thẩm oánh

Hãy nhìn lại một góc ngôi trường của chúng ta, cái sân lát gạch và những gốc vông đồng sau này đã được thay thế bằng sân xi-măng và những cây bàng.

Âm nhạc cải cách phải theo ý nhạc Việt Nam và phải có cảm tưởng thuần túy Á Đông. (Thẩm Oánh)

i cũng biết Thẩm Oánh là nhạc sĩ tiên phong của Tân nhạc, nhưng ít người biết dù là chút ít về ông. Wiki viết được đúng 1 dòng, thậm chí còn không giới thiệu được một sáng tác nào của nhạc sĩ. Trường cấp 2 của tôi, PTCS Trưng Vương, Đà Nẵng (trước 1975 là trường tiểu học Thánh Tâm), hàng năm đều kỷ niệm ngày truyền thống trường. Tôi còn nhớ lễ kỷ niệm 10 năm được tổ chức rất hoành tráng, có nhiều hoạt động văn nghệ, và Trưng nữ vương của nhạc sĩ Thẩm Oánh được dùng như ca khúc chính thức của trường.

Trưng nữ vương 
Nhà Việt Nam 

Bài hát này tôi còn nhớ mãi đến bây giờ, cùng với rất nhiều kỷ niệm khác dưới mái trường dấu yêu. Lũ học sinh chúng tôi được tập bài hát này nhiều lần, nhưng với nhạc cảm của tôi lúc ấy, tập mãi mà tôi cũng chỉ hát được một nữa bài. Ngay từ lúc ấy, tôi đã cảm nhận loại nhạc này khác hẳn với loại nhạc đỏ mà lũ học sinh dưới mái trường XHCN chúng tôi thường nghe và hát. Bài này so với: em mang trên vai màu khăn tươi thắm, bao niềm mơ ước tươi sáng ngày mai… hẳn không cùng một loại như nhau 😀.

Là thành viên nhóm nhạc Myosotis cùng với Dương Thiệu Tước, nhạc sĩ Thẩm Oánh là thế hệ đầu tiên, là người có tuyên ngôn sáng tác rất rõ ràng về Tân nhạc. Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thuộc các thể thoại hùng ca (như bài Nhà Việt Nam, một bài hát cho hướng đạo), tình ca, nhạc thiếu nhi và nhạc Phật giáo. Gia tài âm nhạc của ông có hơn 1000 bài, nhưng đến nay chỉ còn lưu truyền 5, 7 bài thi thoảng được vài người nhắc đến 😢. Một phần vì tác giả hạn chế không phổ biến nhạc của mình (cái chữ nhạc tài tử thực chất là để “bao biện” cho quan niệm chung xem âm nhạc là “xướng ca vô loài”, phần lớn lứa nhạc sĩ tiên phong đều muốn gọi nó là thú vui tài tử hơn là nghề nghiệp thật sự). Phần khác vì nhạc của ông (ngoại trừ một vài bản hùng ca dễ hát dễ nghe) còn thì phần lớn không dành cho đại chúng, chỉ phù hợp với một lớp thính giả ít ỏi.

Âm nhạc của Thẩm Oánh có thể được mô tả bằng một chứ “hoà”: hoà điệu với thiên nhiên, hoà vào lòng người. So với Tân nhạc về sau, nhạc của ông có phần “đơn giản”. Tuy vậy, thứ nhạc “đơn giản” ấy mang tôi đi từ hết ngạc nhiên này đến thú vị khác… Điều tinh tuý trong âm nhạc Thẩm Oánh là sự hoà trộn của ngũ cung Việt Nam và ngũ cung Trung Hoa, cũng như cách chuyển hệ (métabole) giữa hai loại ngũ cung đó. Ông dùng ngũ cung Trung Hoa theo một cách gần như là vô thức, có lẽ thừa hưởng từ gốc gác người Hoa xa xưa (họ Thẩm) của mình. Hãy tìm nghe một số nhạc phẩm trữ tình của ông như: Toà miếu cổ, Khúc yêu đương, Xuân về… để cảm nhận dáng nhạc rất đặc biệt của Thẩm Oánh!

Một vài bìa nhạc Thẩm Oánh:

hải ngoại thương ca


hường thì tôi không thể nhớ hết những bản nhạc mình từng nghe và từng thích, nhưng có một chút gợi ý nào đó thì mọi chi tiết lại hiện về rõ ràng, dù là đã nghe 15, 20 năm về trước. Hai bài hát dưới đây là nằm trong số đó. Cả hai bài đều của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, sĩ quan mang quân hàm đại tá QĐ VNCH, âm nhạc chỉ là nghề tay trái. Ấy vậy mà cái nghề tay trái ấy lại có những biệt tài nhất định.

Hải ngoại thương ca - Hà Thanh 
Mấy dặm sơn khê - Thái Thanh 

Đôi điều về bài hát Hải ngoại thương ca. Bài hát được sáng tác năm 1963, không phải sau 1975 như cái tựa đề dễ gây lầm tưởng. Các vị lãnh đạo ở bộ Văn hoá Thông tin, (theo tôi suy đoán) cứ ngỡ là bài hát được sáng tác gần đây, thấy ngay cái giá trị lợi dụng của nó trong chính sách kiều vận, nên đã sẵn sàng cấp phép lưu hành trở lại. Hãy đọc lời bài hát để biết được tại sao:

Người về đây giữa non sông này. Hội trùng dương hát câu sum vầy. Về cho thấy con thuyền nước Nam, đi vào mùa xuân mới sang, xa rồi ngày ấy ly tan. Tôi đi giữa trời bồi hồi, cờ bay phất phới tôi quên chuyện ngày xưa… Ai bảo các vị ở bộ không hiểu giá trị của nhạc, khi nó có thể giúp kêu gọi một năm nhiều chục tỷ đôla tiền kiều hối? 😬

Khi nhỏ, chưa biết tác giả là ai, chưa hề biết lịch sử xoay vần thế nào, tôi đã thích những giai điệu, lời ca lãng mạn nhẹ nhàng như thế: nhớ ai ra đi, hẹn về dệt nốt tơ duyên, khoác lên vòng hoa trắng, cầm tay nhau đi anh, tơ trời quá mong manh… (Mấy dặm sơn khê).

Một vài bìa nhạc Nguyễn Văn Đông:

mùa xuân đầu tiên

hêm một bài trong chuỗi những điệu valse chào xuân. Một bài hát mà ai cũng biết: Mùa xuân đầu tiên. Mùa xuân đầu tiên là mùa xuân nào? Xin thưa đó là mùa xuân 1976, 20 năm kể từ sau vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, nhạc sĩ Văn Cao mới sáng tác trở lại. Và cũng mất chừng ấy thời gian nữa để bài hát được chính thức công bố với công chúng (năm 1996 với tiếng hát Thanh Thuý).

Mùa xuân đầu tiên - Thanh Thuý 

Mà tại sao lại gọi là Mùa xuân đầu tiên, tại sao lại là năm 1976, tại sao lại có những lời ca: từ đây người biết yêu người, mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu…? Thật tội nghiệp con người nghệ sĩ Văn Cao, ông mong mỏi rằng mọi khổ đau đã qua đi, trong khi thực sự chúng mới bắt đầu!

Một vài bìa nhạc Văn Cao:

đêm ngắn tình dài

Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền. (Dương Thiệu Tước)

Dương Thiệu Tước thật tình muốn dùng nhạc pháp Tây Phương để soạn nhạc Việt mới, nhưng ông bị nhạc ngũ cung Việt Nam trói ông lại… Nhạc Dương Thiệu Tước, theo tôi, là loại nhạc tình tứ, nhưng cũng rất sang trọng. Ðó là những ca khúc tình ái thốt lên từ con tim của một nghệ sĩ dòng dõi nhà quan. ( Hồi ký Phạm Duy, tập 1, chương 12)

uốn mượn bài hát Đêm ngắn tình dài này như phần mở đầu cho bài viết giới thiệu về một nhạc sĩ đặc biệt: Dương Thiệu Tước. Lúc nhỏ, đây gần như là bài nhạc duy nhất của Dương Thiệu Tước gây được dấu ấn sâu đậm trong tôi, một phần vì lúc ấy tôi còn chưa hiểu và cảm được những giai điệu ngũ cung, chỉ biết về ông qua một số ca khúc mang tính Tây phương: Đêm ngắn tình dài, Bóng chiều xưa, Ngọc lan, Chiều… Phần nữa vì nét nhạc vừa cổ kính, vừa tân kỳ của bài hát, ca tụng khát vọng tình yêu đôi lứa trong một không gian phảng phất Đường-thi: có trăng, có rượu hoàng hoa… và lại có anh và em, có người con trai và con gái, điều rất ít thấy trong thơ cổ.

Đêm ngắn tình dài - Thái Thanh 
Tiếng xưa - Hà Thanh 

Còn một tối gần bên nhau… cái lời nhạc nói lên khát vọng tình yêu vừa mãnh liệt, vừa êm đềm, đối với tôi lúc ấy đã đủ để nói lên một tâm hồn nhạc đặc biệt mà chỉ sau này tôi mới hiểu rõ được. Khi viết nhạc thất cung theo kiểu Tây phương, nhạc của ông “rất Tây”, điển hình như bài Ngọc lan, nghe bài này chúng ta tưởng như đang nghe Chopin hay Schumann. Ngay từ khi mọi người còn phải vay mượn nhạc điệu Tây phương để soạn lời ca tiếng Việt và gọi nó là bài ta theo điệu tây thì ông đã soạn những bài có thể gọi là bài tây theo điệu ta.

Còn khi viết nhạc ngũ cung, nhạc của ông lại “quá ngũ cung”. Nếu như nhạc ngũ cung của Phạm Duy là thoát thai từ dân ca, khi hát cần luyến láy một chút thì mới tìm thấy được dáng nhạc, thì của Dương Thiệu Tước tự nó đã có đậm đặc chất ngũ cung rồi, cứ hát lên là như tìm lại được những nét dân ca miền Thùy Dương xứ Huế. Tuy là người Hà Nội nhưng nhạc của Dương Thiệu Tước thể hiện một sự thẩm âm đặc biệt mẫn cảm với dân ca Huế, phải chăng chính là nhờ mối tình say đắm với một người con gái sông Hương núi Ngự, nữ ca sĩ Minh Trang (thân mẫu ca sĩ Quỳnh Giao).

Một vài bìa nhạc Dương Thiệu Tước:

ôi những dòng sông nhỏ…

ột trong những bài hát hiếm hoi của Trịnh Công Sơn mà tôi thích, nhất là khi nghe không lời. Một trong số ít ỏi những bản nhạc của ông ăn sâu vào tâm hồn tôi như là kỷ niệm… Những trình bày khác nhau của bản nhạc, một hòa tấu piano, một độc tấu guitar (Võ Tá Hân), và một qua giọng hát khá thuyết phục của Trần Thu Hà (với guitar đệm thật đáng yêu). Một vài bìa nhạc Trịnh Công Sơn:

Tình xa - Piano (?) 
Tình xa - Guitar (Võ Tá Hân) 
Tình xa - Trần Thu Hà 

hoàng trọng

Lòng càng thổn thức, quên hết bao mối hận mà đi.
Yêu đương say đắm mà chi, xa xôi đem thú biệt ly.
Sầu nhớ đau thương làm chi!

(Khúc nhạc ly hương)

ừ nhỏ tôi đã nghe nhiều nhạc của Hoàng Trọng mà chưa hề biết tác giả là ai. Những ca khúc Khúc nhạc ly hương, Ngàn thu áo tím, Nhạc sầu tương tư, Gió mùa xuân tới, Tiến bước sang ngang, Đẹp giấc mơ hoa… đã gieo vào hồn tôi những dáng nhạc độc đáo, riêng biệt. Sau này, càng tìm hiểu, tôi càng được biết nhiều hơn về con người lao động nghệ thuật cần mẫn, nghiêm nhặt này.

Nghìn thu áo tím - Thái Thanh 
Dừng bước giang hồ - Khánh Ly 

Học nhạc, sáng tác và làm ban nhạc từ rất sớm, Hoàng Trọng là người có khả năng tổ chức, ông đã làm phòng trà Thiên Thai ở Nam Định từ rất sớm (1945). Trong chiến tranh, ông là trưởng ban quân nhạc Bảo Chính Đoàn (quân đội Pháp), đến năm 1954 thì di cư vào Nam. Ở Sài gòn, ông thành lập nhiều ban nhạc chơi cho các Đài phát thanh Sài gòn, Đài phát thanh Quân đội, Đài Truyền hình… nổi tiếng nhất là ban hợp xướng Tiếng tơ đồng (1967).

Ông sáng tác khoảng chừng 200 tác phẩm, phần nhiều là theo điệu tango, và nhiều nhạc cho phim ảnh. Hoàng Trọng còn nổi tiếng với tư cách là người chỉ huy dàn nhạc và người soạn nhiều phần hòa âm giá trị. Tuy đã rao là Hoàng Trọng – vua nhạc tango Việt Nam nhưng ở đây, mời các bạn nhớ lại người cố nhạc sĩ tài hoa này qua hai tác phẩm của ông, một theo điệu valse: Nghìn thu áo tím và một theo điệu pasodoble: Dừng bước giang hồ.

Một vài bìa nhạc Hoàng Trọng:

ngọc cẩm & nguyễn hữu thiết

ể về tình hình Tân nhạc tại miền Nam trước 1975 mà bỏ qua cặp vợ chồng song ca Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết thì quả là một thiếu sót. Người miền Nam bấy giờ rất mê nhạc, cải lương thì có Thanh Nga, tuồng cổ thì có Phùng Há, vọng cổ thì có cậu Út Trà Ôn… Tuy vậy lớp trẻ lại thích Tân nhạc hơn. Chính quái kiệt Trần văn Trạch là người cải tiến các show diễn. Ông đề nghị thêm phần biểu diễn Tân nhạc vào trước các buổi chiếu phim, về sau lại tổ chức các chương trình Đại nhạc hội. Cũng chính ông là người giới thiệu cặp “danh ca miền Trung” Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết trước công chúng Sài-gòn. Cặp danh ca này nổi tiếng với khán thính giả miền Nam từ đó, với các bản dân ca hay tình ca, trên các sân khấu nhạc hội hay qua làn sóng phát thanh. Những đĩa nhạc của họ bán chạy như tôm tươi và có sức lan tỏa rộng trong quần chúng nghe nhạc.

Gạo trắng trăng thanh 
Ai đi ngoài sương gió 

Với thế hệ cha mẹ tôi, nhạc và giọng ca Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết là điều gì gần gũi, rất “Vietnamese – native” như những món cơm hến, bún bò Huế. Thêm một chi tiết nữa là Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết chính là song thân của ca sĩ nổi tiếng Hồng Hạnh sau này. Mời các bạn thưởng thức hai giọng ca dân dã, tự nhiên mà truyền cảm này qua một bản “dân ca” Gạo trắng trăng thanh và một bản tình ca Ai đi ngoài sương gió (hai bài trong băng nhạc 18 tình khúc quê hương yêu dấu). Nhất là Gạo trắng trăng thanh là bản nhạc có mức độ phổ biến sâu rộng trong quần chúng thính giả, đến mức nó có một bản lời “chế” như sau: Ai đi qua trên cầu Bông, té xuống sông ướt cái quần nilông… 😀

Một vài bìa nhạc Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết:

nhạc việt lời hoa

我又来到昔日海边 海风依旧吹皱海面 那样熟悉那样依恋 只有旧日人儿不见

Tôi lại tìm đến bến nước ngày xưa, gió cũng như năm nào lồng lộng thổi vào mặt. Bóng dáng cũ vẫn còn in đậm trong tôi, nhưng người xưa nay đã không còn thấy nữa…

hạc Hoa lời Việt là điều quá ư bình thường, hôm nay xin mạn phép post một vài bài nhạc Việt lời Hoa. Hiểu theo nghĩa: là nhạc Việt nhưng được đặt lời Hoa và có phổ biến ở Hồng Kông, Đài Loan hay Trung Hoa lục địa. Lục tìm trong kho Tân nhạc Việt Nam, bằng trí nhớ mù mờ của mình, tôi được biết ít nhất hai bài hát Việt đã được đặt lời Hoa, được hát và thành công lớn ở Hồng Kông và Đài Loan. Và kỳ lạ là cả hai bài đều xuất phát từ địa danh Hội An, Điện Bàn, Quảng Nam. Một bài là Nắng Chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, một nữa là bài Xuân và tuổi trẻ của nhạc sĩ La Hối. Bài hát được biết đến trong tiếng Hoa dưới cái tên rất chi đại khái: Việt Nam tình ca hay Nam hải tình ca. Ngay từ phần đầu tiên của lời hát, đã có thể thấy nó được dịch thoát từ lời Việt:

Nắng chiều - Lệ Thu 

越南情歌 - Việt Nam tình ca 
作曲:黎重阮 歌手:费玉清

Nghe trong tiếng Việt hay Quan thoại, bài ca đều rất hay. Nắng chiều có dáng nhạc thật đặc biệt, vì có cả giai điệu ngũ cung và thất cung hòa quyện vào nhau. Tìm kiếm bằng tiếng Hoa thật khó (ít nhất là với người không quen như tôi), tôi chỉ tìm được một bản karaoke của phiên bản tiếng Hoa này. Bản đầy đủ (do ca sĩ chuyên nghiệp trình bày) và cả ca khúc Xuân và tuổi trẻ xin khất lại đến hôm khác (Update Jan 20, 2009: bản lời Hoa trên do ca sĩ Đài Loan Phí Ngọc Thanh费玉清 trình bày. Về lời Hoa bản nhạc Xuân và tuổi trẻ, xin xem post sau).

Hội An là nơi đã từng có cuộc sống văn vật rất phong phú, vì là nơi tụ hội của cả người Việt, người Hoa, người Nhật. Mẹ tôi thường kể rằng, ngày xưa mỗi sáng ở Hội An, ở những nhà buôn bán, chủ nhà đều cầm bàn tính (gọi theo từ địa phương là bàn-xáng) gõ nhịp và hát một khúc ca cầu mua may bán đắt đầu ngày. Hai ca sĩ nổi tiếng “dòng nhạc dân tộc”: Ánh Tuyết ở trong nước và Ngọc Hạ ở hải ngoại đều xuất thân từ Hội An. Nhạc sĩ Phạm Duy cũng viết trong hồi ký rằng cư dân Hội An là những người tiếp thu và hưởng ứng Tân nhạc nồng nhiệt nhất, suốt trên Con đường cái quan ông đã đi từ Bắc chí Nam theo gánh hát Đức Huy.

Dư âm cuộc sống tinh thần phong phú ngày trước vấn còn lưu lại đâu đó, mỗi lần tôi về Hội An, vẫn đi trong lòng phố cổ cố tìm lại những hương xưa… Nhớ lại những Tết năm nào, xác pháo đỏ và xác mai vàng nhuộm những màu-nguyên toàn thị xã, những không gian tuyệt đẹp phía Cẩm Nam, Cẩm Phô và vùng hạ lưu sông Thu Bồn. Tiếc rằng rất nhiều điều đã mai một (phố cổ thì ít, phố kệch cỡm giả cổ thì nhiều) chính trong cái lòng phố nửa thôn quê, nửa thành thị ấy.

Một vài bìa nhạc Lê Trọng Nguyễn:

phạm duy’s music

hese days, I’m very interested in Pham Duy’s music and gather an almost – completed collection of his songs. Besides the outstanding melodies, rhythms, harmonies and forms, I’ve tried to explore the root of all evils (all good and bad), here the microtones, something so crucial and unseparatable to our nature. Sometimes, I wonder if these things had been extinct and still conceivable in our current chaotic cultural environment.

Below are some midi files to get an idea on the music. Synthesizers (computer MIDI…) can now partly convey the microtones thanks to new improvements. You can hear to get an idea on his music. For mp3s, try out online music sites such as: http://www.dactrung.net. Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi…, the musician should be acknowledged as the most brilliant figure in Vietnamese music.