máy học

âm sự của một người đang làm việc có liên quan nhiều đến “machine learning”… Có một thời, Facebook toàn “suggest – gợi ý” các nội dung, quảng cáo bẩn, nó thể hiện những thứ được xem trong cùng một địa chỉ IP, của những người ở xung quanh bạn! Sau đó, có vẻ như thuật toán phân loại của Face đã được cải tiến, bớt thể hiện các chuyện nhảm nhí tào lao. Đến một ngày, bỗng dưng nó thể hiện khuôn mặt “có vẻ tri thức” thấy rõ, hiện ra nào là: khảo cổ, hội hoạ, nghệ thuật, bảo tàng, hàng hải, thuyền buồm, etc… và các chủ đề tương tự! Như bức hình dưới đây, từ khoá của nó sẽ là “tall ship”, “clipper”, nếu bạn cứ đi theo những “luồng nội dung” đó, bỗng dưng phát hiện tàu càng ngày càng có nhiều buồm! Đến một lúc chỉ thấy toàn buồm và buồm thôi, chả thấy tàu đâu! Đó chính là vì đám “content creator – những kẻ “tối tạo” nội dung” trên internet nghĩ rằng bạn sẽ thích những kiểu như thế! Đó là cái mà tôi gọi là “kiểu trí năng trì độn của những cỗ máy”, mà không ít cư dân mạng xã hội kỳ lạ thay, cũng hành xử y như vậy! 😀

Chúng nó đâu có hiểu rằng người thích tàu buồm thì họ đã đi học thắt nút, bện dây (riêng chuyện này là học nhiều năm), học cách làm ròng rọc, học cách cạo hà và sơn đáy thuyền, học cách làm wind-vane, học cách chế tạo máy lọc nước biển thành nước ngọt, học cách đi dây điện chống nước, học cách thay lọc dầu và bảo dưỡng động cơ, học cách nối mạng các thiết bị để tạo ra hệ thống auto-pilot – lái tự động, cáp mạng trên tàu là những loại nào, xài những protocol gì, làm sao để lập trình được nó, hệ thống cờ tín hiệu gồm những loại nào, có ý nghĩa gì, làm sao để leo cột buồm cho hiệu quả và an toàn, làm sao để lắp tấm pin năng lượng mặt trời, làm sao để neo tàu khi thuỷ triều lên và xuống… và 1001 chuyện bên lề khác, nhiều khi chẳng có liên quan trực tiếp gì đến “tàu buồm”, còn nếu xác định đi vào “đóng tàu”… thì lại thêm 1001 chuyện khác nữa, chứ họ đâu có ngồi đó mà “ngắm nghía” mấy cái hình “ba láp”! Nên nói chuyện máy hiểu người hoàn toàn là chuyện tào lao, đến người đó quen biết nhau suốt mấy chục năm còn chưa hiểu gì nữa là! 😀