100 ca khúc quỳnh giao

hất giọng đẹp xếp ngay sau Thái Thanh, có lẽ là Quỳnh Giao, trong một số bản thu âm, thậm chí có phần còn ấn tượng hơn, có lẽ là nhờ kỹ thuật thu âm hiện đại. Và mặc dù đây đó, một số chỗ không hẳn là đã thực sự đạt đến mức tuyệt mỹ để có thể khiến cho ai ai cũng phải hài lòng, nhưng phải thừa nhận rằng Quỳnh Giao có một chất giọng sang trọng, tinh tế không sao tả xiết, phải chăng cũng là một chút dư âm, “vang bóng” cuối cùng mà dòng dõi Hoàng tộc Việt Nam còn lưu lại đến ngày nay!?


cossacks – 1

iống như khi phái đoàn ngoại giao Grand Embassy của Sa Hoàng Peter the Great lần đầu tiên sang châu Âu, những ban nhạc cung đình châu Âu biểu diễn âm nhạc cổ điển sang trọng, lịch sự, từ tốn. Để đáp lại, dàn nhạc của Peter biểu diễn một thứ âm nhạc với huýt sáo và hò hét. “Cũng tương tự”, muốn nghe hò hét, huýt sáo trong không gian âm nhạc thính phòng, hãy xem Alexandrov Ensemble biểu diễn tại Anh năm 88, một trong những bài dân ca Slavơ nổi tiếng nhất… 😅

Cossack không phải là một dân tộc riêng biệt, mà chỉ là một sub – culture trong không gian văn hoá Slavơ chung: Nga, Ucraina, Belarus… Từ thời xa xưa, họ sống trên các thảo nguyên, lối sống trồng trọt, chăn thả, giỏi về chiến đấu trên lưng ngựa. Trong tất cả các thời đại, từ thời các Sa hoàng đến thời Sô – viết, và hiện đang thấy rất rõ trong giai đoạn nước Nga Putin hiện đại, Cossack vẫn luôn luôn là “cơ bắp” của chế độ: giữ gìn, mở rộng biên cương, trấn áp nội gian, nội loạn.

the final count down

i cũng biết bài hát xưa như trái đất này, nhưng mấy người biết nó nói về cái gì!? “The final count down” – lệnh đếm ngược: 9, 8, 7… 3, 2, 1… Preliminary stage, Intermediate, Main, Lift – off… đọc lời bài hát sẽ rõ, ngồi trên hàng trăm tấn thuốc nổ, trong một tích tắc là đi vào lịch sử (hoặc trở về với cát bụi) 😅

We’re leaving together, but still it’s farewell. And maybe we’ll come back to earth, who can tell? I guess there is no one to blame. We’re leaving ground. Will things ever be the same again? It’s the final countdown! We’re heading for Venus and still we stand tall. Cause maybe they’ve seen us and welcome us all, yeah. With so many light years to go and things to be found. I’m sure that we’ll all miss her so. It’s the final countdown!

thời hoa đỏ – 2

Anh mải mê về một màu mây xa
Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ,
Em thầm hát một câu thơ cũ,
Về một thời thiếu nữ say mê
Về một thời hoa đỏ diệu kỳ…

hạy dọc trên triền đê sông Thao, rồi qua Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, lên đến Lai Châu… thi thoảng lại bắt gặp cái mầu hoa gạo đỏ nao lòng này… Những ai đã từng tận mắt chứng kiến mùa hoa gạo nở (thử dùng google image search với 2 từ khoá: “chùa Hương” + “hoa gạo”) mới hiểu được cái đẹp quyến rũ đến lạ kỳ của “Thời hoa đỏ”.

tuoitre.vn – Vĩnh biệt nhà thơ Thanh Tùng, tác giả Thời hoa đỏ

Thời hoa đỏ - Nguyễn Đình Bảng 

TT – lâm tuyền

Chiều chiều ngồi trông ra khơi mờ xa.
Từng đàn chim bay trong ánh hoàng hôn…

hạc của Lâm Tuyền có nét riêng, mang màu sắc nhạc thuật, cũng từ một không gian và thời gian của Nguyễn Hữu Ba, Lê Quang Nhạc, Văn Giảng, etc… mà ra, nên có lẻ “hợp gu” các cụ Hoàng Trọng, Văn Phụng, Vũ Thành, Nghiêm Phú Thi… 😀 Mí lại các vị ấy hãy còn cố gắng gìn giữ một đường lối âm nhạc mang tính giáo dục thẩm âm, định hướng thẩm mỹ trên sóng radio. Cá nhân tôi thấy âm nhạc của ông khá nhàm chán (thêm nữa số lượng sáng tác còn lại cũng không nhiều), riêng Khúc nhạc ly hương qua giọng ca Thái Thanh là một kỷ niệm thủa nhỏ!

Khúc nhạc ly hương - Thái Thanh 
Hình ảnh một buổi chiều - Thái Thanh 
Tiếng thời gian - Thái Thanh 
Trở về dĩ vãng - Thái Thanh 
Tơ sầu - Thái Thanh 

tt

ới tôi, TT là viết tắt của Thái Thanh, cũng tương tự như MM là viết tắt của Marilyn Monroe hay BB là viết tắt của Brigitte Bardot vậy! ♥ ♥ ♥ Hình bên dưới đây: Thái Thanh trên một chiếc thuyền buồm, hồ Xuân Hương, Đà Lạt, 1953. Bên thềm năm mới, hãy nghe lại một số bài nhạc xuân do Thái Thanh trình bày! 😀😀😀

Bến xuân - Thái Thanh 
Bến xuân xanh - Thái Thanh 
Đêm xuân - Thái Thanh 
Hoa xuân - Thái Thanh 
Xuân ca - Thái Thanh 
Ly rượu mừng - Thái Thanh 
Xuân họp mặt - Thái Thanh 
Xuân nghệ sĩ hành khúc - Thái Thanh 
Xuân tha hương - Thái Thanh 
Xuân và tuổi trẻ - Thái Thanh 

ly rượu mừng – 2

… Nhấc cao ly này, hãy chúc ngày mai sáng trời tự do. Nước non thanh bình, muôn người hạnh phúc chan hoà. Ước mơ hạnh phúc nơi nơi, hương thanh bình dâng phơi phới!

ất hơn 40 năm để bài hát này được cấp phép lưu hành trở lại. Nhiều năm trước, đã post nhiều về nó: ở đây, ở đây… giờ không muốn nói nhiều nữa. Những trớ trêu của lịch sử, âm nhạc chẳng phải là hội hoạ, ấy thế mà người ta vẫn đợi đến khi người nhạc sĩ qua đời lâu rồi, mới bắt đầu công nhận tài năng và giá trị các tác phẩm âm nhạc của ông ấy!

Ly rượu mừng - Thái Thanh 
Ly rượu mừng - Thái Thanh và Hợp ca Thăng Long 
Ly rượu mừng - Hợp ca Ngàn Khơi 
Ly rượu mừng - Hợp ca Hy Vọng 
Ly rượu mừng - dàn nhạc Lê Văn Khoa 

văn giảng


ựa: trong thời đại nhạc thương mãi đang hoành hành trên nửa phần đất nước nầy, thính giả hầu như đã lãng quên những nét vàng son vang bóng thời qua, những nét nhạc hiện thiếu người nuôi dưỡng, phải lép vế dưới thế lực của những nhà thương mãi và những người có uy thế phổ biến loại nhạc thời trang hiện nay.

Những ca khúc thời gian qua sáng tác hoàn toàn bằng cảm hứng, không gượng gạo hay uốn nắn theo một đường hướng khác với ý tác giả, viết bằng những tình cảm trung thực nên dễ làm xúc cảm người nghe, gợi hoặc để lại cho thính giả những cái gì cao đẹp mà thời gian khó xoá bỏ được. Họ viết là để ghi lại những cái gì muốn nói và hy vọng truyền cảm qua người khác dìu – dắt nhau cũng đi trên con đường xây dựng Thiện – Mỹ.

Tác phẩm thời ấy như một đứa con xuất thân một gia đình thanh – cảnh có truyền thống tốt, lại được nuôi dưỡng tử – tế, làm sao không trở nên một đứa con hữu ích cho xã hội. Người nuôi dưỡng nó là ai ? nhiều khi không phải là người sinh ra nó, mà lại là những người hâm mộ giá trị của nó, tự thấy có trách – nhiệm phải giới thiệu cái hay, cái đẹp cho người khác. Chính nhờ tinh – thần vị – tha và giá trị của tác phẩm, nhiều ca, nhạc sĩ và cơ – quan phổ biến được nổi danh và nhận được nhiều thiện cảm của thính giả.

Ngược lại thời nay, những tác phẩm giá trị lại không được trình bày nhiều vì thiếu người nuôi dưỡng vô vị lợi, những ca khúc kém phần nghệ thuật lại được nghe hoài qua các làn sóng điện. Những bài hát này cũng như những đứa con hư xuất thân những gia đình truyền thống kém nếu không muốn nói là hạ cấp, có những nét phù phiếm bên ngoài mà nội dung rỗng tuếch. Nhưng chúng lại gặp may, được sinh sản trong một cái thế giới đảo – điên, tâm hồn con người đang thác – loạn chạy theo cái hào hoa bên ngoài, được săn – sóc bằng những bàn tay trục lợi của những kẻ có thế lực. Có lẽ vì hiện trạng chiến – tranh, vì thế lực kim tiền của ngoại nhân, những người kém trí thức, thiếu tự trọng đã gặp nhiều cơ – hội tốt trở nên giàu có trong nháy mắt, và những kẻ đứng đắn lại phải cam chịu phận nghèo vì tự – ái. Có lẽ vì hạng người thứ nhất khá nhiều, nên loại nhạc thời trang hiện nay đã phục vụ đắc lực cho họ, và loại nhạc đứng đắn có nghệ – thuật không đứng vững được vì hạng người thứ hai quá ít. Đây là điều mà chúng tôi và những người tha – thiết muốn xây dựng cho nền nhạc Việt rất buồn phiền, nhưng không biết làm sao lật đổ những tệ đoan ấy vì khả năng phổ biến nhạc hiện nay đang ở trong tay những kẻ thủ lợi có thế – lực.

Thấy thực tại mà càng thương mến dĩ vãng. Cho nên ngay phút đầu tiên tiếp xúc với nhóm “Đất Lành” chủ trương tuyển tập nhạc “Vang bóng một thời”, tôi đã có cảm tình ngay. Đây là một việc làm đáng ca ngợi và khuyến khích, một việc làm vô vị lợi. Chúng tôi thiết – tha mong Quý Vị đón tiếp tập tuyển nhạc nầy với một thiện cảm nồng nhiệt, và miễn thứ cho nhóm chủ trương những thiếu sót vì hoàn cảnh khó khăn trong việc thực hiện.

Hè 1971, Văn Giảng

Một vài bìa nhạc Văn Giảng:

mộng thuỷ tinh

âu lâu cũng post nhạc “đương đại” 1 chút, một bài cũng bình thường chỉ để thi thoảng hát nhóp nhép chơi: Mộng đẹp như thuỷ tinh rơi, Người xa, tình xa khuất chân đồi… Thuỷ tinh rơi thì sao, thuỷ tinh rơi sẽ vỡ… Cái logic hiển nhiên ấy khá phổ biến trong các ngôn ngữ khác (Anh, Pháp, Hoa…)

Mộng thuỷ tinh - Lệ Quyên 

Nhưng lại không phổ biến với ngôn ngữ, với tâm hồn Việt, người Việt chỉ hiểu / chỉ muốn cái gì rõ ràng, trực tiếp… chứ không phiếm chỉ như thế. Cái ca từ này có lẽ được dịch từ ngoại ngữ, kiểu: shattered like a falling glass…😀