thấu quang kính

iết mục khoa học thường thức, thấu quang kính – 透光镜 – Chinese magic mirror! Ít nhất là từ thế kỷ thứ 5 người ta đã biết một số gương đồng có xuất hiện hiện tượng này, và Thẩm Quát thời Tống đã tìm cách giải thích nó một cách gần đúng! Đầu tiên là gương thời cổ đại không phải làm bằng thuỷ tinh mạ bạc (thuỷ ngân) như ngày nay, mà chỉ là một miếng đồng được mài đến nhẵn bóng! Mặt sau của miếng đồng thường có một số motif trang trí lồi lõm, khi ánh sáng chiếu vào mặt trước của gương và dội ngược lên tường, kỳ lạ thay, ta sẽ thấy được hình ảnh của mặt sau, giống như ánh sáng xuyên qua từ sau ra trước vậy! Tại sao lại xảy ra hiện tượng kỳ lạ như vậy!?

Khi đúc gương, những đường nét trang trí lồi lõm làm bản đồng có độ dày khác nhau, quá trình nguội đi sau khi đúc không đồng nhất làm bề mặt kim loại có cơ tính khác nhau (phần mỏng hơn nguội nhanh hơn, và do đó cứng hơn). Đến khi mài, bằng mắt thường không thể thấy sự khác biệt, gương có vẻ như là một bề mặt hoàn toàn nhẵn bóng, nhưng thực ra vẫn có những chỗ kim loại mềm / cứng khác nhau, và do đó chênh nhau về độ dày khoảng 0.5 micron! Chỉ một khác biệt nhỏ như vậy, nhưng khi phản chiếu ánh sáng sẽ cho ra một hình ảnh! Đây cũng chính là cách để kiểm tra xem một miếng silicon wafer (công nghệ bán dẫn) có khiếm khuyết hay không!

thiên hạ trường hà

âu lắm mới xem được một phim “chính kịch” TQ hay như thế, mà phim thế này thường sẽ không có phụ đề tiếng Việt, chả ai đi dịch cái phim mà biết chắc không có mấy khán giả xem! Không có khán giả vì không có trai xinh, gái đẹp cùng với những màn giật gân, đồng bóng khác! Nhưng đúng là khá lâu mới được xem lại những thủ pháp phim “chính kịch” TQ, nhiều năm không thấy gặp, nhiều đoạn rất thấm với cái nội dung thâm thuý của nó! Đây có lẽ là phim làm để chuẩn bị tiền đề dư luận cho dự án “Nam thuỷ Bắc điều” hiện đại của TQ. Phim lấy bối cảnh triều Thanh, Khang Hy gia, Hoàng Hà tràn bờ, nước lụt đe doạ nhiều tỉnh! Hoàng đế lệnh xuống cho các quan lại địa phương và các quan phụ trách đê điều (Hà đạo): Nhân tại đê tại, Đê vong nhân vong – 人在堤在,堤亡人亡 – Người còn thì đê còn, Đê mất thì người mất! Hà đạo tham quan, Vương Quang Dụ biết chạy không thoát tội nên đã tự sát!

Tuần phủ An Huy – Cận Tử Viên mấy chục ngày ở tại công trường đốc thúc hộ đê, nhưng cuối cùng đê vẫn vỡ! Tử Viên bị dòng nước cuốn đi, nhưng may mắn được cứu sống, bị áp giải về kinh để điều tra! Quần thần nghị luận: giết hay không giết!? Ai ai cũng muốn giết, làm con dê tế thần, giết là bịt luôn đầu mối không truy ra được những quan nào đã ăn bớt việc sửa đê! Chỉ có một người khuyên can Khang Hy không giết, giết rồi dư luận sẽ bảo rằng hoàng đế: Sát nhân hữu phương, Trị hà vô lực – 杀人有方,治河无力 – Có cách để giết người, nhưng vô phương trị thuỷ! Từ đó bắt đầu một đại công trình kéo dài hơn mấy chục năm, Trị lý Hoàng hà! Xem để thấy rằng với những công trình quốc kế dân sinh to lớn, người TQ làm với trách nhiệm và quyết tâm lớn lao! Khác với thời cổ đại, đơn giản chỉ là đắp đê cho cao và khơi thông dòng chảy cho rộng, việc trị thuỷ hiện đại có nhiều chuyện phức tạp hơn thế…

chân hoàn truyện

iếm khi xem phim cung đấu nào “say mê” như Chân Hoàn truyện 😃! Mọi người là biết em “xem thường” tất cả những thể loại cung đấu, gia đấu, cổ trang, ngôn tình, tiên hiệp, kiếm hiệp, xuyên không, etc… và tất cả những thể loại “kỳ quái” khác mà điện ảnh phổ thông TQ sản sinh ra! Ấy thế mà xem phim này kỹ lưỡng, cứ một vài phút lại bấm dừng để đọc phụ đề tiếng Hoa xem nó viết cái gì! Những tình tiết gay cấn, giật gân em chả quan tâm, dung nhan, trang phục đẹp đẽ em cũng chả quan tâm, nói như một câu thoại rất nổi tiếng trong phim: 你如今几岁了? – Nhĩ như kim kỷ tuế liễu!? Anh đến nay đã bao tuổi rồi ấy nhỉ!? (là câu cảm thán, không phải hỏi tuổi thật). Quan tâm ở đây là các lời thoại, ngôn từ diễn tả những tình huống phức tạp trong cuộc sống, thành ngữ, cổ văn, thơ ca, điển cố, sự tích… được sử dụng trong kịch bản phim! Người TQ họ có một thế giới siêu phong phú, phức tạp những cách diễn đạt để mô tả những mối quan hệ xã hội chồng chéo, phức tạp, tế nhị…

Những tình huống có tính chất kinh điển của lịch sử, của cuộc sống! Chính cái nguồn khổng lồ những cách diễn đạt ấy làm cho đời sống tâm hồn họ phong phú! Chính cái kho ngữ vựng – corpus to lớn ấy nói lên được sự nhận thức có chiều sâu về thế giới xung quanh! Từ cái phim Chân Hoàn truyện này, giới trẻ TQ “lượm” ra được vô số câu thoại “đắt giá” đề xài trong những tình huống cuộc sống hàng ngày, trở thành một kiểu “thành ngữ mới”! Phần lớn những lời thoại “đắt” trong phim đều viện dẫn văn thơ cổ và gần như không thể dịch, hầu như là mất khi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Và cái kho corpus này VN tuy cũng có học, nhưng chỉ được phần rất nhỏ! Đơn cử một ví dụ: Cẩm thượng tú hoa vô nhân ký, Tuyết trung tống thán tình ý thâm – 锦上绣花无人记,雪中送炭情意深。。。 – Thêu hoa trên gấm không ai nhớ (gấm là loại vải dệt nhiều hoa văn, thêu hoa trên gấm ám chỉ việc làm hoa mĩ nhưng thừa thải, sáo rỗng), Ngày tuyết lạnh gởi than củi đến mới thực là chân tình!

xe lửa

nh chàng người Anh, chắc đã sống ở Trung Quốc khá lâu và khá rành văn hoá TQ, và cái kiểu khôi hài, châm biếm ngấm ngầm: các bạn hãy nhìn mà xem, các thể loại tàu và xe ở TQ, và nhìn lại xe lửa ở nước Anh mà xem, ôi, cái nước Anh khốn khổ của tôi, ấy vậy mà nó lại là nơi phát minh ra tàu hoả đấy, ôi, ôi cái nước Anh thảm hại của tôi! 😃 Rất nhiều người, thậm chí nhiều người châu Âu, đi TQ về đều thấy như thế: thành phố sạch sẽ, ngăn nắp, được tổ chức tốt, an ninh và an toàn tuyệt đối, camera giám sát khắp mọi nơi, mua một cái SIM điện thoại xài tạm một tuần cũng phải xác minh nhân thân, người dân thân thiện, hiếu khách, tuy chưa so được, nhưng một số mặt, nhất là an ninh công cộng và thanh toán không tiền mặt là đã vượt qua châu Âu!

Quay lại cái xứ Vịt trời đánh, đĩ điếm và lưu manh vẫn lộng hành nơi nơi, truyền thông bẩn và giang hồ mạng vẫn tìm cách gieo rắc FUD: Fear, Uncertainty, and Doubt! Cái này dịch như nhạc sĩ Phạm Duy là rất hay, rất đắt, chúng ta đang sống trong một thời đại: Sợ hãi, Hoài nghi, và Khinh thị, chính thực là như thế! Mà những thành phần bất hảo của xã hội, chúng nó vẫn y một chiến thuật cũ rích, cứ lảm nhảm suốt những thứ tào lao thiên địa, không bằng không cứ, đánh vào đám đông với dân trí thấp lè tè ngọn cỏ! Muốn xử đám này thì buộc phải mạnh tay như TQ: chứng cứ đâu, xác minh nhân thân mày là ai!? Nói nghe có vẻ khắt khe, nhưng không có quyết tâm dẹp bỏ những thứ xàm xí, lưu manh thì làm sao đạt được tiến bộ xã hội!?

tẩy oan tập lục

ột post trước viết về Bao Công, có nói rằng Tống triều là thời có nhiều tiến bộ vượt bậc về tư pháp, hình án, điều tra, khám nghiệm. Nói có sách… đây là cuốn Tẩy oan tập lục – 洗冤集錄 – tác giả Tống Từ (1186-1249)… được xem là sách về kỹ thuật pháp y đầu tiên trên thế giới, trước những sách khác cùng loại khoảng 500 năm!

Sách có 53 chương, chia thành 5 cuốn, bàn về các kỹ thuật khám nghiệm tử thi, điều tra nguyên nhân cái chết, các loại độc dược, khám nghiệm hiện trường, vết thương và hung khí… Sách được xem là bắt buộc phải đọc cho các quan lại xử án của các triều đại TQ xưa, và có ảnh hưởng rộng khắp các nước Á Đông.

row planting

gười Trung Quốc bắt đầu trồng một số loại cây, rau, hoa màu, ngũ cốc theo luống từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Trồng theo luống tuy mất nhiều công sức lao động, nhưng đem lại nhiều lợi ích! Thứ nhất là kiểm soát được mật độ gieo hạt, không phung phí hạt giống! Thứ nhì là bảo đảm cho mỗi cây một không gian phát triển vừa đủ, không thừa, không thiếu! Thứ ba là tiếp cận để tưới nước, bón phân, chăm sóc, thu hoạch dễ hơn! Và thứ tư là chống chọi với gió bão tốt hơn!

Kết quả là năng suất lương thực tăng lên rõ rệt! Chuyện đơn giản như vậy, mà mãi đến khoảng thế kỷ 17, 18, người châu Âu sang TQ mới thấy và học làm theo, những… 2200 năm sau, trước đó họ vẫn chỉ canh tác theo kiểu sao cho lợi về sức lao động mà thôi! Nên không cần phải “triết học” rồi “tư tưởng” cao xa, chính những điều đơn giản nhưng làm thay đổi Quốc kế – Dân sinh, đó mới chính là những điều quan trọng! Mà những chuyện lặt vặt, nhỏ nhặt, không ai thèm để ý đó, thì người TQ… rất giỏi!

đường & biểu

ại từ xưng hô là vô cùng phong phú trong tiếng Hoa, thể hiện nhu cầu giao tiếp xã hội phức tạp! Về quan hệ họ hàng thì tiếng Việt mượn tiếng Hoa hầu hết, nhưng vẫn có từ không mượn, hoặc mượn nhưng ngữ nghĩa khác biệt đôi chút! Chú (thúc – ), bác (bá – ), xưa hay nói: anh em thúc bá, tức là anh em họ con chú, bác! Tiếng Trung hiện đại ít dùng chú – thúc, đều dùng bá, không phân biệt tuổi! Cô (cô – ): chị em của bố, không phân biệt tuổi, nhưng cũng có nơi ở VN, chị của bố gọi là bác thay vì cô, cách gọi này theo tôi không hợp lý lắm vì thúc, bá nguyên là vai nam! Vợ của chú thì gọi là thím (thẩm – ), vợ của bác gọi là mỗ – (tiếng Việt không mượn từ này). Nhưng cả 2 từ này đều ít dùng trong tiếng Trung hiện đại!

Dì (di – ) chị em gái của mẹ, cậu (cữu – ) anh em trai của mẹ, đều không phân biệt tuổi! Vợ của cậu thì gọi bằng mợ (ma – ), chồng của cô gọi bằng dượng (trượng – ), nhưng ở VN thì tuỳ, có nơi gọi là bác, không hợp lý lắm, chồng của dì thì cũng gọi bằng dượng, nhưng có nơi không có danh xưng! Anh em họ ở VN không có danh xưng, TQ thì dùng biểu – và đường ! Nhưng ngay người TQ cũng đôi khi nhầm lẫn giữa đường và biểu! Chỉ dòng nam chính (con chú, bác) thì mới được gọi là đường: đường huynh, đường muội, còn lại đều là biểu: biểu ca, biểu tỷ! Tất cả thể hiện những mối quan hệ phức tạp, mà phức tạp, đáng sợ nhất của xã hội Á Đông lại chính là từ trong gia đình đi ra, còn quan hệ xã hội phổ thông đôi khi lại dễ dàng! 🙁

đạo diệc hữu đạo

ông nhận phim Trung Quốc làm càng lúc càng có nội dung, lời thoại cực thông minh, hình cắt từ trong phim ra, nhưng chữ thì ghép lại từ 3 màn hình riêng biệt cho trọn câu dễ đọc, chính là lấy từ cái câu: Đạo diệc hữu đạo – 盜亦有道, không biết là đang khen hay là đang mỉa mai nữa?! Dạo này bận nhiều việc, nhức đầu nên cuối tuần chỉ muốn nằm dài xem phim, chả buồn làm gì, haiza… 🙁

Nhiều người bảo, về kinh tế, VN có quy mô cỡ bằng một tỉnh của TQ, câu này… rất không đúng! Sợ là so với một huyện, một thành phố của họ còn khó. Ví dụ như huyện Tô Châu, tỉnh Giang Tô đã có GDP 330 tỷ đô, gần xấp xỉ VN (360 tỷ), còn thành phố Thượng Hải thì có GDP cỡ 630 tỷ, gần gấp đôi VN! Tính bình quân đầu người, năng suất lao động của người TQ cao hơn người VN đến 3, 4 lần! 🙁

phong sát

ứ y như rằng khi có một nhân vật “nghệ sĩ” nào đó bị “phong sát”, “cấm sóng” ở Trung Quốc là đám báo chí rẻ tiền Việt Nam lại lên tiếng “than vãn, cạnh khoé, phẫn nộ, bất bình thay”… em đẹp như thế, em có nhiều tiền như thế, em là nghệ sĩ thành công như thế, sao lại bị đối xử bất công như thế, vâng vâng và vâng vâng!

Họ không hiểu quan điểm của nhà cầm quyền, thể hiện qua mấy câu: Quân tử ố kỳ văn chi trứ君子恶其文之着 – Người quân tử ghét cái vẻ loè loẹt bề ngoài (nhưng rỗng tuếch bên trong), và: Thánh nhân bất đắc dĩ dụng quyền圣人不得已用权 – Thánh nhân bất đắc dĩ mới phải dùng đến quyền lực (để uốn nắn, trấn áp)!

lững lờ, lửng lơ

ữa trước tự dưng để ý một chút về chính tả: từ “lững lờ” phải viết bằng dấu ngã (vì “lững” đi kèm với từ có âm trầm – lờ – huyền, ngã, nặng), còn “lửng lơ” thì lại phải viết dấu hỏi (vì “lửng” đi kèm với từ có âm phù – lơ – ngang, sắc, hỏi). Mà “lững lơ” và “lửng lờ” tuy không chính xác là cùng nghĩa, nhưng thực ra rất gần nghĩa với nhau! Đây cũng chính là “mẹo” để viết cho đúng chính tả tiếng Việt, chú ý thanh của từ đi kèm. Trước đã có viết một bài về 8 thanh (không phải 6) trong tiếng Việt, trong đó Khứ – và Nhập – nhân với hai bậc Phù – Trầm tạo thành 4 thanh cả thảy, nhưng lại chỉ được ghi bằng 2 ký hiệu là “sắc” và “nặng”.

Riêng về thanh Thượng – , thượng phù tức là hỏi, thượng trầm tức là ngã, với tiếng Việt hiện đại ngày nay, hỏi hay ngã hầu như không phân biệt! Nhưng dấu vết trong từ điển thì vẫn còn đó, ví dụ: hải – biển – và hãi – sợ – ! Câu hỏi đau đầu được đặt ra là: tại sao những người phát minh ra hệ thống ký âm Quốc ngữ, rõ ràng là không phân biệt được “Khứ – Nhập – Phù – Trầm”, nhưng lại bảo lưu “hỏi – ngã”, điều đã chết từ lâu tại thời điểm đó!? Đây chính là “hoá thạch” của một đặc trưng ngôn ngữ đã “tuyệt chủng” chỉ còn bảo lưu trong sách vở! Không nên cực đoan đến mức phải bỏ “hỏi & ngã”, bởi ngôn ngữ vốn dĩ là “võ đoán” như thế!