xét lại

ột là đừng đọc, hai là đọc thì phải biết suy nghĩ, nhận định. Tôi lấy ví dụ như tự truyện Papillon người tù khổ sai (Henri Charrière), một thời gây biết bao ấn tượng. Nhưng các phân tích hiện đại đã xác minh có không đến 10% những sự kiện xảy ra trong 2 tập sách ấy là sự thật! Phần lớn những câu chuyện là của các tù nhân khác được tác giả vơ về mình!

Như thế thì tác phẩm nên được xem như là “tiểu thuyết” hơn là “hồi ký, tự truyện”, và mức độ tin cậy của các sự kiện cũng chỉ nên xem như là sản phẩm tưởng tượng. Ví dụ thứ hai là các tác phẩm của Nguyễn Tường Bách viết về tôn giáo, triết học… Với tư cách là một nhà vật lý thiên văn thì ông đã là một học giả nổi tiếng được cả thế giới ghi nhận.

Nhưng có điều gì không ổn khi các so sánh triết học giữa phương Tây và phương Đông của ông đều rập khuôn theo kiểu: con voi có cái đầu, con chuột có cái đầu, con voi có bốn chân, con chuột cũng có bốn chân, cả hai đều có đuôi, thế nên… con voi là con chuột! Nhưng so sánh, liên tưởng kiểu như thế rất là mộng mơ, nếu không muốn nói là lầm lạc.

Chừng nào mà cái sự đọc còn chưa vượt qua được cái ngưỡng tư duy logic cơ bản ấy, chừng nào mà còn chưa phân biệt được tác phẩm hay với loại làng nhàng, thì tất cả những lập luận tiếp theo đều vô nghĩa. Chừng nào còn đem những lí luận kiểu “bán hàng đa cấp” đi gạt người khác, thì những kêu gào chính trị, chính quyền, dân chủ… xem ra rất hài hước.

Tôi không có ý định khuyến khích hay ngăn cản ai trong việc đọc khi viết loạt bài này. Thực ra, từ rất lâu tôi không còn đọc nhiều nữa rồi. Cuộc sống là của các bạn, bạn sống cho mình chứ không phải người khác. Cũng như thế, bạn đọc cho mình chứ không phải người khác! Cái nồi lẩu VN đã đủ hổ lốn từ xa xưa rồi, có thêm các loại xàm xàm thì nó cũng thế thôi!