hms alarm

MS Alarm, hay là chuyện con sâu đục gỗ (shipworm, loại sinh vật nhuyễn thể họ nghêu sò) làm thay đổi thế giới! Những năm 177x, Hải quân Hoàng gia lâm vào thế khó: 13 xứ thuộc địa Mỹ nổi lên dành độc lập, chiến tranh với Pháp nhằm dành quyền khai thác đường ở vùng Caribe, vào các năm 1779, 1780, Tây Ban Nha và Hà Lan lần lượt tuyên chiến với Anh quốc. Hạm đội khoảng một ngàn tàu chiến các cỡ và một vạn tàu buôn phải căng ra trên toàn thế giới! Mà sâu đục gỗ và các con hà là kẻ thù của tàu gỗ, nhất là ở những vùng biển nhiệt đới! Hàng năm, phải cạo sạch tàu và sơn sửa lại! Tình hình gấp rút, để các con tàu có thể đi biển dài hơn, trực chiến lâu hơn, Bộ Hải quân quyết định bọc đồng cho tất cả tàu chiến! Đồng bảo vệ gỗ, khiến các con sâu không ăn được, và các con hà cũng không bám được vào lớp oxit đồng có tính độc, bọc đồng không những làm tàu bền hơn, nó còn khiến các con tàu chạy nhanh hơn, mặc dù vậy, đồng khá đắt tiền!

Mỗi con tàu cần trung bình 15 tấn đồng để bọc phần đáy, có hàng ngàn tàu như thế, số đồng lớn như thế ở đâu ra? Những mỏ đồng, thiếc ở Cornwall, Devon không thiếu đồng, có điều chúng nằm ở độ sâu dưới mực nước biển, cần có các máy bơm để bơm nước lên thì mới khai thác quặng được! Lúc đó đã có các máy bơm chạy bằng hơi nước dạng sơ khai, hiệu suất rất thấp! Để giải quyết chuyện bơm này, James Watt là người đã liên tục cải tiến động cơ, tăng hiệu suất lên nhiều lần (1776 ~ 1781). Thực tế, động cơ của James Watt quá “xịn”, chúng nhanh chóng tìm được ứng dụng trong vô số ngành nghề khác, không riêng gì khai khoáng! Vấn đề giải quyết con sâu đục gỗ đã khởi đầu kỷ nguyên công nghiệp hoá như thế đó! HMS Alarm là con tàu đầu tiên có đáy bọc đồng, đến 1781 thì toàn bộ thuyền chiến của Anh đều bọc đồng, sau đó là các loại tàu khác. Từ “copper-bottomed” đi vào ngôn ngữ Anh thành từ ám chỉ một cái gì đó: chất lượng cao, bảo đảm!