sup

rong tình huống này, ván chèo đứng SUP vô cùng nguy hiểm, nhưng nếu người chèo có kinh nghiệm thì có thể trở thành: nguy hiểm được kiểm soát! Chèo SUP có rất nhiều điều vui, cơ bản là tư thế đứng thoải mái, và từ vị trí cao thì các bức ảnh chụp cũng đẹp hơn! Nhưng chèo kayak có vô số lợi thế hơn hẳn SUP. Ổn định theo phương ngang, ổn định hướng đi, mái chèo đôi có thể gia lực nhanh và đều, vị trí ngồi thấp bớt cản gió, nếu xuồng lật có thể nhanh chóng lật ngược lại được! Nói cho cùng vẫn phụ thuộc kinh nghiệm, khả năng đọc hiểu tình huống và đưa ra giải pháp hợp lý, cộng với ý chí “lì lợm” chiến đấu với điều kiện bất lợi!

Những môn “chạy bằng cơm”, dùng sức người thì không có cái hiểu biết nào lớn hơn là sự tự hiểu về bản thân, hiểu về sóng gió, dòng chảy, chứ nước 4 ~ 6 knots, gió 25 ~ 30 knots thì không cách nào sức người mà thắng được! Hiểu khi nào có thể “make progress”, khi nào phải “stay safety”, khi nào cần tiết kiệm sức lực, khi nào cần phải bung sức hợp lý! Với ván SUP, nếu tư thế đứng chèo mà cảm thấy không an toàn thì có thể quỳ chèo để ván ổn định hơn! Nếu sóng gió còn to hơn nữa thì nằm sát ván, chèo bằng 2 tay như lướt sóng! Còn nếu chèo bằng 2 tay cũng không ăn thua, thì chỉ còn cách ôm ván chịu trận và kêu cứu (qua bộ đàm hàng hải) mà thôi!

Thường văn hoá phương Tây hiện đại, đối với những chuyện như thế này, sẽ tránh phê phán trực tiếp cá nhân, nhưng vẫn phải rút ra bài học gì đó, chơi phải có hiểu biết chứ không chỉ có liều mạng được, phải có quá trình rèn luyện, học hỏi từ từ, chứ đừng chết chỉ vì mấy shot ảnh lảm nhảm post lên Facebook! Ở hướng ngược lại, không phải vì thiếu an toàn, vì sự nguy hiểm mà cấm, rồi nằm nhà ngủ hết cả lũ, mãi không buồn vận động gì, thế rồi lại ngồi “tán láo, đĩ miệng” với nhau: “chúng ta là quốc gia biển đảo, là dân tộc bên bờ sóng”! Tổ sư Đạt Ma còn vượt qua sông Dương Tử chỉ bằng một cọng lau được mà, nên cứ phải khuyến khích đi ra sông, biển! 😀