tự, kỳ thực trong cái vô trật tự đó lại có một trật tự thống nhất, rõ ràng! Chiến thuật này là… siêu khó, phải có bản lĩnh rất vững vàng mới thực hiện được, vì nếu làm không khéo thì thua giả sẽ… trở thành thua thật: rút chạy với hàng ngũ rối loạn, tan vỡ! Đương nhiên, đối thủ của người Mông Cổ cũng không ngu ngốc, thành ra họ phải thay đổi chiến thuật liên tục.

Giả thua 1 ngày, giả thua 3 ngày, đỉnh điểm là quân Mông Cổ đã giả thua liên tục 9 ngày, thậm chí làm cả “kế rút bếp”. Ngày nay người Nga cũng làm y như vậy, chuyện ai nhìn vào cũng hiểu rõ, mà tại sao phía Ukraine vẫn cứ đâm đầu vào!? Vì “bố mẹ” nó ép phải như thế, không làm khác được, Mỹ và Nato cứ liên tục ép phải thí quân, đâm đầu vào chỗ chết! Cục diện này có phần lỗi lớn của truyền thông, cứ nói dối mãi đến lúc không còn đường lùi nữa! Nên là thực hay là giả, là dối hay là thật, thì cứ để chúng nó như thế, chạy đâu cũng không thoát “nhân – quả”!

tom – 7

u Tom vẫn còn biết nhà là nơi có thể về, được tắm rửa, lau sạch vết thương, được cho ăn đầy đủ và cho uống kháng sinh chống viêm nhiễm! Cố gắng làm “con ngoan trò giỏi” được vài ngày, ăn đẫy rồi lại ngủ, ngủ đẫy rồi lại ăn, lại trở thành con mèo văn minh, béo tốt, sạch sẽ!

Nhưng “văn minh” được vài ngày thì bản tính hoang dã lại trỗi dậy, lại bỏ nhà đi 2, 3 ngày không về, khi trở về thì lấm lem, bẩn thỉu, trên người đầy vết thương và sưng tấy, bộ mặt giống như một tên “khố rách áo ôm” đúng nghĩa… lại quay về làm con ngoan trò giỏi, lại ăn và ngủ, ngủ và ăn! 😀

biking, 4

ác kiểu ánh sáng trên đường đạp xe, có khi là sáng sớm, có khi là chiều tối… Sài Gòn vào “thu”, mùa “thu” phương Nam tuy không rõ rệt như phía bắc, nhưng nền nhiệt độ vẫn có giảm đôi chút, đạp xe nhiều là vẫn cảm nhận được rõ ràng! Hít luồng gió tươi mát căng lồng ngực, cảm giác phấn chấn lạ thường.

Mùa này trên sông, nền nhiệt cũng đã giảm xuống, ít tuần nữa, ra tới biển sẽ bắt đầu nghe gió Đông Bắc tràn về, gió mùa Đông Bắc dù sao cũng mạnh hơn gió mùa Tây Nam trung bình chừng 1, 2 nấc trên thang Beaufort! Hiện tại đang bận khá là nhiều việc, nhưng sẽ cố gắng để không bỏ lỡ mùa gió này! 🙂

nhất lộ

ó thể thấy rõ lệnh chỉnh đốn các vai “ẻo lả, phi giới tính” của điện ảnh TQ có tác dụng rõ ràng! Các vai nam trong những phim TQ vài năm gần đây có sự chuyển biến khác hẳn, thực tế, sinh động hơn, có nội dung mang tính hiện thực, thể hiện các vẻ đa dạng của cuộc sống! Các vai nữ cũng vậy, mềm mại, uyển chuyển hơn, đi vào chiều sâu tâm lý chứ không phải chỉ có ưỡn ẹo, đơ cứng như trước! Đây đương nhiên là một chuyển biến tốt, trong vô số vấn đề tồn đọng của điện ảnh phổ thông TQ. Vì sao công chúng lại ưa các vai “đỉnh lưu” đơ cứng, máy móc, vô hồn như vậy!? Nhìn giống tượng sáp hay cao su, vô hồn, vô cảm đến mức… phản cảm!

Vì bộ phận không nhỏ khán giả thực ra đã “chết não” từ lâu rồi, chúng nó không hiểu sự sinh động của cuộc sống, chúng nó chỉ muốn những cái mang tính “phản xạ, kích thích”, cái gì đó “đánh vào cái tôi, được thoả mãn nhất thời”! Đương nhiên, giới showbiz tìm ngay ra cái công thức “chết não, vô hồn” ấy, tất cả chỉ để thoả mãn đám zombie – xác sống kia! Mà “chết não” thì không có tự phản ánh, tự nhận thức được đâu! Thật đáng thương một bộ phận đáng kể cư dân mạng hiện đại, “tâm & não” đã chết từ lâu, nghĩ rằng chỉ cần học đâu đó vài “bài” và cứ thế mà “diễn”, càng “diễn” chỉ càng cho thấy cái “trí” thiểu năng và cái “tâm” trống hoác! 🙁