hms erebus

ames Cook đã tiến sát tới, nhưng chưa thể chạm được vào châu Nam cực, ông quan sát thấy xuất hiện những núi băng trôi lớn chứng tỏ phải có những vùng đất (vật cản) phía trước, vì nếu không sẽ chỉ có những tấm băng mỏng nổi trên mặt biển! Lập luận này được khẳng định bởi những một số nhà thám hiểm và những người đi săn cá voi, những người đầu tiên đặt chân lên lục địa Nam cực. Nhưng cuộc thám hiểm chính thức tiếp theo tới lục địa này chỉ bắt đầu những hơn 50 năm sau, trên hai con tàu Erebus và Terror chỉ huy bởi James Clark Ross.

Nếu như Cook đến được 71 độ Nam, thì Ross đã đi quá 77 độ, tìm ra và đặt tên cho những vùng đất mới. Cứ như thế, mỗi cuộc thám hiểm tiếp theo lại đi thêm được vài độ, cho đến khi Roald Amundsen người Na Uy thực sự đặt chân đến Nam cực (90 độ). Cần rất nhiều cố gắng, nhiều tiến bộ khoa học cũng như cả mạng sống để đạt được từng bước, từng bước như thế! Chuyến đi của Ross để lại nhiều công trình, nổi tiếng nhất là “Flora Antarctica”, mô tả hơn 3000 loài, với hơn 500 bản vẽ màu nước siêu đẹp về các loài thực vật tìm thấy ở châu lục này!