hms captain

Captain là con tàu mang số phận bi thảm, tàu lật và chìm ngay trong chuyến thử nghiệm đầu tiên, 500 sinh mạng bị lãng phí! Câu chuyện lần nữa cho thấy, ý kiến của đám đông ngu dốt chỉ mang lại thảm hoạ mà thôi! Chuyện bắt đầu với tháp pháo xoay, thiết kế của thuyền trưởng Cowper Phipps Coles năm 1855, về cơ bản là đi trước thời đại, thay vì dùng dãy nhiều súng, con tàu được thiết kế chỉ có vài tháp pháo xoay, có thể bắn được nhiều hướng mà không phải quay thuyền. Ít súng hơn, tức là súng phải to hơn, và công nghệ chế tạo đã cho phép có những khẩu súng cỡ nòng 200 ~ 300 mm, nặng cả vài chục tấn!

Bản thiết kế của thuyền trưởng Cowper Phipps Coles không được Bộ Hải quân chấp thuận! Coles thực hiện cả một chiến dịch truyền thông tấn công các quan chức Bộ Hải quân, vận động báo giới và Nghị viện. Bộ Hải quân, trước sức ép, phải chấp nhận cho Coles được đóng chiếc thuyền theo thiết kế của mình! Chuyện tiếp theo là lịch sử, trong buổi bắn thử nghiệm đầu tiên, trong thời tiết xấu, thuyền nghiêng 21 độ và lật úp (những con thuyền khác có thể nghiêng đến ít nhất 50 độ mà vẫn không sao), sau đó chìm, kéo theo gần 500 sinh mạng, nguyên do đơn giản là trọng tâm quá cao, mà phần mạn khô quá thấp!

hms warrior

Nửa cuối thế kỷ 19 bắt đầu kỷ nguyên bùng nổ về công nghệ: kỹ thuật đóng tàu, động cơ, súng và đạn, etc… tất cả liên tục thay đổi, khiến cho một con tàu đóng xong chưa tới 10 năm đã thành ra lạc hậu! HMS Warrior là con tàu như thế, hạ thuỷ năm 1861 để đối trọng lại với một con tàu Pháp – Gloire đi vào phục vụ một năm trước đó! Nhưng Warrior ở một đẳng cấp hoàn toàn khác, lúc hoàn thành, Warrior là tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất thế giới!

Nhanh hơn, được bảo vệ tốt hơn, hoả lực mạnh hơn bất kỳ con tàu nào khác! Nhưng vẫn có một chút không chắc trong thiết kế của Warrior, dù hơn 9000 tấn, vẫn chỉ được xem là frigate, tàu hộ vệ, chứ chưa phải là chiến hạm chủ lực! Đây là thế hệ tàu chiến cuối cùng còn mang đủ toàn bộ hệ thống buồm! Vẻ đẹp cổ điển của buồm đã hoàn toàn phải nhường chỗ cho máy móc, sắt thép, động cơ và sức công phá kinh hoàng của những thế hệ súng, đạn mới!

hms rattler

Ss Archimedes là con tàu hơi nước đầu tiên dùng chân vịt (propeller) thay vì guồng xoay (paddle-wheel). Bộ Hải quân nhận ra đây là cải tiến cần phải có trên tàu chiến, chân vịt nằm phía sau và sâu dưới nước, khả năng trúng đạn thấp hơn nhiều so với guồng xoay, đồng thời không chiếm không gian lớn giữa thân tàu làm cho khó bố trí súng. Họ bắt tay vào đóng con tàu Rattler, 1843 để thử nghiệm.

Các thử nghiệm cho thấy chân vịt đạt tốc độ tốt hơn guồng xoay. Chưa hài lòng, Bộ Hải quân cho 2 con tàu cùng kích cỡ, kiểu dáng, cùng công suất động cơ, một dùng chân vịt (Rattle), một dùng guồng xoay (Alecto), dùng dây buộc đuôi 2 tàu lại với nhau và cùng chơi kéo co! 😀 Rattle thắng một cách hiển nhiên và thuyết phục, từ đó chính thức bắt đầu quá trình tàu Hải quân chuyền dần sang hơi nước.

hsm gorgon

Mặc dù tàu hơi nước đã xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ 18, đầu tiên là những con tàu chạy trên sông, sau đó là những con tàu đi biển, nhưng máy móc hơi nước vẫn tiếp tục phát triển rất chậm, ứng dụng của máy hơi nước vào Hải quân thậm chí còn chậm hơn! Những máy hơi nước đầu tiên to lớn, nặng nề, thiếu ổn định, cộng thêm với lượng than lớn mang theo chiếm hầu hết tải trọng hữu ích của tàu! Với tàu chiến, điều đó có nghĩa là không còn mấy không gian và tải trọng để lắp đặt thêm súng!

Thứ đến nữa là tàu chiến thường hoạt động rất xa, gần như là toàn cầu, mà thời đó, chưa có nhiều các trạm tiếp tế than cho tàu! Quan trọng nữa là cái guồng quay của tàu (paddle – wheel) là một điểm yếu chí tử với tàu chiến, chỉ cần một phát đạn là con tàu hết hoạt động! Chính vì vậy, máy hơi nước rất chậm ứng dụng trong Hải quân. HMS Gorgon chỉ được sử dụng như tàu chở lính! Năm 1858, Gorgon tham gia lắp đặt đường giây điện báo ngầm dưới đáy biển đầu tiên xuyên Đại tây dương nối Anh và Mỹ!

hms comet

Comet, 1822 là con tàu kéo (tugboat) 340 tấn, vỏ gỗ, đáy bọc đồng, con tàu động cơ hơi nước đầu tiên của Hải quân Hoàng gia! Comet được sử dụng như một tàu kéo, kéo các con tàu buồm ra và vào cảng khi gió yếu. Tàu được trang bị một động cơ hơi nước 80 HP – mã lực.

Comet là con tàu đầu tiên được gắn cục kẽm, lớp vỏ đồng hoạt động trong môi trường nước muối thường nhanh bị ăn mòn bởi hiện tượng điện phân. Giải pháp là gắn một cục kẽm lên vỏ đồng để biến nó thành một cathode – điện cực dương, điện cực “hy sinh” thay cho lớp đồng!

hms st george

Năm 1793, John Gell được bổ nhiệm chức vụ đề đốc, chỉ huy một biên đội tàu 7 chiếc! Tháng Tư năm đó, biên đội “cướp” được một món hời, thường được xem là chiến lợi phẩm lớn nhất trong lịch sử Hải quân Hoàng gia. Trước đó 11 ngày, tàu privateer của Pháp mang tên General Dumourier đã cướp được tàu Tây Ban Nha St. Jago vừa từ Peru trở về, sau đó biên đội tàu Anh lại cướp tàu Pháp này, như thế là cướp tổng cộng 2 cấp, 2 thuyền của 2 nước khác nhau! Cả 2 tàu được giải về Anh, ước tính giá trị ban đầu khoảng trên 500,000 bảng.

Sau khi đã nộp toàn bộ tài sản cho Bộ Hải quân thì họ tiếp tục phát hiện ra trên con tàu St. Jago có những thỏi thiếc giả, thật ra là những thỏi vàng được mạ thiếc, tổng trị giá tài sản lúc này lên đến gần 1tr bảng (tương đương với hơn 130tr ngày nay), khoảng 60 tấn cả vàng & bạc. Sau đó xảy ra một cuộc chiến pháp lý kéo dài, TBN thì cay đắng muốn đòi lại của cải. Cuối cùng bộ Hải quân phán quyết toàn bộ tài sản là của Anh, và chia tiền thưởng cho các thành viên, John Gell nhận 20tr, mỗi thuyền trưởng nhận 8tr (theo thời giá hiện tại). 😀

hms sirius

Sirius là con tàu dẫn đầu đoàn 11 chiếc chở 1500 phạm nhân, quản giáo, sĩ quan, binh lính… thành lập khu định cư đầu tiên ở Úc, năm 1787. Đói khát, dịch bệnh khiến cho nhiều người bỏ mạng trong cuộc hải hành 250 ngày, 24.000km đến từ Anh đến Úc. Khu định cư đầu tiên được thành lập, do toàn quyền – governor Arthur Phillip lãnh đạo, hai năm đầu của những người di dân tràn ngập khó khăn và đói khát! Toàn quyền Phillip áp dụng mô hình quản lý cứng nhắc mang từ Anh sang: đánh cá và đi săn là phải có giấy phép, đoàn người phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thực phẩm mang từ Anh sang. HMS Sirius đi về giữa Úc và Cape Town để vận chuyển lương thực, nhưng cũng không đáp ứng đủ nhu cầu.

Nhiều tàu cung ứng (như HMS Guardian) không bao giờ tới đích! Sau khi chiếc HMS Sirius bị đắm ở đảo Norfolk là khu thuộc địa bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài! Cuộc sống quá khó khăn nên Mary Bryant, một nữ phạm nhân cùng chồng, con và một số người khác đã bỏ trốn, họ đánh cắp một chiếc xuồng và đi dọc bờ biển Úc, hơn 5000 km đến Indonesia, tại đây họ bị bắt lại và giải về Anh. Chính nhờ vào hành trình 5000 km phi thường này mà luật sư James Boswell đã dùng nó như “câu chuyện thần tiên” kêu gọi sự cảm thông của công chúng và khiến cho Mary Bryant được giảm án. Về sau câu chuyện được dựng thành bộ phim nổi tiếng: “The Incredible Journey of Mary Bryant”…

hms guardian

Tháng 8, 1780, con tàu 900 tấn, 44 súng khởi đầu hành trình sang Úc, trên thuyền chở cây, giống, nông cụ, và gia súc cho những khu định cư mới thành lập ở Úc. Hành trình đi về phía Đông, sau khi vòng qua mũi Hảo Vọng sẽ đi xuống phía Nam, vùng mà người ta hay gọi là the – roaring – Forties – vĩ độ 40 gào thét, từ đó đón gió Tây ôn đới để sang Úc. Những cây trồng và gia súc tiêu thụ rất nhiều nước ngọt, thế nên khi trông thấy một núi băng trôi, thuyền trưởng Edward Riou quyết định tới lại gần, hạ mấy chiếc thuyền con đi lấy băng về bổ sung vào kho nước ngọt. Trong đêm tối và sương mù, thuyền trôi dạt không định hướng được và đâm vào núi băng trôi, nước tràn vào thuyền. Liên tục suốt 3 ngày liền, thuỷ thủ đoàn bơm nước và tìm cách bịt lỗ thủng, nhưng nước cứ dâng dần lên. Để cứu thuyền, lần lượt phải vứt bớt gia súc, hàng hoá, rồi vứt cả súng!

Thuỷ thủ đoàn 2 lần kiến nghị rời tàu, mà Riou biết là các xuồng con không đủ chỗ, cuối cùng quyết định 250 người sẽ rời tàu trên những chiếc xuồng, thuyền trưởng với hơn 60 người ở lại tìm cách cứu tàu! Cuối cùng họ tìm ra một cách, dùng nhiều thùng rỗng chèn bên trong khoang tàu, đóng nắp boong lại, con tàu nổi lập lờ trên mặt nước như một cái bè, nhưng không chìm, do đã có các thùng lớn giữ độ nổi bên trong! Cứ như thế, giương buồm hướng về Cape Town, mũi Hảo Vọng, hành trình 1900km trong 9 tuần! Trong số 250 người rời tàu, chỉ có 15 người sống sót! 62 người ở lại tàu đều sống, trong đó có 21 phạm nhân lãnh án đi đày ở Úc, 14 trong số họ, theo kiến nghị của thuyền trưởng, được ân xá do có nhiều đóng góp trong nỗ lực cứu tàu! Đến tận bây giờ, hành trình của thuyền trưởng Edward Riou vẫn là một kỳ tích phi thường, chưa có vụ việc tương tự!

hms ramillies

Sự kiện tháng 8, 1780, một đoàn 63 thương thuyền Anh của các công ty Tây Ấn, Đông Ấn, chở theo lượng lớn hàng hoá phục vụ cho cuộc chiến ở Bắc Mỹ, 80,000 khẩu súng trường, 300 đại bác, và rất nhiều hàng hoá khác, tổng trị giá lên đến 1.5 triệu bảng (khoảng 150tr theo thời giá ngày nay). Trong bóng đêm, rất nhiều thuyền tưởng ngọn đèn (giả) treo ở cột buồm soái hạm hạm đội TBN của Luis de Córdova là thuyền chỉ huy và cứ đi theo đó, chỉ có khoảng 10 chiếc đi theo HMS Ramillies, kỳ hạm của đội tàu Anh và thoát thân. Sáng hôm sau, toàn bộ 50 tàu còn lại bị bắt, áp đảo bởi lực lượng lên đến hơn 30 chiến hạm TBN, chỉ có 2 thương thuyền có đáy bọc đồng chạy thoát!

Đây là một thất bại nghiêm trọng của tình báo Anh, vì không biết được sự hiện diện của một hạm đội TBN lớn nên chỉ đem rất ít tàu hải quân hộ tống. Sự kiện gây ra một khủng hoảng lớn trong giới tài chính châu Âu, hàng loạt ngân hàng và công ty bảo hiểm phá sản. HMS Ramillies về sau đắm trong một cơn bão, suốt 3 ngày, thuỷ thủ đoàn bơm nước liên tục, chặt hết cột buồm, vất hết súng và hàng hoá, dùng dây và buồm buộc thân thuyền lại cho khỏi vỡ, nhưng vô vọng, cuối cùng phải bỏ tàu – abandon ship! Bức hình: phải đi ra biển nhiều, mới cảm nhận được thứ ánh sáng huyền ảo như trong tranh, cột sáng từ trên trời chiếu xuống cứ như là đứng trong lime-light – ánh đèn sân khấu! 😀

hms triton

Triton là thiết kế thử nghiệm có nhiều khác biệt so với các con thuyền cùng thời. Tàu được đóng bằng gỗ thông (fir) vì không kiếm được đủ gỗ sồi (oak), phần mũi được làm thẳng thay vì cong vì không tìm được một khúc gỗ cong lớn như thế (lưu ý kỹ thuật đóng tàu thời đó rất khác bây giờ, dùng một khúc gỗ cong tự nhiên, không nối giúp mũi thuyền bền hơn), mạn thuyền thẳng đứng chứ không cong vào trong (tumblehome). Dù có nhiều nhược điểm, nhưng Triton có thời gian phục vụ sôi nổi, tham gia nhiều hoạt động khác nhau!

Tuy vậy, chất lượng gỗ làm tuổi thọ con tàu giảm đáng kể, phải liên tục giảm khối lượng súng và số súng. Đến 1807, Triton trở thành con tàu gác cảng (guard ship: tàu bảo vệ cảng, chỉ đi loanh quanh gần nhà, không đi xa), và sau đó trở thành nhà kho nổi: kho chứa hàng, nhà ở cho lính, nhà tù chứa phạm nhân nổi trên sông, đây là cách dùng phổ biến với những thân tàu cũ. Đến 1820 thì bán làm phế liệu, thời gian phục vụ 25 năm, so với một chiếc tàu chất lượng tốt có thể phục vụ đến 50, 60 năm tuỳ theo mức độ hư hao!