0908292724

Xuất hiện nhiều cuộc gọi lừa đảo: “thuê bao của quý khách đã bị khoá 2 chiều” (bị khoá 2 chiều mà vẫn nhận được cuộc gọi!!!) Bực mình block hết mấy số lừa đảo, nhưng cũng vô app của Mobiphone để kiểm tra lại, thấy câu văn ghi thế này: “Thuê bao của quý khách không thuộc danh sách cần cập nhật thông tin thuê bao… Quý khách vui lòng truy cập website… để cập nhật thông tin”! Mịa, viết như “bò đội nón”, một câu cho suôn sẻ cũng không làm nổi!

Vậy vẫn còn đỡ, xưa có lần đi tàu Bắc Nam, bảng điện tử hiện dòng chữ: “đây là búa thoát hiểm, dùng trong trường hợp cần đập vỡ kính thoát ra ngoài, dùng xong xin để lại chỗ cũ”!!! Mà 99% văn bản, quảng cáo, nội dung trên báo, trên net hiện tại cũng y như thế, hành văn ngớ ngẩn, nhộn nhạo, cái nọ xọ cái kia, căn bản là do… “tâm không thẳng”, nên mới nói người Việt nó bị làm sao ấy! Nên các bác trên kia vẫn sẽ còn “đánh vật” với các văn bản luật dài dài!

urban legends

Mấy cái này, tiếng Anh thường gọi là “urban legend”, thỉnh thoảng vẫn thấy lặp đi lặp lại mãi trên báo chí, từ mấy chục năm nay chứ không phải chỉ gần đây! Dịch sang tiếng Việt là “truyền thuyết đô thị” có phần hơi khó hiểu và khiên cưỡng, nhưng nó có ý phân biệt với những loại “truyền thuyết” từ xa xưa, thời còn chưa có đô thị! Nhưng dù có hay không có “đô thị” thì tâm thức chung của xã hội loài người vẫn “hỗn mang” như thủa “hồng hoang”, vì đã là “truyền thuyết” thì theo tinh thần khoa học, hiểu cho ngay tức là… không thật!

Những câu chuyện về con tàu Mary Celeste, những “người Hà Lan bay”, rồi “tam giác quỷ Bermuda”, etc… vẫn thấy đám báo chí “trì độn” Việt Nam trích dịch mãi, hết từ năm này sang năm khác, bắt đầu từ cả mấy chục năm trước kia! Riêng về “tam giác quỷ Bermuda”, vùng này “nổi tiếng” là có mật độ tàu bè lớn, và có “khá nhiều” tai nạn hàng hải, hàng không, nhiều vụ đến nay vẫn “chưa thể lý giải” rõ ràng! Nhưng nhiều người đã thống kê tỷ lệ tai nạn trên số tàu bè qua lại, thì vùng Bermuda này cũng không cao hơn những vùng biển khác!

máy học

Tâm sự của một người đang làm việc có liên quan nhiều đến “machine learning”… Có một thời, Facebook toàn “suggest – gợi ý” các nội dung, quảng cáo bẩn, nó thể hiện những thứ được xem trong cùng một địa chỉ IP, của những người ở xung quanh bạn! Sau đó, có vẻ như thuật toán phân loại của nó đã được cải tiến, bớt thể hiện các chuyện nhảm nhí tào lao. Đến một ngày, bỗng dưng nó thể hiện khuôn mặt “có vẻ tri thức” thấy rõ, hiện ra nào là: khảo cổ, hội hoạ, nghệ thuật, bảo tàng, hàng hải, thuyền buồm, etc… và các chủ đề tương tự! Như bức hình dưới đây, từ khoá của nó sẽ là “tall ship”, “clipper”, nếu bạn cứ đi theo những “luồng nội dung” đó, bỗng dưng phát hiện tàu càng ngày càng có nhiều buồm! Đến một lúc chỉ thấy toàn buồm và buồm thôi, chả thấy tàu đâu! Đó chính là vì đám “content creator – những kẻ “tối tạo” nội dung” trên internet nghĩ rằng bạn sẽ thích kiểu như thế! Đó là cái tôi gọi là “kiểu trí năng trì độn của những cỗ máy”, không ít cư dân mạng xã hội kỳ lạ thay, cũng hành xử y như vậy!

Chúng nó đâu có hiểu rằng người thích tàu buồm thì họ đi học thắt nút, bện dây (riêng chuyện này là học nhiều năm), học cách làm ròng rọc, học cách cạo hà và sơn đáy thuyền, học cách chế tạo máy lọc nước biển thành nước ngọt, học cách đi dây điện chống nước, học cách thay lọc dầu và bảo dưỡng động cơ, học cách nối mạng các thiết bị để tạo ra hệ thống lái tự động, cáp mạng trên tàu là những loại nào, xài những protocol gì, làm sao để lập trình được nó, hệ thống cờ tín hiệu gồm những loại nào, có ý nghĩa gì, làm sao để leo cột buồm cho hiệu quả và an toàn, làm sao để lắp tấm pin năng lượng mặt trời, làm sao để neo tàu khi thuỷ triều lên và xuống… và 1001 chuyện bên lề khác, nhiều khi chẳng có liên quan trực tiếp gì đến “tàu buồm”, còn nếu xác định đi vào “đóng tàu”… thì lại thêm 1001 chuyện khác nữa, chứ họ đâu có ngồi đó mà “ngắm nghía” mấy cái hình “ba láp”! Nên nói chuyện máy hiểu người là hoàn toàn tào lao, đến người đó quen biết nhau suốt mấy chục năm còn chưa hiểu gì nữa là!

tíc xanh

Nhân trò chuyện với đứa bạn về “tíc xanh”, ngoài những điều đã đề cập, một lợi ích rất lớn nữa chính là thương mại! Vấn đề cơ bản của một “cái chợ” không phải là “mua và bán”, mà là việc giải quyết khiếu kiện, mâu thuẫn phát sinh, cơ chế xử lý những hành vi gian lận, lừa đảo! Xây dựng cơ chế để làm những chuyện đó không đơn giản, đầu tiên là phải ép buộc… chính danh!

Đến khi người ta nhận ra lợi ích rồi, họ sẽ tự nguyện chính danh, éo như bọn Tây, đem “tíc xanh” làm thành món hàng tính phí! Xét thực trạng như MXH VN hiện tại, không ngày nào là không có những kiểu tin giả “cướp, hiếp, giết”, tâm thức người dân quay cuồng, “quy đồng về mẫu số chung” như thế! Là vùng đất màu mỡ cho lưu manh đĩ điếm lộng hành, thì biết đến bao giờ…

phẩn bất uy quyền…

Rảnh rỗi, đọc sơ một số mục wiki về lịch sử TQ (tiếng Việt), thấy là phần lớn là một đống c… đúng nghĩa! Người viết không hiểu gì, đa phần là dịch từ tiếng Anh sang, thậm chí dịch tự động! Chính vì số đông không biết gì, nên xuất hiện một đám “phá hôi”, chuyên ngồi thêu dệt những thông tin thất thiệt, hoang đường, chả hiểu lấy từ đâu ra, làm với mục đích gì? Ví như mục về Hạ Vũ, hoàn toàn là bịa đặt, trong suốt lịch sử Trung Quốc không có ai tên là Hạ Tử Thành!

Hoặc như mục về Ngô vương, bảo Phù Sai là cháu của Hạp Lư, ai đã đọc sử đều biết rằng là con, chứ không phải là cháu, bịa luôn cả tên cha (“thế tử… Ba”)! Không rảnh đến mức đi bắt bẻ từng lỗi sai trên wiki, nhưng phải nói cho mọi người thấy rõ: đây là chiêu trò của đám lưu manh lặt vặt, cố tình sửa cho sai để gây ra nhiễu loạn thông tin kiểu nhảm nhí, xàm xí! Chính là cái thời buổi: Phẩn bất uy quyền dị khủng nhân – Cục cứt chẳng có uy quyền gì nhưng vẫn khiến người ta phải sợ…

không chịu lớn, 2

Qua câu chuyện, càng khẳng định về “cái tôi” mãi không chịu lớn, suốt đời làm con nít của người Việt! Cái anh chàng V kia, thấy ngay là một anh ranh vặt: nhìn ra ngay một cơ hội để “chứng tỏ, thể hiện một điều gì đó”, nhưng một chút “bận tâm” để tìm hiểu toàn bộ bối cảnh cũng không có! Mình là chẳng ưa gì anh TT, cứ nói thẳng ra như thế, nhưng chuyện nào ra chuyện đó! Là mình thì thậm chí éo thèm giải thích gì cả, ở đời không phải chuyện nào cũng có thể giải thích trong 2, 3 câu mà xong được, và tôi cứ không nhường vé đấy, làm sao nào?! Chả quan tâm gì chuyện mạng xã hội, chỉ mượn câu chuyện để nói về những “cái tôi không chịu lớn” của người Việt! Không chịu quan sát bức tranh toàn cảnh, lúc nào cũng tìm cách thể hiện ta đây! Cái “nhanh nhảu đoản” về hành xử đó thực ra là che dấu một cái “tâm” bất an và sợ hãi: sợ bị bỏ lỡ, sợ không hiểu biết, sợ không thích ứng với hoàn cảnh! Nỗi sợ hãi vô cùng lớn, nhưng không biết cách xử lý một cách đúng đắn!

Thay vì lùi lại một bước, tìm cách quan sát toàn cục, họ chọn cách lấp liếm nỗi sợ bằng cách phải ngay lập tức chứng tỏ “tôi đúng”, phải “vớ lấy cái bọt” gần nhất! Rồi từ “nhanh nhảu đoản” đến “lưu manh vặt” chỉ một bước không xa! Đương nhiên vì đám đông như thế, nên sẽ sinh ra một lũ lưu manh biết cách triệt để lợi dụng điều đó! Nên nói lại điều đã nói nhiều từ trước: tâm thức người Việt như đứa trẻ chưa lớn! Nói cho đúng thì vẫn có lớn, nhưng lớn kiểu “thánh Gióng”, trong tình huống nguy ngập, khi chống ngoại xâm (ăn bảy nong cơm, ba nong cà, phổng phao lên trong một lúc nào đó”). Chứ không hề lớn ở phương diện luật pháp, ý thức cộng đồng, không hề lớn ở phương diện giá trị cá nhân, suốt ngày cứ “tôi thế này, người khác thế kia”, tìm cách nâng mình lên bằng cách đạp người khác xuống bằng những trò lưu manh vặt! Em là em cứ nói thẳng ruột ngựa ra như thế, vì những sự mông muội, điên loạn của mạng xã hội và của người Việt sẽ còn lặp lại mãi!

trít học

Giờ thì phương Tây bắt đầu đi copy ngược lại TQ, nhất là các ứng dụng mang tính xã hội cao, và một số mảng công nghệ! Nếu đọc lại lịch sử phát triển xã hội mấy trăm năm qua thì phương Tây đã bắt đầu mọi chuyện từ việc… đóng thuyền! Vâng, chính là như thế, đóng thuyền rồi tìm ra các vùng đất mới, thành lập thuộc địa, khai thác tài nguyên, phát triển công nghiệp, rồi các phong trào khai phóng bùng nổ! Triết học chỉ xuất hiện sau cùng với tư cách là người phê phán, nhận xét các trào lưu văn hoá, khoa học, tư tưởng! Đương nhiên không thể phủ nhận mọi thứ đều có tác động tương hỗ, nhưng triết học, như chúng ta biết ngày nay, chỉ là hệ quả của một sự vận động xã hội phi thường và lớn lao!

Một sự vận động kinh hoàng, khốc liệt và luôn luôn là… đẫm máu! Có vận động thực tế thì mới có triết học, và không phải ai muốn làm “thinker” cũng được đâu! Thế rồi một số bác “trít” nhà Vịt ta bốc ngay ra vài ngôn từ hình thức, lảm nhảm ở trên chóp, ngồi bất động mà tưởng tượng ra tất cả những vận động còn lại, tự xem mình là “tinh hoa”, không muốn làm gì mà lúc nào cũng “ta đây biết rồi”, đã “thiểu năng” lại còn hy vọng dẫn dắt, lừa phỉnh người khác, đã “bất tài” lại còn cứ muốn “đĩ miệng”, “bolero” vừa vừa thôi chứ! Người Trung Quốc không có như thế, họ đơn giản là… bắt đầu đi xây nhà từ móng!

kỷ sở bất dục

Một nền báo chí, dịch thuật và sách vở vay mượn, chắp vá, lôm côm và nham nhở! Dịch đa phần từ tiếng Anh sang, câu văn trúc trắc, tối nghĩa, và phần lớn các trường hợp, cho thấy cũng chẳng hiểu gì văn bản gốc. Kỹ năng tiếng Anh và tiếng Việt đều ở mức làm người đọc cảm thấy sợ hãi, vì thứ “cơm sống” đó ăn vào chắc chắn sẽ bị “sình bụng”. Nhưng đó chưa phải là điều nguy hiểm nhất, nguy hiểm nhất chính là la liếm, vay mượn, đem những vấn đề xa lạ ở đâu đâu về, rồi tự cho là mình giỏi! Tất cả không giấu được một thực tế chính là vì bản thân trống hoác, không tự suy nghĩ được gì, không tự tạo ra được nội dung riêng biệt, nên bạ đâu cũng vay, mượn, copy, xào xáo một cách thô thiển và sống sượng!

Nhìn vào những gì thể hiện, có vẻ như đó là một sự khiếm khuyết và bất an về tri thức, thực ra không phải vậy! Sự khiếm khuyết và bất an… thực chất nằm ở tầng đạo đức cộng đồng! Lúc nào cũng phải “hoạt ngôn”, “bao biện”, “chống chế”, vì đã có điều gì đó sai, vì bên trong có điều không ổn! Nên cứ phải luôn “bao bọc” bản thân bằng ngôn từ, bằng thông tin lảm nhảm!

Đó không phải là sự theo đuổi kiến thức đích thực, chỉ là “loè người”, tìm cách “dẫn dắt” người khác bằng ngôn từ tào lao! Đó là sự “giấu dốt” bằng cách tung hoả mù thông tin, tương tự như việc chụp ảnh “loà sáng” để xoá hết mụn, nếp nhăn vậy! Về sách vở, không cần phải đọc quá nhiều, chỉ một vài quyển nhưng đọc kỹ có khi là cũng đã đủ rồi! XH vận hành bằng giá trị tin tưởng, tin cậy, chứ không phải bằng “trí thức giả danh”. Những chuyên môn “triết học”, “khoa học” là của các tạp chí chuyên ngành, không cần và không thể là “thức ăn đại chúng”! Tự nhìn vào bản thân, mọi suy nghĩ, nội dung đích thực đều xuất phát đều từ sự quán chiếu, quan sát chính mình và người khác!

Tất cả bắt đầu bằng câu đơn giản: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân – 己所不欲,勿施於人 – điều gì không thích (xảy ra với mình) thì đừng làm nó cho người khác! Một câu đơn giản, nhưng là điểm khởi đầu, cũng là điểm kết thúc của toàn bộ nền luân lý cộng đồng, một câu mà nếu hiểu cho rốt ráo thì xã hội đã không có những “thể loại hai mặt”, những kiểu “tiêu chuẩn kép” cùng những dạng “tri thức giả cầy” khác!

đuổi hình, bắt chữ

Công phu kinh hồn… chữ này là giả chữ in mộc bản, vì xưa in kinh sách thường khắc âm bản trên ván gỗ, mà gỗ thì có sớ! Nên nét ngang khắc mảnh vì thuận sớ, mà nét dọc phải khắc đậm vì nếu không sẽ dễ bị gãy, mòn, nhoè. Tôi biết có nhiều người viết tay chữ Hoa y như máy, kỹ năng đủ để làm giả giấy tờ mà người thường không phân biệt được. Công phu như vậy chưa thấy người Việt nào làm được, mặc dù “múa thư pháp” các kiểu để loè người thì cũng kinh lắm! Nhân nói về “chữ nghĩa” và “công phu”… Chữ TQ, mặc dù đã giản lược đi so với trước, nhưng vẫn còn rất rất khó, phải mất nhiều thời gian học thuộc, ghi nhớ, nghiền ngẫm. Học sinh TQ tốt nghiệp cấp 3, thậm chí là cả ĐH, khả năng cao đưa cho một bài có nhiều chữ khó là… vẫn không đọc được! Thế nên tốt nghiệp ĐH rồi, vẫn phải chịu khó học hành, trau dồi thêm, mở rộng kiến văn, ngoài 30 tuổi mới dám phát ngôn chút đỉnh, chưa nói chuyện trở thành chuyên gia, nghiên cứu này nọ! Không như VN, mới hết lớp 5 trường làng đã chém gió thành bão!

Cái sự khó ấy cũng có tác dụng của nó! Nó đẻ ra những thành phần dân cư “cẩn ngôn, thận hành”, tức là nói năng và làm việc “cẩn thận”. Từ dùng phải cho hết chiều sâu, câu nói ra phải có ý tứ! Gọi là “thâm Nho” là thế, trong các giao dịch xã hội, làm ăn buôn bán, và tất cả các hoạt động khác, không tính toán sâu xa, không “mưu sâu kế hiểm” thì không phải là người Trung Quốc! Có được điều đó là từ… căn bản giáo dục mà ra! Nên nhiều khi đơn giản đến mức rỗng tuếch đi chửi người khác thâm nhọ thấy cũng hơi kỳ! Tự nhìn lại mình, tiếng Việt giống như kiểu một trò chơi “đuổi hình bắt chữ”, ngoài một số sự “nhanh trí, thông minh vặt”, còn thì nội dung trống hoác! Nên… làm ơn, đừng chơi cái trò “đuổi hình bắt chữ” nữa, lâu lâu bắt gặp một vài trường hợp thì còn thấy hài hài, chứ chơi nhiều người ta sẽ nghĩ mình bị “thiểu năng trí tuệ”, đầu óc không nghĩ ra được cái gì cho có nội dung nghiêm túc, toàn những câu chữ lảm nhảm, nói sao cũng được, và cũng chỉ dùng để nói cho vui, chứ chẳng làm nên được tích sự gì!

bolero và danh hài

Em thường chả muốn nói mấy chuyện này cho bẩn miệng, nhưng xã hội đảo điên nhiều khi vẫn cứ phải nói! Trước, mấy chú “dân chủ cuội” bênh vực ông Vân dữ lắm mà, lấy cớ bị “đàn áp tôn giáo” các kiểu! Em chả cần biết đúng sai thế nào…

Cứ thấy “bolero” với “danh hài” thì em biết tỏng là loại dân trí lè tè ngọn cỏ! Đã ngu dốt mà còn lu loa, to mồm thì chỉ có thể là loại lưu manh, bịp bợm, lừa gạt, hoặc tệ hơn thế! Giờ thì ai cũng biết rõ là cả một đống c… bên trong rồi nhé!

ăn ở

Là do “ăn ở” thôi, 100 triệu dân, chỉ riêng vấn đề “ăn” với “ở” không là đủ: 坐食山崩。 toạ thực sơn băng – ngồi ăn núi lở !!! Xem mấy cái không ảnh, làm đường khoét núi như thế, đến khi mưa xuống không trôi hết mọi thứ mới lạ, mà từ thuỷ điện cho đến hạ tầng, cái gì cũng đúng chuẩn! Nói ngắn gọn, chung quy cũng chỉ là do “ăn ở”!

dịch, 3

Cứ lướt qua báo chí là thấy lỗi dịch, lúc nào, chỗ nào cũng thấy! Dịch thô từ tiếng Anh sang, chất lượng ngang ngửa cỡ Google translate, đọc câu tiếng Việt trúc trắc, thô vụng, tối nghĩa vậy mà cũng chịu được, tiếng mẹ đẻ còn như thế, bảo sao… Một vài ví dụ, ảnh 1: “stakes” phải dịch là phần thưởng, chứ không phải cổ phần! Ảnh 2: “từng tài trợ cho cuộc chiến của Napoleon”, ngân hàng Anh sao lại tài trợ cho Napoleon(!?) đọc là biết không hiểu về lịch sử, “Napoleonic war” tức là cuộc chiến chống Napoleon, cũng như “Vietnam war” tức là “Kháng chiến chống Mỹ” vậy! :-D

“Naval architect”, nếu dịch từng chữ một thì đúng là kiến trúc hải quân, nhưng không một ai hiểu như thế, phải hiểu đúng là: kiến trúc hàng hải, kiến trúc tàu bè! Tại sao lại vậy: em tra từ điển rồi mà, naval – navy đích thị là hải quân mà?! Bởi ngôn ngữ nó phức tạp là như thế, phải dùng nhiều, dùng lâu mới hiểu được, naval tiếng Anh đúng là hải quân, nhưng tiếng Pháp thì lại có nghĩa là tàu bè, mà từ này là phải hiểu nghĩa gốc từ tiếng Pháp, bởi mối giao thoa Anh – Pháp trong lịch sử hàng hải nói riêng và lịch sử ngôn ngữ vùng miền nói chung cũng có rất nhiều khúc mắc, dây mơ rễ má! :-D

dịch, 2

Rảnh rỗi lại lảm nhảm chuyện U-cà… quả đạn pháo mới tinh của Ukr bị xịt không nổ, còn chưa kịp sơn, chắc là vừa từ nhà máy ra, sơn làm gì khi không có nhu cầu lưu trữ dài hạn, vì sẽ được dùng ngay sau đó!? Tình huống tương tự như ở trận Stalingrad, WW2, Liên Xô cũng đã dùng những chiếc xe tăng… không sơn vừa lấy từ nhà máy ra, sơn làm gì khi mà chưa chắc chiếc tăng sống sót qua được hết ngày hôm đó!?

Báo chí VN đa phần vẫn thế, trình tiếng Anh vẫn kiểu… “bồi”, dịch sang tiếng Việt y như cơm sống, không thể nuốt nổi! Một vài ví dụ: “đường liên lạc – contact line” cái này phải hiểu là đường tiếp xúc, ranh giới tạm thời giữa 2 bên, chả có liên lạc nào ở đây! “Có thời gian đào chiến hào” – tiếng Anh là “dig-in”, nghĩa thô đúng là đào chiến hào, nhưng chẳng ai hiểu như thế, phải hiểu là củng cố tuyến phòng thủ!

dịch, 1

Ta nói ngày xưa Hán-tự, chữ nghĩa khó khăn, điều kiện học không có, không giỏi thì cũng chả phải chuyện lạ! Nhưng ngày nay, tiếng Anh dễ hơn nhiều, tư liệu học tập vô tận, mà rồi cũng y như thế! Nên chỉ có thể trách bản thân hời hợt, không có “công phu” gì thôi! Đọc văn bản tiếng Việt nào mà giọng văn kiểu ngọng líu ngọng lo là em không đọc tiếp! Nó nhiều nhan nhản, đến mức lâu lắm rồi em không buồn nói, mấy hôm phải buổi nóng trời, ngứa mồm, đưa một vài ví dụ. Chú thích cho mấy cái ảnh dưới:

1. Fighter, vừa có nghĩa là chiến binh, vừa có nghĩa là phi cơ tiêm kích, cái này chắc là do người dịch, chứ dịch tự động như Google translate chắc chắn thông minh hơn.

2. Rocket-propelled grenade, dấu ‘-‘ rất quan trọng, là “lựu đạn phóng bởi tên lửa”, chứ không phải “lựu đạn phóng tên lửa”, đảo ngược chủ thể! Nôm na chính là B40, B41, etc…

3. “Khí động học kiểu vịt”: cái này thì phải có công phu “đoán mò” rất siêu mới lần ra được, dịch từ cụm từ “aerodynamic canard-wing”. Chữ “canard” nguyên gốc từ tiếng Pháp, nghĩa là con “vịt thịt” (vịt làm thức ăn, nghĩa phái sinh chính là: “tin vịt, tin ba láp”), nghĩa trong ngành hàng không là cánh phụ, nhỏ của vật thể bay! Vì không hiểu nên người dịch đã phát minh ra một ngành học hoàn toàn mới: Khí động học kiểu vịt! Haiza, báo với chả chí, đúng nghĩa là vịt! Rồi lại như Aziz Nesin: tại cái xứ sở nhiều ruồi quá!

toán cao cấp

Bài hay, ít nhất cũng nên nói cho đám ngu biết nó ngu chỗ nào, qua đó cũng cho thấy sự thảm hại, vô phương của giáo dục VN hiện tại! Nhớ hồi hơn 20 năm trước, lúc nào đạp xe đi học về cũng ghé quầy sách ngoại văn của Fahasa góc gần Sở thú Sài Gòn, tìm mua mấy cuốn Vi tích phân, và sách Tin học, sách tiếng Anh, bán sale… đồng giá 50K / quyển! Kiến thức thì cũng tương tự Toán cao cấp như ở Việt Nam thôi! Nhưng rất khác ở chỗ: sách có hàng ngàn ví dụ về cách áp dụng thực tế, rất sinh động, trực quan, kèm theo rất nhiều hình vẽ, ảnh minh hoạ đẹp!

Đến tận bây giờ, nhớ lại, tôi vẫn còn cảm thấy niềm vui khi hiểu được những ví dụ thực tế trình bày trong những cuốn đó! Một ví dụ: trong nội chiến nước Mỹ, đã dùng khẩu súng cối cỡ nòng 330 mm (chèn cái hình thực của khẩu súng, gián tiếp học Lịch sử), lực bắn như thế này, khối lượng đạn chừng đó, tính khoảng cách bắn xa nhất (áp dụng thực tế của phương trình parabol). Nghĩ mà buồn cho “kinh tế” Việt, toàn “đầu cơ, lướt sóng”, buôn “nước bọt” và “vịt giời” chứ có nghiên cứu, chế tạo và sản xuất gì đâu, nên cảm thấy Toán nó thừa!

bạo hành gia đình

Đương nhiên, sự việc mới dừng lại ở mức tạm gọi là “chấp cổ, nệ cổ” mà thôi, nhưng có thể nhiều người ở đây không biết, ở nhiều làng quê, nhiều gia đình, đi ra đi vào, đóng cái cửa, bật tắt cái bóng đèn, bày biện lư hương, hoa quả trên bàn thờ, những việc lặt vặt như vậy cũng trở thành cái cớ để chì chiết, mạt sát nhau, tình trạng căng thẳng kéo dài hàng chục năm. Rồi các đám hội, các ông già khăn đóng áo dài ngồi cãi nhau: anh học ở đâu cái “lễ” đó, phải như tôi mới là đúng nè…

Chuyện như thế phải gọi đúng bằng cái tên “bạo hành gia đình”, dai dẳng đến mức thành “tâm thần”, chả ai sống được! Có vô số hình thức, có thể công khai, rõ ràng, cũng có thể là nhiều kiểu kín đáo, xảo trá khác, dù thế nào thì cũng chỉ là những “cái tôi” bé như hạt cát chuyên dở trò lưu manh vặt! Nếu thực sự là vì tinh thần Trần Hưng Đạo thì nghiên cứu tư liệu, điền dã khảo cổ tìm lại văn bản “Binh thư yếu lược” (đã thất truyền) đi, ví dụ thế, đừng cãi chuyện cái lư hương mãi!

chấn hoa

Coi nhiều đến phát nhàm, những kiểu mẫu phổ biến, con nhà người ta: cấp 3 là học trường Chấn Hoa (chữ ‘chấn’ trong chấn chỉnh, chấn hưng), lên Đại học là vào Thanh Hoa (chữ ‘thanh’ với 3 chấm thuỷ, nghĩa là trong sạch, thanh cao), ra trường là tham gia kiến thiết doanh nghiệp kiểu như Hoa Vi (Huawei, chữ ‘vi’ tức là: vì, bởi, do, cho…)

Trung Quốc mà, nhất là những vùng đông bắc, làm cái gì cũng có bài bản, có tư tưởng nhất quán, nói theo kiểu ngày xưa tức là…. “tu, tề, trị, bình”! Tuy có phần khuôn mẫu, thậm chí giáo điều, nhưng phim thanh xuân Trung Quốc truyền đi những thông điệp, những ví dụ, những bài học làm người một cách rất rõ ràng và tươi đẹp!

bác sĩ Khoa

Vụ này có vẻ “chìm xuồng”, bởi nếu làm rõ ra, khả năng là dính tới nguyên một đám “báo chí bẩn”, chính đám báo chí ba-xu là người nuôi những loại như “Bác sĩ Khoa” chứ không ai khác! Cần phải nói rõ ra để bà con “nhận mặt” đám lưu manh bây giờ, thực tế chúng nó chính là những loại giang hồ mạng thời hiện đại, chuyên sống bằng cách tống tiền, khủng bố cá nhân & doanh nghiệp! Vì bản chất như thế, nên một cách tự nhiên, chúng nó sẽ tìm cách che đậy bằng các thể loại chuyện “cảm động, lấy nước mắt”, sẽ tìm cách tô vẽ bằng các thứ “đạo lý, lương tâm giả cầy”, thậm chí còn tìm cách đóng vai “lương thiện, chính nghĩa” nữa kia!

Đám báo-chí-bẩn kiêm giang-hồ-mạng này, nghiệp chướng chúng nó không xa đâu, người thế nào thì sẽ gặp được loại y chang như thế, từ đám này xuống tới đám đĩ điếm, ma-cô, tội phạm thật sự chả xa mấy… vì thực ra về bản chất, chúng nó cũng một kiểu người giống nhau mà thôi, éo có khác cái gì: ưa hơn người bằng cách đĩ miệng, kiểu học đòi, loay hoay với 3 cái thói vẽ chuyện hư ảo (và trình vẽ đạt đến mức siêu hạng), chỉ thích ăn cướp và phá hoại chứ không thích làm! Nên nói “nồi nào úp vung nấy”, “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” là như thế! Thời buổi đảo điên, thật giả lẫn lộn, mọi người phải nhìn thật kỹ để nhận diện rõ chúng nó!

Có người hỏi: nhà báo ăn tiền doanh nghiệp là chuyện “thường”, nhà báo cũng phải sống chứ! Em trả lời: “thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ”, em không cực đoan đến mức bắt bẻ mọi thứ! Nhưng riêng đám lưu manh này là rất không bình thường, có lẽ chúng nó đã làm quá nhiều chuyện xấu, đã quen vẽ chuyện để che dấu bộ mặt thật! Như trong Harry Potter, mỗi khi làm chuyện cực ác là tâm hồn con người bị “chẻ làm 2” ấy! Bản năng thôi thúc, không thể cưỡng lại, phải “vừa là lưu manh, vừa là chính nghĩa”, “vừa ăn cướp, vừa la làng”, “vừa là đĩ điếm, vừa là thánh nữ” mới chịu! Chúng nó có thể chạy thoát nhiều thứ, nhưng không thể chạy thoát “nghiệp”!

sound of silence

Ngủ một đêm thức dậy, nhận ra mọi thứ rồi cũng sẽ y như cũ, chả khác gì! Như cái thời VN chưa có di động, chưa internet, về bản chất không ổn, nhưng ít ra nó không có phương tiện để nhân rộng. Đến khi có internet rồi, con đen dùng nó vào việc học tập thì ít, mà chat chit, gái gú thì nhiều! Tiếp theo đó thì mọi người biết rồi, các hội nhóm lưu manh, lừa bịp, bài bạc, cá độ, đĩ điếm mọc ra trên net như nấm sau mưa. Sau khi rửng mỡ chán chê, chúng nó sẽ bắt đầu bày trò xỉa xói nhau, tôi là như thế này, anh là như thế kia, đủ trò đấu tố, ghen ghét, lưu manh lặt vặt. Và khi đã la liếm chán chê, chúng nó sẽ học cách tỏ ra trí thức, cũng nghe nhạc, cũng đọc sách (nói xin lỗi, ngó qua đọc sách gì, nghe nhạc gì là biết cũng chỉ như “con khỉ mặc áo”). Tại sao cơ sự lại như vậy!?

Tại vì công nghệ phát triển mà con người thì không! Công nghệ tạo ra những cái tâm “vọng động”, cho họ cơ hội để trở thành “một người khác”, trong chốc lát trở thành bất kỳ điều gì mà họ muốn, cũng là một kiểu “ngáo”. Chứ thực sự, “cái tôi” bên trong không hề thay đổi, “cái tôi” chỉ được nuông chiều, chứ không được rèn luyện. Thiếu những giá trị dẫn đường, những mục tiêu hướng thượng, thiếu xây dựng và chia xẻ giá trị giữa người với người, thì có loay hoay cỡ nào, rồi cũng trở thành một kiểu “trò chơi con mực” mà thôi, không hơn! Ấy, mà nói “giá trị, tư tưởng”, đừng vội đem sách “triết” ra đọc nhé! Chuyện đơn giản chỉ là sự phát triển của mỗi cá nhân, là nhìn vào bên trong và tự vấn bản thân ấy, đừng vội ra ngoài mua sách, không có “tự vấn”, đọc làm màu vô ích!

Hello darkness, my old friend, I’ve come to talk with you again. Because a vision softly creeping, left its seeds while I was sleeping. And the vision that was planted in my brain still remains within the sound of silence… And the people bowed and prayed, to the neon god they made…

first & original

First-hand-knowledge – kiến thức trực tiếp: tự biết một chuyện gì đó bằng chính bản thân mình, càng trực tiếp càng tốt, không nghe qua người thứ 2, thứ 3, thứ 4… thứ n. Khi kiến thức trực tiếp không thể có thì nên giữ thái độ trung dung! Original thoughts – suy nghĩ tự thân: phát ngôn bằng chính suy nghĩ của bản thân, hạn chế copy lại từ các nguồn khác! Riêng việc tự suy nghĩ, tự phát ngôn là đã cho thấy cá nhân có sự vận động nội tại, có tư duy và lý tính riêng, chứ không phải đơn giản chỉ là một cái máy photocopy! Hai cái này, một đầu vào, một đầu ra, liên quan chặt chẽ với nhau, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Người không biết giá trị của “first – hand – knowledge” sẽ chỉ la liếm chuyện thiên hạ, bản thân không có sự phân tích, chọn lọc bên trong.

Mà ngành Computer Science có câu: GIGO – garbage in, garbage out, bỏ vào là rác, thì thứ lấy ra cũng sẽ chỉ là rác! “Original thought”: bản thân hiểu mới là việc quan trọng, tự suy nghĩ, tự viết ra được mới là việc quan trọng, copy lại lời người khác không có giá trị phát triển cá nhân! Chúng ta đang sống trong một thời đại suy đồi, sự vô minh của con người ngày càng lớn! Nhân danh cái tào lao gọi là trí tuệ nhân tạo, hoang tưởng có thể hiểu và kiểm soát được nội dung của con người, đó chỉ là nguỵ biện để che dấu lý do thực là tối ưu hoá “lợi nhuận”. Việc đơn giản, có thể làm được ngay, mà cứ mãi không chịu làm, đó là hoàn thiện các cơ cấu kỹ thuật, nền tảng pháp lý, làm sao để bảo đảm được 2 yếu tố: first & original, hay nói cách khác là tính… “chính danh”!