hòn

òn Bà (mũi Kê Gà), hòn Lao (mũi Né), hòn Câu (vịnh Phang Rang) etc… là những đảo nhỏ ven bờ. Hòn Rơm (mũi Né), hòn Bà (Nha Trang), hòn Bồ (Đà Lạt) etc… là những đỉnh cao nằm hoàn toàn trong đất liền. Vậy “hòn” là đảo hay là núi!? Nếu tư duy theo kiểu phân tích ấy sẽ thấy không ổn thoả. Đã bảo “hòn” tức là hòn, thế mà ko tin! 😀

bắc hành – 2017, phần 3

ạm biệt thị trấn Liên Hương, làng quê – phố thị yên bình tuyệt đẹp nằm bên bờ con sông Đại Hoà, hành trình ven biển tiếp tục đi về phía Bắc theo QL 1A, qua nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân (lại thêm 1 công trình nữa mang dấu ấn Trung Quốc). Vừa qua hết ranh giới của tỉnh Bình Thuận, vào đến Ninh Thuận là đến Cà Ná, một vùng đầm lớn ven biển, con đường làm du lịch vừa mới xây xong rộng đến 4 làng xe băng ngang giữa vịnh Cà Ná, xung quanh là những đầm nuôi tôm rộng lớn.

Từ đây, con đường ven biển tiếp tục vòng qua mũi Dinh, đây thực sự là một cảnh quan hùng vĩ khoáng đạt lôi cuốn tầm mắt. Con đường đi qua những động các lớn bao quanh chân các núi đá, hai bên đường phải xây những dãy tường cao chắn cát, nếu không thì chỉ sau một mùa gió, cát sẽ lấp hết những mặt đường nhựa này. Mũi Dinh, nhìn từ xa, với phần “chân” cát trắng xoá như hoà lẫn vào mặt biển và đường chân trời, chỉ còn thấy một chóp núi xanh nổi lên bềnh bồng giữa khoảng không bao la.

Qua mũi Dinh, không bao xa nữa là đến Phan Rang – Tháp Chàm. Một đô thị nhỏ, thanh bình nữa, nằm giữa hai con sông Dinh (là một con sông cùng tên, nhưng khác sông Dinh ở Ninh Thuận), và đầm Nại (bãi biển Ninh Chữ). Đấy có phải là mẫu hình chung cho khá nhiều đô thị miền Trung, luôn được xây dựng giữa hai vùng nước: đầm, sông hay phá!? Tạm dừng ăn trưa ở Phan Rang – Tháp Chàm, rồi lại tiếp tục khởi hành, ngay sát phía Đông – Bắc của Phan Rang – Tháp Chàm đã là vườn quốc gia Núi Chúa.

Từ đây trở ra đến vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong theo tôi là cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam, con đường 702 đi qua những khung cảnh hết sức ngoạn mục, một bên là biển xanh biếc với nhiều ghềnh đá hiểm trở xen kẽ với những bãi cát trắng tinh, một bên là khu bảo tồn quốc gia ít nhiều vẫn còn nguyên sinh xanh tốt. Hành trình đi qua khu vực này trở nên rất chậm thì tôi gần như phải dừng liên tục để chụp hình và đánh dấu trên bản đồ những bãi cát có thể neo thuyền, cắm trại.

Tôi không biết điều gì làm bạn vui thú nhất, với tôi, đó là neo thuyền, cắm trại bên một vịnh biển hoang vắng, không thể đến được bằng phương tiện gì khác ngoài thuyền… Như thế bạn được an toàn khỏi “văn minh hiện đại”, ít nhất là trong một khoảng thời gian… 😀 Vịnh Vĩnh Hy, một lõm nhỏ ăn sâu vào đất liền, tuy không quá lớn nhưng lại là một nơi lý tưởng để tránh gió bão: lối vào hẹp, hầu như 4 phía đều là những sườn núi cao, từ trên nhìn xuống y hệt như một lòng chảo tròn trĩnh, xinh xắn.

địa đạo kỳ anh

ình chụp gần địa đạo Kỳ Anh, Tam Kỳ, Quảng Nam, 1 đoàn xe đạp hơn 20 người Hàn Quốc, đi dọc theo QL1, đa số là trẻ, chỉ có 1 số ít già… Sau lưng mỗi người có buộc 1 mảnh vải in dòng chữ: ” I’m sorry Vietnam ” … Họ đang gởi đi 1 thông điệp…

rừng & rú

ếu tố sống còn với một làng biển miền Trung là cái “rú” (chữ “rú” trong “rừng rú”), là khoảng rừng chắn gió ven biển, rộng thì vài km, hẹp thì chỉ vài trăm mét. Không có cái rú này, gió và cát tràn vào, trồng cây gì chết cây ấy, nuôi con gì chết con ấy, không ai sống được.

Ai đã đi những bước chân trần trên cát những năm tháng tuổi thơ mới hiểu, là hạnh phúc âm thầm khi đi qua những ngôi làng với dãy rú tươi tốt. Đã có thời vì vài bó củi, vì tí quặng titan mà người ta tận diệt khoảng rừng nhỏ này rồi… tự giết luôn mình. Các cụ xưa có câu: rú tan (thì) làng nát!!!

bắc hành – 2017, phần 2

iều tôi chẳng lấy làm thích ở hầu hết các cảng cá VN, đó là dưới sông thì san sát thuyền, nhiều khi chen chúc dày đặc đến mức hỗn độn, đậu tràn kín cả mặt sông, chẳng có trật tự nào. Ngộ nhỡ xảy ra cháy, thì tất cả những tàu thuyền gỗ ấy sẽ chẳng biết xoay xở ra làm sao. Đấy là dưới sông, trên bờ thì san sát quán nhậu, những ngư dân ở đây sau những ngày vất vả trên biển, là những ngày say luý tuý, cuộc sống nghe ra vẫn có điều gì bế tắc, xoay đi xoay lại như một cái vòng luẩn quẩn!

Rời Phan Thiết đi tiếp về phía Mũi Né… từ đây trở đi là san sát các khu du lịch, các resort, nhiều không thể đếm hết. Tôi vốn không thích những chỗ đông người, nhưng không thể không cảm thấy xiêu lòng trước vẻ đẹp của bờ biển nơi đây, bờ cát trắng phớt vàng, những rạng đá ngầm nho nhỏ. Biển Mũi Né có một vẻ đẹp đơn giản, thanh bình, không hùng vĩ, nhưng cũng không đe doạ, những bờ nước hiền hoà ít vẻ hiểm trở. Toàn bộ dãy bờ biển này, hầu như nơi nào cũng đều có thể ghé thuyền cắm trại tốt.

Từ thành phố Phan Thiết trở đi, địa hình mang tính “bán sa mạc” thấy rõ: những rặng đồi dài với rừng cây bụi thấp xen lẫn những trảng cát rộng mênh mông. Con lộ 716 tiếp tục dẫn đến Hồ Trắng, một cụm hai hồ nước ngọt lớn nằm kề nhau ven bờ biển. Đến đây lúc trời gần tối, bỗng sừng sờ đứng lại trước vừng trăng tròn cực lớn đang dần nhô lên phía Đông Bắc bên kia hồ, vầng sáng lung linh lay bóng, rung động như một ảo ảnh sa mạc, một cảnh tượng đẹp đến huyền ảo, ma mị.

Màn đêm dần buông xuống thôi thúc dồn bước tiếp theo con đường về thị trấn Phan Rí Cửa, một đô thị bé tí xíu nằm bên bờ sông Luỹ. Đây cũng là một cảng cá nữa, nhưng nhỏ hơn, nơi nhịp điệu cuộc sống mang vẻ rất chi an nhàn và chậm rãi. Ngày hôm sau tiếp tục con đường ven biển đi về phía mũi đất Lagan (huyện Bình Thạnh, tỉnh Bình Thuận), và liền kề đó là bãi đá 7 màu và thị trấn Liên Hương với chùa Cổ Thạch (Tuy Phong, Bình Thuận), một vùng đất rất rất đẹp trong mắt người lữ khách!

Một vùng quê với những dãy rú (rừng cây ven biển) xanh tốt, những con tàu đánh cá nằm ngay ngắn dọc bờ vịnh, một vài chiếc được kéo lên đà sửa chữa. Thị trấn Liên Hương vốn là 1 làng chài cũ, trong làng còn có nhiều ngôi nhà đề năm xây 192x, 193x. Tôi thích những nơi có 1 tí truyền thống xưa cũ: cuộc sống ổn định, cư dân hiền hoà. Dự tính là 1 nơi rất tốt để ghé vào nghỉ ngơi, tiếp thêm nước uống, lương thực cho… chuyến chèo thuyền xuyên Việt… 1 lúc nào đó trong tương lai! 😀

azure

ôi ko biết điều gì làm bạn vui thú nhất, với tôi, đó là neo thuyền, cắm trại bên một vịnh biển hoang vắng, ko thể đến được bằng phương tiện gì khác ngoài thuyền… Như thế bạn được an toàn khỏi “văn minh hiện đại”, ít nhất là trong một thời gian!

bắc hành – 2017, phần 1

ại thêm một hành trình đi suốt chiều dài của đất nước hình chữ S này nữa. Ban đầu, tôi dự tính một hành trình bằng xe đạp, với mong muốn đi thật chậm, nhưng tính đi tính lại, thời gian không có nhiều, nên xe máy vẫn là phương tiện tốt để thăm thú đó đây, chủ động trên mọi mặt. Cốt yếu một điều rằng, chưa bao giờ tôi nghĩ mình đã biết đủ về đất nước này, dù cho bao nhiêu vẻ nghèo nàn lạc hậu mà nó thể hiện, thì trong suy nghĩ của mình, dải đất này vẫn đầy tính đa dạng văn hoá và sinh học! 😀

Hành trình bắt đầu từ Vũng Tàu, đi ngược ra Bắc bằng con đường ven biển. Hệ thống đường quốc phòng ven biển hoàn thiện trong những năm gần đây phát lộ ra nhiều cảnh quan, nhiều góc nhìn mới. Trước đây, trong cái nhìn của mình, tôi nghĩ rằng biển Đà Nẵng hay Nha Trang là đẹp nhất, đến giờ có lẽ điều đó không còn đúng nữa. Hành trình cũng có một mục đích khác: thăm dò tất cả những điểm quan trọng dọc bờ biển, chuẩn bị cho một chuyến xuyên Việt bằng thuyền kayak nào đó trong tương lai! 😀

Thực ra, ngay lúc này đây, tôi cũng không chắc là bao giờ sẽ tổ chức được một hành trình kayak như thế, nhưng thầm nghĩ trong đầu, cứ chuẩn bị dần dần, từ từ từng ít một, lúc nào đó mình sẽ làm được! Từ tp. biển Vũng Tàu, băng qua sông Cỏ May, đi ven biển dọc theo Long Hải, Phước Hải. Ghi chú lại vị trí những bờ kè bê – tông chắn sóng. Ngay từ điểm này, bờ biển đã mang tính chất của biển miền Trung, cát trắng, biển trong, ít phù sa. Đi dọc cửa sông Ray về hướng Hồ Cốc, Hồ Tràm, Bình Châu.

Con đường ven biển đoạn này rất tốt, rộng, bằng phẳng, đi qua những vùng cây cối ít nhiều xanh tươi, bãi cát trắng tinh sáng mờ trong ánh bình minh. Chẳng mấy chốc đã đến tx. Lagi, Bình Thuận, thời tiết nắng đẹp, mặt biển trong xanh sáng lấp lánh, sông Dinh chỉ là một con sông nhỏ, nhưng cảng cá ở đây khá lớn, cửa sông Dinh tàu neo đậu san sát, đi lại tấp nập! Tiếp tục ghi nhận những vị trí đá ngầm (rạng) dọc bờ biển, và những nơi có thể cập thuyền dọc theo bờ đê chắn sóng và bờ kè ven sông.

Từ tx. Lagi, lại theo tỉnh lộ 709, 719 chạy dọc bờ biển, chạy dọc theo sông Phan (một con sông bé) rồi vòng đến mũi Kê Gà (đến lạ, đã Kê lại còn Gà 😀). Hải đăng mũi Kê Gà nằm trên một hòn đảo nhỏ, cách bờ chỉ tầm 200, 300 mét. Rồi lại chạy dọc theo đường 719 đi thành phố Phan Thiết. Một thành phố nho nhỏ, xinh xinh, yên bình, hãy còn mang dáng dấp một đô thị thời Pháp thuộc. Toàn bộ thành phố Phan Thiết xưa nằm gọn giữa hai con sông, hai cảng cá: sông Cà Ty và sông Phú Hài.

tứ diệu đế

ó nhiều người cứ mãi huyên thuyên về giáo lý nhà Phật, những câu chuyện “trít học” rẻ tiền không ko biết nhặt được ở đâu hay tự ngồi bịa ra, thậm chí đã trót bịa ra rồi cũng không ráng bịa luôn cái “dẫn nguồn từ…” (sách nào, kinh nào!?) cho nó có vẻ đúng đắn! 😀 Khi được hỏi “Tứ diệu đế” là gì, “Bát chính đạo” là gì thì không trả lời được!

Ấy mới là vỡ lòng của giáo lý Phật môn! Cái “chính” đầu tiên trong “Bát chính đạo” (8 con đường đúng đắn) ấy chính là “Chính kiến”, tức là: biết đúng, hiểu đúng. Ko biết, hiểu đúng thì mọi thứ khác… vất đi! Hình như Đức Phật cũng đã tiên đoán đúng về thời kỳ Mạt Pháp! Ấy chính là cái thời kỳ nơi nơi xây chùa đắp tượng, nhà nhà mặc cà sa tụng kinh!

sandy robson

ôi nói thế này nhé, chỉ e rằng trong vài tấm hình, vài dòng chữ, mọi người không hình dung ra hết được! Hành trình chèo kayak hàng chục nghìn km trong hơn 6 năm từ Đức đi Úc này, so với hành trình thỉnh kinh của Đường Tăng ấy, nó xa hơn nhiều lần, mà khó khăn và nguy hiểm cũng hơn nhiều lần. Mà Đường Tăng đi còn có biết bao nhiêu đệ tử đi theo hỗ trợ, còn Sandy Robson đi chỉ có một mình… 😀