panorama

ồi đó, không nhớ là năm nào, xài cái iPhone 4S (dạng cũng rất hiện đại lúc đó) chụp ảnh panorama, thấy chất lượng tệ, không bằng lòng nên đi mua cái Sony NEX5R, chiếc máy ảnh không gương lật đầu tiên, chụp panorama khá tốt. Hôm nay thử dùng chỉ 1 cái iPhone 7 cũ rích chụp pano thử xem, cho ra một cái ảnh 15000 x 4000 pixel (chờ ảnh load hơi lâu), má ơi, đúng là mình lạc hậu về công nghệ thật rồi! Haiza, đúng là thời thế, công nghệ đi quá nhanh, đẹp hơn hẳn máy ảnh chuyên nghiệp ngày xưa…

P/S: nói có vẻ ngược đời, nhưng từ xưa giờ vẫn quan niệm rằng: tôi chẳng cần phải biết cái éo gì về công nghệ cả! Tôi chỉ biết về kỹ thuật (techniques) thôi! Vâng, nói rõ ràng như vậy! Tôi chỉ biết những mánh mẹo, kỹ xảo lập trình xa xưa, những thủ pháp cấu trúc dữ liệu, tối ưu hoá li ti, thời của “programming pearls” – những viên ngọc lập trình ấy! Coder giờ toàn ở “trên trời”, công nghệ này kia, AI, Machine learning, Big data, nói như vẹt, chỉ có điều mấy cái “căn bản” lại không biết! 😢

Ảnh lớn, cuộn theo phương ngang để xem.

bạch mã – 2

eries 7 bài về Bạch Mã, ngôn từ cũng hơi “tự kỷ” một tí, nhưng chứa nhiều thông tin. Hơn 20 năm trước, bọn tôi làm một hành trình leo 3 ngày lên đỉnh Bạch Mã, toàn đi bộ xuyên rừng, thời tiết lạnh 8 ~ 10 độ, cắm trại ngủ qua đêm trên thác Đỗ Quyên. Còn phải nói thêm đây là khu vực ẩm thấp nhất VN, lượng mưa hàng năm trung bình đến 10 000 mm, vắt và muỗi vô số, bàn chân thằng nào thằng nấy chảy đầy máu tươi, nhìn rất kinh!

Bằng con mắt không chuyên môn gì, quan sát dọc đường đi đã thấy toàn “kỳ hoa dị thảo”, những cây dương xỉ thân gỗ to như cây cau, những con giun dài 1.5m, to hơn ngón chân cái bò lổm nhổm. Chụp rất nhiều ảnh đẹp (thời còn máy cơ) nhưng máy trôi theo dòng nước khi lội qua suối, vớt lên thì toàn bộ phim đã hỏng hết, không lưu lại được gì! 🙁 Nếu nói về biodiversity, đa dạng sinh học, vùng này chắc chắn là phong phú, đa dạng nhất VN!

sợ nước

hả riêng gì VN, hàng xóm là Đài Loan cũng gần giống thế, đến mức dân biểu tình phản đối, sử dụng những khẩu hiệu như: 還我海洋國家 – Hoàn ngã hải dương quốc gia – trả lại tôi một quốc gia biển, 水域解嚴 – Thuỷ vực giải nghiêm – không được cấm nước. Nói thay đổi không phải một sớm một chiều, đầu tiên là khắc phục tâm lý “sợ nước”.

Gần nhà tôi có một thằng, lần nào mình đi thả thuyền cũng chạy ra bảo: “để xem có nổi trên nước được không đã”! Nó thừa biết mình chơi xuồng đã 7, 8 năm nay, mà lần nào cũng giả vờ như không biết gì chỉ để “nói đểu”, “đĩ miệng” ! Haiza, tâm lý, tâm địa con người như thế, chỉ một việc nhỏ như thế, muốn thay đổi, e là phải mất vài thế hệ nữa… 😢

polyushko polye, 1

hương trình âm nhạc… đầu tuần 🙂 bài hát “Cánh đồng thương yêu” – Полюшко Поле – Polyushko-polye, nguyên gốc là một phần trong bản giao hưởng của Lev Knipper. Năm 1945, ngay sau WW2, một dàn đồng ca 6000 người biểu diễn bài này ở Anh, trở thành một hiện tượng văn hoá, gây ảnh hưởng sâu rộng, được đặt lời trong rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, và truyền cảm hứng cho không biết bao nhiêu nhạc, phim khác!

Three Tankists

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài hát: “Ba anh em trên một chiếc xe tăng”! 😃 Bài hát nói về trận chiến Khalkhin Gol, năm 1939, giữa một bên là Liên Xô (và đồng minh là Mông Cổ), và bên kia là Nhật Bản (cùng với đồng minh là Mãn Châu quốc). Đây là một trận chiến ngắn ngủi nhưng quan trọng trong lịch sử. Lần đầu tiên, chiến tranh cơ giới hoá (xe tăng, máy bay, pháo tự hành) và học thuyết Xô-viết: tác chiến có chiều sâu (deep battle) được thử nghiệm.

Lần đầu tiên một chỉ huy trẻ, Georgy Zhukov, thượng tướng, quân đoàn trưởng chiến thắng một trận quan trọng, mở đầu cho chuỗi thành công của ông trong WW2. Trận chiến là một kinh nghiệm tồi tệ cho người Nhật, nên khi chiến tranh Xô – Đức xảy ra, Nhật quyết định sẽ không tham chiến cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng là Liên Xô sẽ thua. Điều này cho phép Stalin điều gần 30 sư đoàn Viễn Đông về bảo vệ thủ đô, hoàn toàn hở sườn Đông mà người Nhật không dám làm gì.

biking

ỗi tháng ít nhất 20 ngày, mỗi ngày ít nhất 20 km, tháng nào cũng đều đặn 400 ~ 500 km, liên tục hơn 3 ~ 4 năm qua. Không biết đã thay bao nhiêu lần xích, líp, đĩa 😀 😀 😀 🚴‍♂️ 🚴‍♂️ 🚴‍♂️ Có lần, trời mưa tầm tã, thấy một thằng nhóc chừng 9, 10 tuổi, bốc đầu xe đạp, đạp một bánh giữa đường! Tuy không khuyến khích, không an toàn, nhưng “tứ thập nhi bất hoặc” như chúng ta, khi nào cảm thấy tự do, thoải mái như thằng nhóc đó!?

con đường tây bắc

ức tranh tựa đề: Con đường Tây Bắc – The northwest passage, người thuỷ thủ già, mệt mỏi, ngồi nghe con gái đọc lại Nhật ký hải hành. Bức tranh thể hiện một tham vọng dai dẳng, nhiều thế hệ liên tiếp tìm cách khai phá con đường Tây Bắc, biết bao nhiêu người đã chết, nhưng vẫn tiếp tục gieo ý chí, hy vọng cho thế hệ sau!

the northwest passage

on đường Tây Bắc (the Northwest passage) là một ám ảnh của giới hàng hải suốt 300 năm qua. Nhiều chuyến thám hiểm đã tìm cách vượt qua vùng nước băng giá này, tìm ra lối đi ngắn hơn giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, rất nhiều người đã chết, rất ít người thành công! Lần đầu tiên biết về Con đường Tây Bắc này khi còn nhỏ, chính là nhờ đọc truyện Chú bé thoát nạn đắm tàu của Jules Verne, có một chi tiết thú vị gần cuối truyện…

Khi con tàu Albatross chìm và Eric sống sót qua cơn bão nhờ chèo trên một chiếc xuồng kayak (Jules Verne đúng là có quá nhiều kiến thức thực tế về hàng hải và những điều liên quan). STS Sedov nguyên là một con tàu buồm chở hàng của Đức, đóng năm 1921, sau chiến tranh thế giới 2 chuyển sở hữu thành của Liên Xô như là chiến lợi phẩm, bây giờ vẫn tiếp tục là con tàu huấn luyện của các trường đại học Nga. Đến nay con tàu đã được 99 tuổi, và vẫn chạy tốt! 😮

bolero và triết học

hư thế nào là “beloro và triết học”… Nhớ lại nhân vật lịch sử hơi xa xưa là Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Quốc Dân đảng), làm gì cũng dở quẻ ra bói, xem hung cát thế nào rồi mới hành động, ai hỏi đến thì bảo Kinh Dịch là triết học của cổ nhân, rất sâu xa, các kiểu! Cũng trong lúc đó, ai kia đâu có bói, ai kia chỉ nói: ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm… 😃

Một số đám “dân chủ cuội” bây giờ cũng y như thế, cứ hễ mở miệng là “triết học”, khoác lên mình một vẻ tri thức, đạo mạo, huyền bí giả hiệu. Nhưng việc làm thì toàn nói nhảm, bịa đặt, chửi bới và khủng bố! Haiza, người ta chỉ cần nghe anh nói chưa đến 3 chữ, xem anh nghe nhạc gì, thưởng thức văn hoá gì, là đủ biết anh là người thế nào rồi, ấy thế mà vẫn cố… “trít học”! 😃

giáo dục

hân trái bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa… Ôi, má ơi, thể dục mà học từ sách thế này, không có ai ép phải tập thành nề nếp, thì có khác nào học võ công trên giấy!? Nếu chỉ đọc kinh mà thành Phật được thì thiên hạ vào Niết Bàn hết từ lâu rồi! Thể chất, âm nhạc, rồi mỹ thuật mà dạy kiểu này… haiza, rồi lại đẻ ra toàn mấy con “gà công nghiệp”, suốt ngày “bolero” và “triết học” cho mà xem! 😢😢

Dạy đạo đức cho HS cấp 1 tức là uốn nắn cách hành xử, phép tắc hàng ngày, thiết thực! Đạo đức không phải là mớ ngôn từ Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín, đó không phải là “đạo đức”, đó là “ngôn từ về đạo đức”! Những người làm giáo dục hoàn toàn không có một khái niệm nào về kiến thức thực hành, chỉ huyên thuyên một mớ trừu tượng! Nên kết quả là học sinh không biết về “đạo đức”, mà chỉ xào xáo “ngôn từ đạo đức”, nôm na gọi là… “diễn”!

Trong một post trước, tôi có viết: nói nghe có vẻ bất hiếu hay vô lễ, nhưng thực ra, chúng ta đang sống trong một xã hội mà cha mẹ không thực sự yêu con cái, họ chỉ yêu cái “vai” làm cha mẹ mà họ phải diễn, thầy cô cũng không yêu học trò, họ chỉ yêu cái “vai” làm thầy, cô mà họ phải diễn! Tôi có nhiều bạn bè làm giáo dục, hay có liên quan, tôi biết họ không thích nghe điều đó, nhưng từ hồi cấp 2 đến giờ, tôi vẫn nhìn nhận thực tế như vậy!

Một số người đọc được ở đâu đó một số ngôn từ rồi tự cho mình hay! Tôi nói càng biết nhiều kiểu đó, càng xa rời sự thật, càng “ní nuận” càng lầm lạc trong ngôn từ. Nên căn bản với sự vận hành của XH toàn là các giá trị thực hành, chả ai cần “triết lý”, hay ít nhất là 99.99% con người ta sống tốt hơn khi không có “triết học”. Chính những kẻ huyênh hoang chữ nghĩa, xa rời thực tế đã đẻ ra nền giáo dục và xã hội như ngày hôm nay!