bất vong sơ tâm

ột trong nhiều điểm thú vị của các phim Thanh xuân Trung Quốc là các trò chơi tập thể! Bạn bè ngồi lại với nhau, ăn uống lai rai, thường là chơi “Nói thật hay thử thách”, người chơi buộc phải chọn hoặc kể ra một sự thật của bản thân, hoặc là phải làm một điều gì đó khó khăn! Có rất nhiều trò chơi khác nhau, như “Đương nhiên rồi” là một ví dụ: cho dù đối phương nói có khó nghe thế nào cũng vẫn phải trả lời “Đương nhiên rồi”, nếu không muốn / không dám thì phải uống một ly! Hay là trò “Tôi có, bạn không có” này, ai thua phải ăn một miếng chanh như hình thức phạt! Đã thấy vô số phim có cách xử lý những trò chơi rất sáng tạo, thú vị!

Nếu như ở là ở Việt Nam, những trò chơi này rất dễ nhanh chóng leo thang, biến tướng thành những chuyện nhảm nhí, xàm xí, thô bỉ, thiếu tế nhị và vô bổ! Làm sao để giữ cho vẫn “chơi được”, thể hiện sự thông minh, tinh tế, điều phối sự phức tạp trong các mối quan hệ, đó chính là phim TQ! 不亡初心 – Bất vong sơ tâm – Đừng quên tâm nguyện lúc ban đầu, cái thông điệp này, phim TQ nó lặp đi lặp lại mãi đến mức nhàm chán, nhưng quả thực là người ta dám tin như thế, vì tin cho nên đã làm được rất nhiều chuyện lớn lao, phức tạp! Còn như ở VN, sau cái sự cố “chui vào tay áo” xưa kia là éo ai còn dám làm phim Thanh xuân nữa! 🙁

thầy bói

hế kỷ nào rồi mà vẫn còn những loại mị dân thô sơ, ngu xuẩn như thế này!? Do dân trí quá thấp nên nói vẫn có người nghe, vẫn có hàng triệu view (chắc là ảo!?)! Chỉ cần tâng bốc, phỉnh nịnh, đánh vào cái tâm lưu manh vặt là gì cũng nghe, cái gì cũng làm! Nỗi khổ của một dân tộc mãi không chịu lớn, tư cách chưa định hình hoàn chỉnh, chỉ vài ngôn từ sáo rỗng, bịp bợm là thao túng được!

1.     Giọng điệu rất lịch sự, dùng nhiều kính ngữ, rào trước đón sau, đây là bài của mấy cha Cố, nói năng hết sức tròn trịa, làm cho người nghe cảm thấy được vuốt ve, câu từ có khi hơn 1/2 là “kính ngữ, rào đón” rồi. Kiểu như các phim về lính Nguỵ xưa, mô tả tuy thô nhưng thật, những nhân vật cứ mở miệng là lễ phép quá mức cần thiết, vừa “lễ phép”, vừa “nham nhở” cùng lúc, tự bộc lộ cái nội tâm bất ổn!

2.     Phát ngôn kiểu thầy bói: nằm mơ / điềm / triệu này chứng tỏ, ngày xưa có những câu sấm ký, tiên đoán như thế này thế kia, TQ, CS sắp sụp rồi, lụn bại là điều chắc chắn! Cái giọng thầy bói này thì quá quen, gặp không biết bao nhiêu lần! Là thời buổi nào rồi mà vẫn còn dùng những thứ “huyền học”, “bấm đốt ngón tay”, lúc nào cũng “ta đây thấu rõ thiên cơ”! Đúng là… “số thầy ruồi bâu” mà!

3.     Nội dung có lẽ do nước ngoài chỉ đạo, một số chỗ đọc không đúng, ví dụ như “Hồ Hợi, Vương Mãng” thì đọc là “Ho Hoi, Vuong Mang”… là do thằng đọc đéo biết gì về lịch sử, chỉ đọc lại bài do bọn Tây soạn, bỏ dấu tiếng Việt không đúng! Cái này thì chúng nó soạn thành tài liệu dùng để huấn luyện nội bộ chứ chẳng chơi! Tình huống nào thì dùng chiêu gì, những kịch bản thường gặp, FAQ các kiểu!

4.     Chỗ nào không dùng sấm ký, bói toán để phán được thì chúng nó sẽ xạo sự, đơm đặt, ví dụ như Angkor Wat là do người ngoài hành tinh xây, chứ dân Khmer không thể nào xây được, vẫn là cái bài đánh vào cái tâm lý ranh vặt, nhược tiểu của người Việt! Nếu lung lạc một người không được, chúng nó sẽ tìm cách kích động nhiều người, tìm cách ly gián, tạo ra mâu thuẫn, đánh lên một vũng nước đục!

cổ phong

hán nhất khi xem phim cổ trang, dã sử Trung Quốc là mới chỉ nghe… tên là đã biết quá nhiều thứ rồi! Nữ, tên “Chiết chi”, đích thị sẽ là ca nương (lấy từ câu “Mạc đãi vô hoa không chiết chi” – Kim lũ y, Đỗ Thu Nương). Nữ chính tên “Cảnh Cảnh” thì nam chính sẽ tên là “Tinh Hà” (lấy từ câu: “Cảnh cảnh tinh hà dục thự thiên” – Trường hận ca – Bạch Cư Dị). Nam chính tên “Bạch Ngọc” (viên ngọc trắng) thì nữ chính sẽ tên là “Vô Hà” (không tì vết)… Cứ như kiểu nếu một bên là “Thanh Phong” thì bên kia chắc chắn sẽ là “Minh Nguyệt” vậy, mấy cái công thức cũ kỹ!

“Tái thượng phong vân” là tên phim lấy từ một câu trong bài Thu hứng – Đỗ Phủ, “Hiệp khách hành” là tên bài của Lý Bạch, “Nhất phiến băng tâm” là lấy từ bài Phù Dung lâu tống Tân Tiệm – Vương Xương Linh, “Tần thời minh nguyệt” là bài Xuất tái, cũng của Vương Xương Linh… Đúng nghĩa là vô vị, nhàm chán, coi chủ yếu để giải trí, giết thời gian! Phim ảnh phổ thông – phân khúc thấp của TQ cũng tồn tại vô số vấn đề, nhu cầu giải trí, thể hiện của khán giả thời hiện đại quá lớn mà! Nhưng ít ra nó cũng có chút nội dung chứ không nhảm, xàm như khá nhiều thể loại phim Việt!

bao thanh thiên

ại sao Bao Công – Bao Thanh Thiên lại sống vào thời Tống!? Một câu hỏi có vẻ ngây ngô nhưng lý giải nó cũng có thể cho đáp án, cách nhìn thú vị! Phim ảnh Đài Loan, Hồng Công, Đại lục đều đã làm quá nhiều về Bao Chửng rồi, nào là Công Tôn Sách, Triển Chiêu, Trương Long, Triệu Hổ, Vương Triều, Mã Hán .v.v. Đầu tiên, Bao Chửng là một nhân vật lịch sử có thật, làm quan nổi tiếng thanh liêm, và thực sự đã “xử” khá nhiều tham quan ô lại, kể cả hoàng thân quốc thích. Bao Chửng sống dưới triều Tống Nhân Tông, đây là giai đoạn cực thịnh của thời Bắc Tống, có thể nói đây là giai đoạn thịnh vượng nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc!

Nhưng trước đó, triều Tống khởi đầu từ đống tro tàn. Trung Quốc sau loạn An – Sử cuối thời Đường dân số đã chết hơn 60, 70%, nhiều vùng 10 phần đã chết 9! Chiến loạn dẫn đến việc di dân hàng loạt, Hà Bắc, Hà Nam vĩnh viễn không thể phục hồi như trước! Thủ phủ của nghề trồng dâu nuôi tằm chuyển xuống phía Nam về Chiết Giang, Giang Tô. Chính khởi đầu gian khó như thế nên đẻ ra thứ Lý học của Chu Đôn Di, Chu Hy, Trình Di, Trình Hạo, một phiên bản sửa đổi khắt khe của Nho giáo! Đầu thời Tống, chính vì phải xây lại từ đống đổ nát nên xã hội đặt rất nặng vấn đề luân lý cá nhân: tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức .v.v.

Nhưng rồi họ vực dậy thành công, giống lúa mới du nhập từ Chăm-pa và Giao Chỉ đã tăng sản lượng lương thực lên nhiều lần, lượng dự trữ trong kho đủ cho toàn dân ăn trong… hơn 50 năm! Công, thương nghiệp phát triển như vũ bão, căn bản là: lượng của cải thặng dư vô cùng lớn! Triều Tống chứng kiến sự bùng nổ về dân số (tăng hơn gấp đôi), về khoa học kỹ thuật và văn hoá! Xã hội TQ chưa bao giờ giàu có như thế, nhưng giàu có cũng có mặt trái: con người ta trở nên ưa hưởng thụ, tham sống sợ chết, về mặt võ bị, quân sự, triều Tống cực kỳ yếu đuối, đây là tiền đề của việc mất đất, mất nước về tay người Kim, người Mông Cổ sau này!

Mặt trái nữa là khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội tích tụ! Và mặt trái nghiêm trọng nhất chính là xã hội dung dưỡng lòng tham của con người, của người dân nói chung và quan lại nói riêng, dẫn tới sự tha hoá về đạo đức! Quan lại thì mưu mô, xảo trá, tư lợi, nhà Tống vong quốc cũng vì những viên quan như Giả Tự Đạo, nhưng quan… thì thực ra cũng từ dân bước ra mà thôi! Xã hội đô thị, đời sống tập trung, dân số quá đông, nhiều sinh hoạt dân sự phức tạp, đương nhiên sẽ nảy sinh rất nhiều tranh chấp, mưu mô, thủ đoạn. Và lẽ tự nhiên là vì thực trạng xã hội như thế nên người dân có nhu cầu… công lý, và cái nhu cầu ấy rất bức thiết!

Chính giai đoạn chuyển đồi từ nghèo đói, khó khăn, khắc nghiệt sang có dư, sung túc… là giai đoạn đổ vỡ các giá trị xã hội! Cái văn hoá sinh tồn đầu thời Tống vô cùng khắc nghiệt, con người được yêu cầu phải đáp ứng những chuẩn mực về kỷ luật cá nhân, về giá trị cộng đồng! Nhưng đến khi no đủ rồi thì nôm na gọi là “rửng mỡ”… xuất hiện vô số hình thức tư lợi, gian manh, xảo trá, xuất hiện hàng loạt các loại án mà trước đây hiếm gặp! Xuất hiện nhiều kiểu tâm lý cá nhân bệnh hoạn đến mức phi nhân tính, nhiều vấn nạn xã hội quái dị, kỳ quặc, những điều trước đây vốn không hề có, hoặc có nhưng đã bị cái kỷ luật sinh tồn kia trấn áp!

Nên Bao Công chính là đại diện cho cái nhu cầu công lý, công bằng và tiến bộ xã hội vô cùng lớn đó! Không phải chỉ là công lý chung chung, thời Tống nổi tiếng là một giai đoạn tư pháp phát triển, phát triển về luật lệ, xuất hiện nhiều kỹ thuật điều tra, phá án mới, ngay cả ngành pháp y cũng có nhiều tiến bộ vượt bậc! Đó là kết quả của một xã hội… nhiều tội phạm, từ dân cho đến quan! Thấy thấp thoáng bóng dáng xã hội VN hiện tại trong nhưng bài học lịch sử đó, nhưng e là nghiêm trọng hơn nhiều, vì VN thì chỉ có cái tâm lưu manh dẫn đến tội phạm, chứ kỹ năng xây dựng kinh tế, xã hội, văn hoá như người ta thì… không thấy có!

sevastopol waltz

hương trình âm nhạc cuối tuần: “Điệu valse Sevastopol”, bài rất cổ điển, rất Nga, và đặc biệt là rất “trưởng”, bàng bạc một không khí opera! Để “trưởng” được như thế thì người ngoài đâu có hiểu rằng, họ đã có những giai đoạn rất “thứ”, quay vào trong đối diện nội tâm để tự vấn, làm sao để thay đổi con người, làm sao để thay đổi xã hội! Ở đâu đó, có một thái cực ngược lại: nó vào nhà người ta, thấy người ta ăn cơm bằng cái gáo dừa: mày phải ăn bằng chén vàng nó mới đúng!

“Chén vàng” mới là văn minh, dân chủ, gáo dừa là không dân chủ, blabla… Thế rồi nó đập nát cái chén cơm của người ta đi, bắt phải đi kiếm một cái “chén vàng” hoang tưởng nào đó! Đương nhiên, nhà người ta đang ăn cơm bằng gáo dừa thì cùng lắm chỉ có thể nghĩ đến chén sành, chén sứ thôi, còn cái chén vàng “bánh vẽ” kia không biết đến bao giờ mới có!? Và cứ như thế, nó đi ăn cướp toàn thế giới để đem về góp phần tạo dựng nên “chén vàng” nhà nó, vừa ăn cướp vừa la làng như thế!

Ebm

hương trình âm nhạc cuối tuần, Ebm – E flat minor là một trong những chỉ dấu đặc trưng – signature của âm nhạc Nga, rất nhiều nhạc sĩ Nga từ thời các Sa hoàng hàng trăm năm trước cho đến tận thời hiện đại ngày nay: Korsakov, Rachmaninoff, Prokofiev, Myaskovsky, Tchaikovsky… đều viết rất nhiều nhạc theo cung “mi giáng thứ”, điều này rất hiếm khi thấy ở các nước Tây phương khác! Mi giáng thứ thường được xem là “key / scale” u tối đến mức cực đoan nhất trong âm nhạc, khơi gợi cảm giác u độc, quay vào trong hồi tưởng, tự vấn!

Dân tộc lớn là họ luôn có những cái đấu tranh, tự vấn nội tâm như thế! Mà trong trường hợp của người Nga đôi khi đạt tới mức kinh hoàng, cực đoan, cả châu Âu sợ hãi với cái tâm thức tạm gọi là: “tội ác & trừng phạt”, “chủng nhân & đắc quả” của người Nga! Ở đầu đối diện phía bên kia của “tâm phổ” là cái dân tộc đụng đâu cũng cười hềnh hệch như thằng thiểu năng vậy, cứ hở ra là giở trò lưu manh vặt dù chẳng lừa được ai, nhưng vẫn lặp lại mãi những cái bài nhàm chán như thế! Lúc nào cũng “ta đây biết rồi”, chưa bao giờ thể hiện được sự tự suy xét, tự phản ánh!

thanh xuân

ó thành một cái khuôn mẫu – quy trình luôn rồi, các nam nữ diễn viên trẻ TQ đầu tiên sẽ được giao các vai thanh xuân vườn trường, vì hợp độ tuổi mà, năm nào cũng có vài phim thanh xuân mới! Sau đó họ sẽ được giao một vài vai phim cổ trang để thử nghiệm! Thử nghiệm thành công sẽ được giao các vai phim lịch sử, ví dụ như thời dân quốc. Qua được 3 ải này mới được giao các vai phim hiện đại!

Thanh xuân, cổ trang, lịch sử… đều là những vai “mơ hồ”, diễn biến tâm lý có thể tự do tưởng tượng, phóng tác, còn phim hiện đại nhìn vào sẽ thấy phốt ngay nếu non vai! Ai cũng sẽ trãi qua quy trình 4 bước như thế, nhưng cũng có một vài ngoại lệ, như Trương Tịnh Nghi trong phim này! Chỉ là một phim tuyên truyền phòng cháy chữa cháy, kết hợp với giảng dạy kiến thức cứu hộ thôi, mà người ta làm kỹ như vậy!

tổ hợp

ếu ủng hộ Palestine và Ukraine: là những người phản chiến chung chung. Ủng hộ Israel và Ukraine: là Mỹ nô đích thực! Ủng hộ Nga và Palestine: những người có am hiểu về lịch sử, địa chính trị! Ủng hộ Nga và Israel: những người theo thuyết tiến hoá Darwin, mạnh được, yếu thua! 😃 Nên con người mà, sự khác biệt là nằm trong từng điểm nhỏ, mới chừng đó phe mà đã đẻ ra 4 nhóm cơ bản rồi! Nếu thực sự “tổ hợp chập 2 của 5” (=10) cho đầy đủ thì còn “phân mảnh” ra nhiều nữa!

Ah mà quên, trong trường hợp của người VN thì sẽ là “tổ hợp chập 2 của 10 (5×2)”, vì phải thêm các trường hợp “giả” nữa: giả-Nga, giả-Mỹ, giả-Do-thái, giả tùm lum… Quan trọng là chấp nhận sự khác biệt, để tạo thành ý thức chung, phải có cách nào đó để vượt qua những khác biệt, đầu tiên là phải hiểu những hạn chế của ngôn từ hình thức, như kiểu TQ: một quốc gia, hai chế độ mà nó còn làm được đó thôi! Chương trình âm nhạc cuối tuần: Hành khúc kỵ binh đỏ – Marsh Budonnogo!

Slavsa

ang trong cái mood nhạc Nga, Slavsa – Ivan Susanin – một trong những tác phẩm quan trọng nhất của nền âm nhạc cổ điển Nga, thường chỉ được trình bày trong những dịp long trọng nhất (ví dụ như lễ nhậm chức của tổng thống). Bắt nguồn từ một vở opera của Mikhail Glinka, người được xem là cha đẻ của âm nhạc cổ điển Nga! Vở nhạc kịch kể câu chuyện về Ivan Susanin, người được một nhóm thích khách Ba Lan thuê dẫn đường để mưu sát Sa-hoàng Michael I.

Susanin thuyết phục nhóm sát thủ này đi một con đường tắt nhanh hơn băng qua rừng… Từ đó về sau, không ai còn thấy Susanin và nhóm sát thủ kia đâu nữa! Đến ngày nay, Ivan Susanin được xem là anh hùng dân tộc, người đã hy sinh chính mình để làm thất bại âm mưu của kẻ thù! Câu chuyện của Susanin được thấy lặp lại nhiều lần xuyên suốt lịch sử nước nước Nga, kể cả trong WW2, giống như câu chuyện của Matvey Kuzmin, người được phong Anh hùng Liên Xô ở tuổi 83…

Burevestnik

hế là loại cuối cùng trong 6 siêu vũ khí sử dụng những “nguyên tắc vật lý mới” mà người Nga đã nêu (Avanguard, Burevestnik, Zicron, Kinzhal, Poseidon, Sarmat), tên lửa động cơ hạt nhân & đầu đạn hạt nhân Burevestnik đã thử nghiệm thành công! Không cần phải nói điều này quan trọng như thế nào. Các hệ thống phòng thủ của Mỹ đa phần đều đặt ở phía Bắc và Tây Bắc, để đề phòng Nga tấn công từ hướng Alaska và vòng qua Bắc Cực. Nhưng loại tên lửa mới mang đến khả năng tấn công từ phía Nam, vòng qua Nam cực, đánh vào mặt yếu nhất!

Đó là chưa kể loại Burevestnik này có thể bay hoài bay mãi, lảng vảng suốt nhiều năm trên không, thay đổi theo bất kỳ lộ trình bay nào mong muốn trước khi đánh xuống mục tiêu! Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử cạnh tranh dai dẳng và lâu dài giữa 2 siêu cường, người Nga đã có lợi thế dẫn trước rõ ràng! Cả 6 loại vũ khí chiến lược đó, người Mỹ vẫn chưa làm được cái nào, các thử nghiệm vũ khí bội siêu thanh thì đến giờ chỉ toàn thấy thất bại! Chương trình âm nhạc cuối tuần, bài ca: Tên lửa luôn luôn sẵn sàng – The rockets are always ready! 🙂