lệ chi

huyện lịch sử nhiều người biết, vì Dương Quý Phi thích ăn quả vải – lệ chi, mà Đường Huyền Tông cho thành lập hẳn một tuyến vận chuyển hoả tốc, phi ngựa suốt ngày đêm để kịp đem vải về kinh đô Trường An. Có lẽ không phải vận chuyển từ Quảng Đông, Lĩnh Nam, mà từ một nơi nào đó gần hơn như Tứ Xuyên, Phúc Kiến, nơi cây vải vẫn mọc được! Theo những ước tính bây giờ, thời gian vận chuyển ít nhất là 10 ngày, biết bao nhiêu người, ngựa gục chết trên đường, mà quả đem về chắc chắn không tươi ngon, phần nhiều là dập nát vì ngày đêm trên lưng ngựa! Từ Đường sang đến thời Tống, cách thức vận chuyển bảo quản đã có những tiến bộ khác! Quan địa phương ở Phúc Kiến sẽ chọn những cây nhiều quả, nhưng kích thước tương đối nhỏ…

Bứng nguyên gốc, bọc trong sọt đất, vận chuyển bằng đường biển về Biện Kinh (Khai Phong), đến nơi cây vẫn còn sống, cách này tuy đỡ tốn kém hơn chút, nhưng cũng không phải là dễ dàng gì! Sang thời Minh, cách thức lại có tiến bộ, người ta chặt ngang gốc cây chuối, cắm cành vải to vào đó, cách này giúp cành vải sống tiếp được một thời gian, kịp đưa đến những ông hoàng đế ở kinh thành! Như thế, chúng ta thấy công nghệ bảo quản, vận chuyển thực phẩm đã tiến bộ rất chậm trong suốt nhiều trăm năm, nhưng càng về sau, càng tiến bộ nhanh dần. Ngày xưa vận chuyển chỉ để chứng tỏ tình yêu (của Lý Long Cơ với Dương Ngọc Hoàn) mà thôi, còn ngày nay, nhu cầu ẩm thực của con người hàng triệu lần lớn hơn thế! 🙂