phạm duy – 7

Chỉ có hiện tại là không dứt!
(Schrodinger)

hững ý tưởng sáng tạo luôn đến một cách bất chợt, cóp nhặt… để đến một lúc nó trở thành những thay đổi trong xu hướng, phong cách. Từ những năm 70 trở về sau, nhạc của PD chuyển theo một hướng mà không phải ai cũng hài lòng. Một số tự bảo rằng: Ồ, PD, ông ta đâu còn như trước!. Dĩ nhiên tôi cũng thích PD lúc trẻ hơn, nhất là những năm 60, khi nhạc thuật đã đạt đến chỗ chín muồi, và những phần hòa âm phối khí cũng đã được tinh luyện.

Chàng dũng sĩ và con ngựa vàng - Thái Thanh 
Quán thế âm - Thái Thanh 

Đó là lúc ông còn chưa bị cuộc đời dằn vặt đến mức nhạc phải nhuốm màu suy tư triết lý. Nhưng từ những năm 70, âm nhạc của ông đã chuyển theo một hướng thâm trầm hơn, bác học hơn, và thể hiện đầy đủ hơn những gì được tích lũy, cóp nhặt là ông. Với những gì ông đã đạt được, việc bắt ông phải lặp lại chính mình, phải sáng tác những ca khúc đỉnh cao như lúc trước là điều không thể.

Nghìn thu - Thái Thanh 
Mẹ năm 2000 - Khánh Ly 

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là PD đã bế tắc, cạn nguồn trong nhạc hứng, chỉ có một điều nhạc của ông ngày càng ít cho công chúng, mà càng cho riêng bản thân ông. Phàm những cái đạt đến đỉnh cao thì tự quay vào chính mình vậy! Sau đây, chúng ta sẽ tiếp tục công cuộc “cỡi ngựa xem hoa” để điểm qua Thập mục ngưu đồ – tức mười bài Đạo ca.

Về sau, nghệ sĩ PD còn tiếp tục làm giàu cho gia tài âm nhạc của mình bằng 10 bài Thiền ca, 10 bài Rong ca. Những ca khúc này được sáng tác khi ông đã định cư lâu năm ở Mỹ, nhiều bài thể hiện ước mơ hồi hương từ rất sớm như: Hẹn em năm 2000. Trước đây tôi chỉ được biết một phần nhỏ trong những ca khúc sáng tác sau này của ông.

Sau này nghe kỹ lại có thể thấy, những nguồn cảm hứng lớn cho các ca khúc này đã không còn nữa, các giai điệu phần lớn là những trò chơi âm thanh của riêng tác giả, một số rất đáng nghe, nhưng nhìn tổng thể những tác phẩm này không còn đạt đến đỉnh cao như trước.

(Còn tiếp…)