hms hindostan

indostan nguyên gốc là thuyền của công ty Đông Ấn (East Indiaman) được Hải quân hoàng gia mua lại và đưa vào biên chế! Trong lịch sử nhân loại, kể cả thời đương đại, chưa có một đế chế kinh doanh nào kinh hoàng như công ty này, tại thời điểm phát triển mạnh nhất của nó, Đông Ấn sở hữu quân đội tư nhân 260,000 lính, nhiều gấp đôi quân đội chính thức của nước Anh. Công ty này nhúng tay vào đủ thứ loại hình buôn bán: ma tuý, súng, đạn, nô lệ… nhất là ở thời gian đầu xâm chiếm thuộc địa, chính quyền Anh để cho Đông Ấn đóng vai trò người cai quản nhiều vùng thuộc địa rộng lớn, tự muốn làm gì thì làm!

Nên không phải là không có cơ sở, khi mà ngày nay, có quá nhiều thuyết âm mưu cho rằng các tập đoàn, những đế chế kinh doanh đã kiểm soát, can thiệp mọi mặt của cuộc sống! Thực sự là điều đó là có, nhưng tới mức độ nào vẫn là dấu hỏi! Nên đọc nhiều lịch sử hàng hải, lịch sử khoa học tự nhiên của nước Anh để thấy rằng, vẫn còn có các tổ chức chuyên môn, học thuật, họ không có đọc mạng xã hội đâu, mà dựa vào kiến thức của bản thân và tham chiếu qua những mối quan hệ cá nhân, một hệ thống vận hành dựa trên “danh dự”, “đạo đức cá nhân” là chính! Vẫn còn đó lực lượng “lương tri” để cứu rỗi nhân loại!

hms victory

ây dĩ nhiên là chiến hạm nổi tiếng nhất nước Anh, 3500 tấn, 104 súng, first-rate ship-of-the-line, soái hạm của Đô đốc Nelson tại trận Trafalgar, con tàu đã treo hiệu kỳ nổi tiếng trong lịch sử: Nước Anh trông đợi các công dân làm tròn nghĩa vụ của mình!

England expects that every man will do his duty! Ngày nay, sau hơn 200 năm, đã trở thành con tàu bảo tàng tại Portsmouth, nhưng HMS Victory vẫn được xem là con tàu “trong biên chế”, có đội ngũ thuyền trưởng, sỹ quan và binh lính được bổ nhiệm!

hms temeraire

ô đốc Nelson tại trận Trafalgar đối đầu với hạm đội liên minh Pháp – Tây Ban Nha, thật đúng là: “Hai thằng đánh một, chẳng chột cũng què”, vì quả thực là Nelson vừa chột một mắt và vừa què một tay, nhưng lần này là “chột và què” thắng! Đứng thứ 2 trong đội hình Trafalgar là HMS Temeraire, do Eliab Harvey là thuyền trưởng.

Bị kẹp cùng lúc giữa 2 tàu chiến Pháp: Redoutable & Fougueux, HMS Temeraire rơi vào thế phải một đấu hai và đã thắng cả hai, về sau trên tấm gia huy, tước hiệu hiệp sĩ của thuyền trưởng Eliab Harvey có ghi dòng motto: “Redoutable et Fougueux” (đáng sợ và hăng hái), chính là ghép lại từ tên hai chiếc tàu chiến Pháp này! 😀

hms resolution

au khi phát hiện và vẽ bản đồ vùng bờ Đông châu Úc, James Cook trở về Anh, nhưng biết chắc rằng Australia chưa phải là Terra – Australis. Một cuộc thám hiểm thứ hai được tổ chức, mục tiêu vẫn là đi tìm Terra – Australis. Cook dùng đảo Tahiti làm căn cứ xuất phát đi về phương Nam, ba lần cả thảy, lần gần nhất đi quá 71 độ Nam, đến sát châu Nam cực, cách chỉ hơn 150km, nhưng buộc phải quay lui do băng giá và thời tiết. Phải hơn 50 năm sau nữa, châu Nam cực mới chính thức được tìm ra!

Trên con tàu Resolution đáng chú ý có mang theo cái đồng hồ K1 của Larcum Kendall, là một trong những chiếc đồng hồ cơ khí chính xác đầu tiên cho phép đo kinh – vĩ độ rất chính xác! James Cook còn trở lại Thái Bình Dương thêm một lần nữa, trên con tàu HMS Discovery! Về sau, James Cook được xem như công dân danh dự đầu tiên (không phải là người bản địa) của nước Úc, ngôi nhà ông ấy từng sống lúc nhỏ ở Anh được mua lại, tháo rời từng viên gạch, đem qua Úc và dựng lại thành bảo tàng!

hms endeavour

ndeavour là con tàu do James Cook làm thuyền trưởng đi làm nhiệm vụ đo đạc thiên văn ở đảo Tahiti, 1768, trong một dịp hiếm hoi, sao Kim gióng thẳng hàng với Mặt trời, nhật thực, 1769. James Cook, 39 tuổi, đã là một thuyền trưởng nổi tiếng với tài năng đo, vẽ bản đồ chính xác! Thực hiện xong nhiệm vụ thứ nhất đo đạc thiên văn, Cook mở cái “túi gấm” thứ 2 được niêm phong kín ra, trong đó chứa mệnh lệnh của Bộ Hải quân về việc đi tìm “Terra Australis”.

Terra Australis – vùng đất phương Nam, cho tới lúc đó thuần tuý là một giả thiết lý thuyết chứ chưa có bằng chứng thực nghiệm, dựa trên quan sát rằng các châu lục phân bố phần lớn ở Bắc bán cầu, nên phải có một cái gì đó ở phương Nam để đối trọng lại! Cook đã đến được châu lục mà ngày nay gọi là Australia, 1770. Về sau các tính toán phát hiện ra Úc chưa phải hoàn toàn là đối trọng phía Nam, hành trình đi tìm châu Nam cực sẽ còn là một câu chuyện khác!

hms bounty

ounty là con tàu nhỏ 215 tấn, làm nhiệm vụ thu thập giống cây breadfruit – trái sake về trồng làm thực phẩm! Thuyền trưởng William Bligh là điển hình của sỹ quan Hải quân Anh về tính mẫn cán, tận tuỵ với nhiệm vụ, đi kèm đó là kỷ luật sắt thép kinh hoàng! Án nổi loạn trong Hải quân Anh rất đáng sợ, phạm nhân sẽ bị truy lùng trọn đời, nên những người bị ép đến mức phải nổi loạn thường cố gắng tránh đổ máu, và dàn xếp cho nó trông có vẻ giống như một vụ thuyền trưởng “tự nguyện nhượng quyền”.

Gần Tahiti, Bligh và 18 người trung thành bị thả xuống một chiếc xuồng nhỏ, họ đã dong buồm đi 6500 km, 47 ngày về đến Indonesia, từ đây họ đi tàu lớn về Anh. Bộ Hải quân phát lệnh truy nã và chiếc HMS Pandora lên đường! Pandora chết mất 35 người chỉ để bắt 10 phạm nhân về quy án! Thuyền trưởng Bligh từ trẻ đã nổi tiếng, là phụ tá của James Cook, về sau trở thành tỉnh trưởng New South Wales, Úc, tại đây, ông lại bị bạo loạn thêm lần nữa, cũng do cái tính sắt đá của mình, bị bắt giam nhưng không chết!

hms beagle

eagle là con tàu nhỏ, 200 tấn, nhưng 3 lần đi vòng quanh thế giới, thực hiện nhiệm vụ chính là đo đạc bản đồ, nghiên cứu thuỷ văn! Đây là nhiệm vụ nặng nề và phức tạp, tàu thì nhỏ, tiện nghi thiếu, phải đi vào những vùng đất nguy hiểm, chưa từng biết đến (uncharted), và hành trình rất dài, mỗi chuyến đi thường 5, 6 năm! Vô số thuyền trưởng đã tự sát vì không chịu nổi áp lực những hành trình như thế!

Beagle nổi tiếng nhất là nhờ chuyến đi lần thứ 2 của nó, có nhà tự nhiên học trẻ Charles Darwin trên booong, hàng trăm tấn mẫu vật sinh học đã được thu thập và gởi dần về Anh (phải gởi làm nhiều đợt, nếu không sức nặng của bộ sưu tập này sẽ làm chìm con tàu). Chỉ đi ra biển đúng một chuyến 5 năm này, suốt mấy chục năm sau, Darwin đóng cửa viết sách và là tác giả của Thuyết-tiến-hoá như chúng ta đã biết!

hms pandora

au vụ bạo loạn trên tàu HMS Bounty, Hải quân hoàng gia phái chiếc HMS Pandora đi truy bắt phản loạn! Án phản loạn trong Hải quân Anh là khắc nghiệt nhất thế giới, phạm nhân sẽ bị lùng bắt cho đến cuối đời, đến khi nào bắt được hoặc xác định đã chết mới thôi! Cái tên Pandora, cái hộp chứa đựng những điều xấu xa, ác độc trong thần thoại Hy Lạp (Pandora’s box) cũng nói lên sứ mệnh của con tàu, bắt bạo loạn bỏ lại vào trong hộp! Sau khi truy bắt thành công, trên đường về, HMS Pandora đâm phải san hô và bị chìm ở miền Đông nước Úc, thuyền trưởng và thuyền viên vẫn tiếp tục áp giải tù nhân trở về Anh và đưa ra xét xử!

Cái màu sơn đen, sọc vàng này là đặc trưng của Hải quân hoàng gia Anh, trên cái nền sọc vàng đó, số ô đen là số ô cửa mở ra để bắn súng đại bác! Nên đã có nhiều tàu Anh sơn giả thêm nhiều ô đen lên trên sọc vàng để giả số ô súng, ban đêm treo đèn như là ô cửa thật để hù đối phương, đếm thấy nó nhiều súng quá, ngán nên đành thôi! Cũng đã có một số làm ngược lại, sơn vàng ô cửa đen đi, giấu bớt số súng, tàu đối phương tưởng ngon ăn, áp vào là… ăn cho hết! Lịch sử hàng hải của một dân tộc nó kinh hoàng như thế, em có thể ngồi kể chuyện về các con tàu “HMS xxx” này thêm vài trăm chiếc nữa cũng được! 🙂

hms pickle

au trận hải chiến Trafalgar, đô đốc Nelson tử trận, phó đô đốc Collingwood nắm quyền, phái con tàu HMS Pickle về Anh để báo tin! Pickle chạy liên tục 15 ngày về đến Falmouth, từ đó lại tiếp tục đổi 21 con ngựa trạm để về tới London! Chỉ cần báo tin chiến thắng là người đưa tin ngay lập tức, tự động được thăng lên một cấp!

Nên chọn ai để đưa tin cũng đã là một sự ưu ái cá nhân! Nhưng nhìn vào chiếc Pickle (replica), chúng ta sẽ hiểu tại sao như vậy, 2 cột buồm, đều là gaff-rig, chỉ một cánh buồm vuông nhỏ, còn lại là jib và stay-sail! Những con tàu đưa tin bao giờ cũng là fore-and-aft rig, không nặng nề như buồm vuông – square-rig, như thế mới chạy nhanh được!

Dutton

utton là con tàu của công ty Đông Ấn, bị cày neo và mắc cạn trong cơn bão gần Plymouth. Edward Pellew, vốn nổi tiếng bơi giỏi, đã bơi vào bờ trong sóng lớn, nối một sợi dây với bờ, hơn 400 mạng người được cứu. Vì thành tích này, từ dân thường, ông được phong baronet (tước hiệu quý tộc nhỏ, dưới Nam tước một chút), về sau, sau nhiều chiến công thăng dần lên Tử tước, phó Đô đốc Anh quốc. Bức tranh thể hiện lại đúng những gì đã xảy ra, con tàu đã chặt hết cột buồm để cân bằng hơn trong gió bão!