Bức tranh tựa đề: Con đường Tây Bắc – The northwest passage, người thuỷ thủ già, mệt mỏi, ngồi nghe con gái đọc lại Nhật ký hải hành. Bức tranh thể hiện một tham vọng dai dẳng, nhiều thế hệ liên tiếp tìm cách khai phá con đường Tây Bắc, biết bao nhiêu người đã chết, nhưng vẫn tiếp tục gieo ý chí, hy vọng cho thế hệ sau!
Tag: age of sail
the northwest passage
Con đường Tây Bắc (the Northwest passage) là một ám ảnh của giới hàng hải suốt 300 năm qua. Nhiều chuyến thám hiểm đã tìm cách vượt qua vùng nước băng giá này, tìm ra lối đi ngắn hơn giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, rất nhiều người đã chết, rất ít người thành công! Lần đầu tiên biết về Con đường Tây Bắc này khi còn nhỏ, chính là nhờ đọc truyện Chú bé thoát nạn đắm tàu của Jules Verne, có một chi tiết thú vị gần cuối truyện…
Khi con tàu Albatross chìm và Eric sống sót qua cơn bão nhờ chèo trên một chiếc xuồng kayak (Jules Verne đúng là có quá nhiều kiến thức thực tế về hàng hải và những điều liên quan). STS Sedov nguyên là một con tàu buồm chở hàng của Đức, đóng năm 1921, sau chiến tranh thế giới 2 chuyển sở hữu thành của Liên Xô như là chiến lợi phẩm, bây giờ vẫn tiếp tục là con tàu huấn luyện của các trường đại học Nga. Đến nay con tàu đã được 99 tuổi, và vẫn chạy tốt! 😮
Beagle
Thuyền trưởng Robert FitzRoy chuẩn bị rất chu đáo cho chuyến hải hành lần 2 khảo sát bờ biển Nam Mỹ (1831 – 1836). Rút kinh nghiệm từ những chuyến thám hiểm trước, đã có đến 2, 3 thuyền trưởng khác tự sát vì không chịu nổi áp lực của người đứng đầu trong những chuyến đi quá nguy hiểm, quá căng thẳng liên tục nhiều năm ròng0. HMS Beagle là con tàu nhỏ 242 tấn, thích hợp cho các nhiệm vụ đo đạc gần bờ, nhưng cũng quá nhỏ trong những vùng biển dữ. Tất cả súng đại bác bằng sắt được thay bằng súng đồng, để giảm thiểu ảnh hưởng đến la bàn. Tổng cộng 22 chiếc đồng hồ (chronometer) dùng trong định vị, đo đạc hàng hải được mang theo, và điều quan trọng nhất là:
Tìm ra một quý ông – gentleman, có học thức, có kinh nghiệm và tính cách tốt, để làm “bạn ngang hàng” với thuyền trưởng, giúp giải toả & chia xẻ bớt những áp lực của một người lãnh đạo đơn độc. Và người được chọn là Charles Darwin, nhà tự nhiên học trẻ tuổi, người trong chuyến hải hành 5 năm này đã đặt nền móng cho thuyết tiến hoá về sau. 404 đầu sách trong thư viện của tàu HMS Beagle, cùng với tất cả những tài liệu ghi chép, thu thập được trong chuyến hải hành 5 năm, nhật ký hải trình, những ghi chép điền dã của FitzRoy & Darwin, etc… Tất cả đã được số hoá và đưa lên internet, một kho tư liệu khổng lồ với đầy đủ những thông tin chi tiết nhất, 195 000 trang sách và hơn 5000 hình minh hoạ…
voiliers d’indochine – 1
Monsieur Piétri was Director of Fisheries of Colonial French Indochina (Vietnamese: Giám đốc nha ngư nghiệp Đông Dương), his career may had taken him to many watery parts of Vietnam, but only his passion for boat and sailing that resulted in Voiliers d’Indochine (Sailboats of Indochina), a book he’d spent many years working on, in the 30s the previous century, first published in Saigon, 1943, two decades ahead of The Junk Blue Book. I was reading it through an English translation of The Vietnam wooden boat Foundation, and its foreword: dedicate to Mr. J B Pietri in recognition of his passion to accurately record the creativity and ingenuity of the Vietnamese people in the building of unique wooden boats…
the junk blue book – 3
the Junk Blue Book – Marion C. Dalby, by its mission definition, is to provide knowledge to help identifying various Vietnamese indigenous boats, a military technical manual to be precise, not a book about boat design and construction. However it’s among the very rare well – written and fully – illustrated documents available today for us to know how, just half a century ago, our ancestors were operating sailing crafts. As in most of the world the working Vietnamese seamen had little interest in chronicling their environment, or perhaps they had no idea that such everyday life would be of interest to anyone…
VN people is, as always, extremely easy to forget the past, and we’re today placed at a fait accompli
of a now vanished culture!
Around mid 20th century, the Age of Sail has been long over in the Western world, while in Indochina, sailing crafts were widely used still, and Westerners came to VN seeing them from a “recreational sport” point of view. Many of whom were surprised by the diversity in boat designs and constructions, some were astonished by unique features that only VN boats have, some admired the beauty and performance characteristics of certain VN sailing crafts. One such person is J.B. Piétri and his book Voiliers d’Indochine (Sailboats of Indochina). A marvellous book, no photographs, but all beautiful hand – drawn sketches, not only do they clearly show technical details, but also illustrate the other artistic side of the subject. To be presented in my up – coming posts!
the junk blue book – 2
M ore pictures from The Junk Blue Book – Marion C. Dalby, more about cargo boats (the previous post presents mainly fishing boats). First image in the series: a typical ghe bầu, the main “work – horse” of Southern people in the old days, ancestor of cargo boats usually seen in the Mekong delta nowadays (though the hull shape has changed significantly with introduction of combustion engine, I suppose). At the time of The Junk Blue Book, boats of this type were usually found around 100 ton in displacement, though in previous centuries, they were often constructed bigger at a few hundreds ton to be used for both trading and naval purposes. Ghe bầu composed the ‘spiral – cord’ of Vietnamese landlords’ navies in feudal time.
According to records of Western missionaries, adventurers, soldier – of – fortunes… who worked in Vietnam in the late 18th century, the Nguyễn and Tây Sơn lords’ navies both had a few 70 – guns mans – of – war, built and equipped to Western designs, but the majority is of ghe bầu type, with 20 ~ 60 guns mounted, capable of transporting upto 700 troops. Though these facts are likely, they’re still vague descriptions, there’s a lack of details and evidences. 50 – guns warship is a very strong frigate indeed, could be classified as 4th – rate ship – of – the – line, par the Royal Navy rating system, and should have the displacement at least at 1,000 (metric) tons, a question mark whether Vietnamese traditional boat building at the time was having such a capability.
the junk blue book – 1
More pictures from The Junk Blue Book – Marion C. Dalby. Some history background: in the early 60s, Northern Vietnam government (DRV) started an infiltration campaign to support the Southern communists by way of sea. The task force, designated: Group 579, deployed numerous boats, built and camouflaged as Southern fishing or cargo boats, smuggled weapons and war materials onto various spots along southern coast below the 17th parallel. The advantages of secret lines of boats are obvious: only need a small number of well – trained sailors, much larger cargo capacity, harder to trace and intercept (compared to e.g: transporting by trucks, which required lots of labours for road building and protecting, which is hard to keep secret).
The US Navy took countermeasures, first by carrying out a study on VN indigenous boats: designs and constructions, outer appearances, sail plans, navigational equipments, operational zones and routes, methods and habits of fishing… in an effort to help identifying which are real Southern VN boats, and which are camouflaged Northern ones. The result is The Junk Blue Book, the study was taken place at a time when the majority of VN boats (over ~ 70%) was still operating primarily on sails. Ironical facts of history, that a work conducted initially against Vietnamese people, has now turned into a record of knowledge on Vietnamese sailing tradition, a tradition that has been long forgotten by its owner, very few people still care or even aware of it nowadays!
moby dick
Thực sự muốn giới thiệu đến các bạn cuốn sách gối đầu giường của tôi lúc nhỏ, đỉnh cao, cao nhất của văn học hiện thực – lãng mạn Mỹ và của cả văn học Anh ngữ: Moby Dick – Herman Melville. Truyện đã được dịch sang tiếng Việt dưới tựa đề Cá voi trắng bởi Công Bá và Sơn Mỹ, NXB Mũi Cà Mau, 1987. (Google tất cả các trang web tiếng Việt không kiếm được một soft – copy nào của bản dịch này cả).
Đến đây nhớ lại một chút kỷ niệm thời thơ ấu, năm tôi học lớp 3, lớp 4 gì đó, trong một giờ làm văn ở lớp (hình như đề bài là viết về ước mơ sau này của mình) tôi đã lôi cả con tàu Pequod và thuyền trưởng Ahab vào, báo hại cô giáo không hiểu mô tê gì đã mời bố mẹ lên trao đổi 😀. Chuyện bây giờ nhớ lại vẫn còn thấy buồn cười. Một “thông lệ” luôn luôn gặp phải với các tác phẩm phương Tây được dịch lúc bấy giờ, dù tác phẩm hay hoặc dở, dù bản dịch tốt hay không, trung thành với nguyên tác hay không, mỗi tác phẩm dịch đều có một phần giới thiệu đại loại như thế này:
…Ông kịch liệt phê phán nền văn minh tư bản hiện đại, tố cáo vai trò của bọn giáo sĩ và thực dân đế quốc phương Tây đối với các dân tộc khác trên thế giới… phê phán toàn bộ thế giới phong kiến và chủ nghĩa tư bản đương thời, lên án chế độ chính trị và phong tục tập quán của nhiều nước châu Âu và Mỹ…
Sau này có điều kiện đọc được nguyên tác Anh ngữ, có dịp đối sánh từng đoạn, từng câu văn giữa nguyên tác với bản dịch, tôi mới nhận thấy, dịch giả không kham nổi cái phức tạp của nguyên tác, đã bỏ đi rất nhiều đoạn văn và chi tiết quan trọng. Thực sự dịch một tác phẩm không phải là chuyện dể, như người ta thường nói: Traduire, c’est Trahir (Dịch tức là Phản), nhưng để giữ được cho bản dịch một phong cách lãng mạn, dịch giả đã loại gần hết những chi tiết hiện thực quan trọng, mà trong nguyên tác, hiện thực và lãng mạn hòa quyện vào nhau trong một phong cách vừa trữ tình, vừa khốc liệt.
Nguyên đoạn văn này đã bị lược bỏ trong bản dịch, cũng như khá nhiều đoạn văn khác. Lối hành văn lãng mạn mà trúc trắc, mơ mộng mà đầy tư duy của Melville hẳn đã làm khó dịch giả tiếng Việt không ít, đến độ buộc lòng phải lược bỏ. Ngay như cảm nhận phương Đông thường thấy của chúng ta cũng thế, một cảnh buồn, đẹp thì tự nó buồn đẹp thôi, hà cớ gì đưa metaphysics và meditation vào đấy!? Nhưng có đọc nguyên bản mới thấy được những nét hay khác lạ, meditation and water are wedded for ever, tôi tạm dịch: sự trầm tư và đại dương mênh mông đã kết nghĩa trăm năm tự bao giờ…
Tôi cảm thấy mình hợp hơn với cách hành văn nguyên bản, bản thân tôi không hợp lắm với những kiểu lãng mạn suông, một chút suy tư trúc trắc mang đến cho đoạn văn nhiều dấu ấn cá nhân hơn: Yes, as every one knows, meditation and water are wedded for ever. Nhiều chi tiết quan trọng đánh dấu phong cách hành văn của tác giả cũng đã bị lược bỏ, như đoạn Ishmael (tôi trong truyện) và Queequeg ký giao kèo làm thủy thủ trên tàu Pequod:
– Yes – said I – we have just signed the articles.
– Anything down there about your souls?
– About what?
– Oh, perhaps you hav’n’t got any – he said quickly – No matter though, I know many chaps that hav’n’t got any, good luck to ’em; and they are all the better off for it. A soul’s a sort of a fifth wheel to a wagon.
Đoạn văn quan trọng này cũng bị lược bỏ, nhiều ẩn dụ, điềm báo trước về số mệnh con tàu và thủy thủ đoàn được lồng ghép trong lời thoại, tôi tạm dịch:
“Thế (trong hợp đồng) có khoản nào về linh hồn anh không? Có lẽ anh cũng chẳng có đâu, không sao cả. Tôi thấy nhiều người cũng chẳng có, cầu cho họ được may mắn, và tốt hơn họ nên như thế. Linh hồn ư, cũng như cái bánh xe thứ năm trong một cỗ xe thôi.
Sau khi đọc nguyên tác và so sánh với bản dịch nhiều lần, tôi không còn thấy bản dịch hay như đọc lúc nhỏ nữa. Như sẽ nói kỹ ở phần sau, Moby Dick là một tác phẩm lớn và phức tạp, có tính biểu tượng cao độ, sử dụng nhiều điển tích và ẩn dụ, nhiều chi tiết thực tế sống động bên cạnh rất nhiều hình ảnh tượng trưng, nhiều ngôn ngữ đối thoại đời thường bao hàm nội dung triết lý. Cái lãng mạn của Moby Dick kỳ thực là một cái lãng mạn khắc kỷ, cũng giống như chính tác giả, một tín đồ Quaker sùng đạo, luôn có ý thức về lòng tin, nghĩa vụ cũng như sứ mệnh, cũng giống như chính thuyền trưởng Ahap, vị thuyền trưởng độc đoán, một đời làm thủy thủ chỉ có khoảng 3 năm sống trên bờ, hy sinh cả đời mình, cả con tàu và thủy thủ đoàn cho một mục đích duy nhất.
Ishmael, cái tên bắt nguồn từ một người bị cuộc đời bỏ rơi trong Kinh Thánh, chán nản và tìm đến đại dương để lãng quên nổi buồn, và cũng là người duy nhất còn sống sót để kể lại toàn bộ câu chuyện. Pequod, tên con tàu được lấy theo Pequot, tên một bộ tộc da đỏ Mỹ đã tuyệt diệt, ngụ ý một kết cục tương tự. Thuyền trưởng Ahab, cái tên cũng bắt nguồn từ Kinh Thánh, người suốt đời chỉ có một ám ảnh: giết con cá voi trắng huyền thoại, ông đã hy sinh tất cả, mạng sống của mình, con tàu và thủy thủ đoàn để theo đuổi mục đích đó. Tất cả nhân vật chính trong truyện: Ishmael, Ahab, Elijah, Starbuck, Stub, Flask, Queequeg, Tashtego, Daggoo, Fedallah… đều là những nét cá tính được chọn lọc, không phải dể dàng nhận thấy, nhưng đó là một xã hội thu nhỏ, trong đó tất cả các cá tính đặc trưng dường như đã được sắp đặt sẵn cho một thành công (hay một thảm họa) hoàn hảo.
…Once more. Say you are in the country; in some high land of lakes. Take almost any path you please, and ten to one it carries you down in a dale, and leaves you there by a pool in the stream. There is magic in it. Let the most absent-minded of men be plunged in his deepest reveries stand that man on his legs, set his feet agoing, and he will infallibly lead you to water, if water there be in all that region. Should you ever be athirst in the great American desert, try this experiment, if your caravan happen to be supplied with a metaphysical professor. Yes, as every one knows, meditation and water are wedded for ever…
Moby Dick có cấu trúc chương hồi rõ rệt, dù hành văn và nội dung hiện đại, nhưng bố cục tiểu thuyết dường như nhắc lại một cuốn kinh xưa nào đó. Cuốn sách được chia làm nhiều chương, mỗi chương thường ngắn, và có một đầu đề rất rõ rệt: The Carpet-Bag, The Spouter-Inn, The Sermon, The Ramadan, The Advocate… Mỗi chương thường ít có tính liên hệ, liền mạch, như những suy nghĩ bất chợt của người khách lãng du đãng trí, tất cả xoay quanh câu chuyện săn bắt cá voi và con tàu, những giây phút lãng mạn, những hiểm nguy, những thách thức, và tất cả những chuyện tầm phào khác, để rồi tất cả lộ ra giây phút cuối cùng cái định mệnh đã được báo trước: một con tàu có ba người chủ, có ba người phụ tá, có ba tay phóng lao chính, làm một cuộc hành trình kéo dài ba năm, trận chiến cuối cùng với con cá voi kéo dài ba ngày, để rồi chỉ còn lại một người sống sót. Giây phút cuối cùng của con tàu được khắc họa như trong một áng sử thi:
Ý nghĩa của câu chuyện, xin dành cho những ai tự tìm và hiểu nó. Điều tôi nhận thấy ở đây là tôi chỉ có thể hiểu được trọn vẹn Moby Dick sau khi đã đọc nguyên bản tiếng Anh của nó, bản dịch thực sự không lột tả được nhiều. Chỉ đọc trong nguyên gốc mới thấy được cái văn hóa, cá tính, ngôn ngữ, tâm lý của từng nhân vật, mới hiểu được tất cả những chi tiết vừa thực nhất, vừa đẹp nhất, để rồi nhận ra rằng Moby Dick thực sự là một kết hợp hoàn hảo giữa bi kịch và lãng mạn. Ngay cả trong văn hóa Âu Mỹ, người ta cũng không thường nhắc đến Moby Dick, nhưng nếu có nhắc, thường nhắc đến nó như cuốn kinh, cuốn sách của một đời người.
Dấu ấn của Moby Dick lên các lĩnh vực khác của cuộc sống không nhiều, và không dễ thấy. Nhưng nó như một ám ảnh lớn, một chủ đề tư duy quan trọng xuất hiện tại những thời điểm quan trọng. Như trong sêri phim viễn tưởng Star Trek (một phim tôi rất thích không phải vì nó hoành tráng hay đẹp, so với những phim bây giờ, kỹ thuật Star Trek rất thô sơ), nhưng đó là phim đầu tiên trong thể loại của nó: một câu chuyện, những chuyến hành trình và những ẩn dụ triết học. Star Trek trích dẫn rất nhiều từ Moby Dick, đô đốc James T. Kirk là một bản sao tính cách của Ahab (cũng với ám ảnh báo thù và quyết tâm theo đuổi mục đích đến cùng).
Ban nhạc rock huyền thoại Led Zeppelin thường hay mở màn các show diễn của mình với một đoạn intro (instrumental) mang tên Moby Dick. Cũng có một phim hoạt hình trong sêri Tom và Jerry có cốt truyện nhại theo Moby Dick. Theo như tôi biết thì thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới Starbucks chính là lấy theo tên người phụ tá của thuyền trưởng Ahap. Ngay cả về sau này, dù đồng tình hay không với tinh thần tác phẩm Moby Dick, cuốn truyện tiếp tục là nguồn cảm hứng và đề tài tư duy quan trọng để tiếp tục bàn cãi và tạo nên những đỉnh cao nghệ thuật khác.
Moby Dick đã được ít nhất hai lần chuyển thể thành phim, năm 1956 và năm 1998. Chưa tìm được bản phim 1956 để xem (chỉ có một số trailer), nhưng bản 1998 rất ấn tượng. Cảnh Pequod căng hết buồm ra khơi, hay cảnh con tàu chìm như đúng định mệnh của nó… thật sự rất hoành tráng. So với Master and Commander, các cảnh quay không những không kém hấp dẫn, mà phần nhạc phim (cùng được thực hiện bởi Christopher Gordon) lại hay hơn rất nhiều.
Một ngọn sóng cuối cùng dìm hẳn mặt mũi Tachigô, trong khi ở sát mặt nước, ngọn cờ đỏ thắm của tàu Bêquốt vẫn còn phất phơ trong gió. Một cánh tay rám nắng cố ngoi lên để đóng thêm vài búa cho ngọn cờ dính chặt thêm vào cột buồm. Bỗng một con hải điểu từ trên cao bổ xuống định xé nát ngọn cờ. Rủi thay, tay của Tachigô vẫn còn nhô lên và trong một cử động cuối cùng của người thủy thủ sắp chết, đóng chặt chim trời và ngọn cờ… Con ác điểu theo tàu vào cõi chết. Trước khi xuống âm phủ, quỹ Sa tăng còn cố bắt cho được một linh hồn theo hắn cho vừa lòng. Vài cánh chim lẻ bạn kêu réo trên miệng vực thẳm còn hé mở, Cảnh vật mờ dần dưới màn đêm bao phủ. Gió biển và sóng nước vẫn gào thét như tự ngàn xưa.