bìa nhạc phạm duy – 4

Bìa nhạc Phạm Duy,
phần 1, phần 2, phần 3, phần 4

hiều người vẫn có “thói quen” dùng ngôn từ theo kiểu “chụp mũ” như thế, và không có đủ nhận thức rằng thật ra chúng khác nhau một trời một vực, và vô hình chung tự gài bẫy chính mình bằng những khái niệm không thể nhảm nhí hơn. Giống như người am hiểu thư pháp, chỉ cần cầm bút lên, chấm đúng một chấm thôi cũng đã đủ biết công phu đến đâu rồi, người hiểu biết không cần đến 3 giây để nghe ra sự khác biệt. Đã là thế kỷ thứ 21 mà nhìn chung dân trí và sự thẩm âm ở cái xứ này vẫn chưa qua được châu Âu thời kỳ Trung cổ!

bìa nhạc phạm duy – 3

Bìa nhạc Phạm Duy,
phần 1, phần 2, phần 3, phần 4

ái sự gom nhóm theo kiểu cá mè một lứa đó là do những người không hiểu biết muốn đánh đồng tất cả những loại hay dở, hay ngu xuẩn hơn, là muốn thể hiện một quan điểm chính trị xã hội gì đó. Đó là một kiểu suy nghĩ nông dân ấu trĩ, người ta đã đi đến tận đâu đâu, mình còn ngồi đây, không có được một hiểu biết sơ đẳng thì sẽ luôn mắc phải những lỗi tư duy logic hình thức lớp 3 như thế như gà mắc tóc mãi. Không cớ gì là Bắc, Nam, Quốc, Cộng… tất cả đều có những người tốt xấu, những loại hay dở khác nhau, ở đâu và thời nào cũng vậy.

bìa nhạc phạm duy – 2

Bìa nhạc Phạm Duy,
phần 1, phần 2, phần 3, phần 4

iện thể nói chuyện bên lề, xin nói rõ một vấn đề về cách gọi, những khái niệm như: nhạc vàng, nhạc tiền chiến, nhạc xưa, nhạc sến, nhạc miền nam, etc… chỉ là những umbrella term, những cách gom nhóm hết sức tuỳ tiện, thô thiển. Nếu ai đó tìm hiểu kỹ, sẽ thấy không phải bây giờ mà từ ngày xa xưa, văn hoá nghệ thuật Việt Nam cũng đã là một nồi lẩu thập cẩm đủ loại thượng vàng hạ cám, không thiếu một điều gì từ âm nhạc đích thực, loại làng nhàng, rồi loại ba xu rẻ tiền, cho đến loại lưu manh, đĩ điếm (kiểu như Em ơi chiều nay 100%).

bìa nhạc phạm duy – 1

Bìa nhạc Phạm Duy,
phần 1, phần 2, phần 3, phần 4

ập hợp khoảng 150 bìa nhạc Phạm Duy… đây chỉ là một phần nhỏ trong số cả ngàn tác phẩm âm nhạc của ông, còn nhiều ca khúc khác không có bìa nhạc tương ứng, hoặc là thời gian đã quá xa xăm để có thể tìm lại được. Một số là những minh hoạ, giới thiệu đơn giản, một số có vẻ “ngây ngô” theo cái nhìn thời bây giờ, nhưng một số khác là những tiểu phẩm hội hoạ thực sự độc đáo do các hoạ sĩ tên tuổi thực hiện. Một thời, những tác phẩm âm nhạc được phổ biến theo cách như thế, những bản in lụa, in typo công phu, xinh xắn…

văn phụng

Các anh về tưng bừng trước ngõ, lớp lớp đàn em hớn hở theo sau.
Mẹ già bịn rịn áo nâu, vui đàn con ở rừng sâu mới về…

ói về nhạc cảm, trước khi hiểu được phần nào âm hưởng dân ca Việt Nam trong nhạc Phạm Duy, Lê Thương, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh… một điều mà tôi phải qua 25, 30 tuổi mới cảm được phần nào, thì, nó giống như một đường vòng, con đường cảm nhận âm nhạc dễ dàng nhất là qua nét nhạc… Tây phương. Có một nhóm các nhạc sĩ trước 75 chuyên sáng tác thuần theo phong cách Tây phương, ít hoặc không sử dụng các nét dân ca VN: Văn Phụng, Cung Tiến, Vũ Thành

Tiếng dương cầm - Thái Thanh 
Bóng người đi - Thái Thanh 
Các anh đi - Thái Thanh 

Đa số các vị này đều là Công giáo, con đường âm nhạc của họ bắt đầu từ… nhạc nhà thờ, họ học nhạc lý vỡ lòng với các linh mục, và đa số đồng thời là những nhạc sĩ hòa âm tài năng. Nhạc của họ nghe rất dể nhận ra và dể nhập tâm… dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là nhạc của họ thuộc loại “easy – listening”. Nói cho đúng thì tôi đã thích những tác phẩm của ông: Tiếng dương cầm, Bóng người đi, Tôi đi giữa hoàng hôn, Ô mê ly… những circle of fifths dạng như: trao ai duyên ban đầu, dù muôn năm trọn kiếp không phai mầu, thương cho ai dãi dầu…, nhiều năm trước khi hiểu rằng Các anh đi mới là ca khúc mình thực sự yêu thích!

Một vài bìa nhạc Văn Phụng:

hoàng thi thơ

ếu ai đó để cho trí nhớ của mình quay lại những khoảnh khắc mong manh xa xưa sẽ không dấu được trên môi những nụ cười nhẹ như thời gian thoáng qua… những đứa bé chưa lớn ngày xưa nghêu ngao những lời hát: Thi ơi Thi, Thi biết không Thi, khi con tim yêu đương là sống với đau thương… hay Anh xin đưa em về, về quê hương yêu dấu, Anh xin đưa em về, về quê hương tuyệt trần… Những đứa bé đó đang hát nhạc của Hoàng Thi Thơ và dám cá là về sau, đa số sẽ bắt gặp lại chính mình với cảm giác ngượng ngùng khi nghe lại những bản nhạc ấy: phải chăng đó chính là chúng ta một thời như thế?

Phút đầu tiên – Thái Thanh 
Đường xưa lối cũ – Thái Thanh 

Nhạc của Hoàng Thi Thơ rất quen thuộc qua nhiều thế hệ, những bản Gạo trắng trăng thanh, Trăng rụng xuống cầu, Tà áo cưới rất phổ biến ở thế hệ cha mẹ tôi. Riêng cá nhân tôi thì chỉ thích một phần các tác phẩm của Hoàng Thi Thơ, và biết rằng nhạc của ông, cũng như của nhiều tác giả khác, thuộc loại phải cần một không gian, một giọng ca phù hợp, một cảm nhận thực sự để không bao giờ phải thấy ngỡ ngàng, xa lạ với chính mình. Trong số những tác phẩm của Hoàng Thi Thơ, tôi đặc biệt thích Phút đầu tiên, một bản nhạc có phần đi trước thời gian của nó…

Một vài bìa nhạc Hoàng Thi Thơ:

hoài cảm

ột chiều bâng quơ, thầm hát câu: chờ nhau hoài cố nhân ơi, sương buồn che kín muôn nơi, hẹn nhau một kiếp xa xôi…, hát rồi tự hỏi không biết đây là bài gì, nhạc của ai. Mất một phút suy nghĩ mới nhớ ra bài Hoài cảm của Cung Tiến. Nghĩ rồi cười một mình.

Hoài cảm - Thái Thanh 

Một bài hát nổi tiếng và phổ biến như thế này, nhiều người nghe, nhiều người biết nhưng không chắc mấy ai cảm được, nhạc Cung Tiến là như thế! Những Mắt biếc, Thu vàng, Lệ đá xanh, Hoàng hạc lâu, Hương xưa, Nguyệt cầm… mãi mãi là những ngón tay chỉ đến một mặt trăng xa xôi nào đó…

⓵⏎ Bản thu âm này trích từ trong băng nhạc Sơn ca 10: giọng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long.

mầu kỷ niệm dvd

Trời thần tiên, đôi bướm nhịp nhàng lả lơi,
Nương cánh nhau đi xa hơn cả cuộc đời!

ập hợp 25 ca khúc tưởng niệm sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Hòa âm phối khí và kỹ thuật thâu âm tốt, a must – see DVD. Những ca khúc vang bóng một thời: Xóm đêm, Người đi qua đời tôi, Đêm nhớ trăng Sài gòn, Ly rượu mừng, trường ca Hội trùng dương, Tiếng dân chài, Sáng rừng… và đặc biệt là: Mầu kỷ niệm và Đôi mắt người Sơn Tây.

Mầu kỷ niệm - Thái Hiền 
Đôi mắt người Sơn Tây - Bích Liên 

Một số bìa nhạc Phạm Đình Chương:

phạm mạnh cương

Phạm Mạnh Cương và vợ, Như Hảo

inh hoạt âm nhạc miền Nam trước 1975 có 3 ông họ Phạm nổi tiếng, ngoài Phạm Duy và Phạm Đình Chương ra còn có thêm Phạm Mạnh Cương (tuy vậy không bà con gì với hai ông Phạm trước). Sinh ra và lớn lên tại Huế, học Cao đẳng Sư phạm tại Hà Nội, và làm giáo viên môn Triết tại miền Nam (trường Petrus Ký, Sài gòn).

Con người suốt đời theo đuổi nghiệp giáo viên mô phạm này có những hoạt động trái nghề hết sức thành công: là một nhạc sĩ, một nhà sản xuất băng đĩa hát (nhiều băng nhạc trước 1975 là của hãng đĩa Tú Quỳnh, hãng do ông thành lập), và là người tổ chức những chương trình ca nhạc trên vô tuyến truyền hình đầu tiên tại miền Nam (chương trình mang tên Phạm Mạnh Cương, kéo dài từ 1966 đến 1975).

Thu ca - Thu Phương 
Thương hoài ngàn năm - Khánh Ly 

Ông có thể được xem như một người tiên phong trong việc thương mại hoá hoạt động âm nhạc. Xin trích giới thiệu hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Phạm Mạnh Cương: Thu ca, bản tango thoáng một chút âm giai Nhật Bản, và Thương hoài ngàn năm, bản này chắc nhiều người biết vì mấy năm gần đây liên tục bị Mr. Đàm đem ra phá hôi! 😬

Một vài bìa nhạc Phạm Mạnh Cương: