bắc hành – 2016, phần 46

Chặng 46: Huế ❯ cửa Thuận An ❯ QL 49B ❯ cửa Tư Hiền ❯ đèo Hải Vân ❯ Đà Nẵng ❯ Hội An

Bắc hành 2016 p1
Mai Châu, Mộc Châu 2016
Điện Biên 2016
Lai Châu 2016
Hà Giang 2016
Cao Bằng 2016
Lạng Sơn 2016
Bắc Ninh 2016
Ninh Bình 2016
Bắc hành 2016 p2

ừ đây trở đi là những vùng đất đã quá quen thuộc, nhưng vẫn luôn có gì đó mới mẻ nếu chịu khó để tâm tìm tòi, quan sát. Dừng chân ghé thăm một xưởng đóng tàu ở gần cửa Thuận An, một con tàu đánh cá lớn đang được đóng, ván gỗ kiền kiền 5.5 phân. Sau một vài câu nói chuyện với ông chủ xưởng: rứa chú là người gốc Vinh Mỹ à!?, đúng là tài thiệt!

Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi, hương âm vô cải mấn mao thôi!, đã bao nhiêu chục năm mà người ta vẫn nhận ra giọng nói. Câu chuyện tiếp diễn một hồi nữa, ông chủ xưởng hỏi: rứa trong làng chú họ chi!?, đáp: dạ, họ Trần, ổng phán: cái dòng nớ hắn thông minh ghê lắm!. Biết là những câu xã giao nhưng vẫn không khỏi mỉm cười trong bụng 😀.

Mà xã giao ở cái miền quê ni hắn dông dài, vòng vo, đưa đón kinh khủng lắm, nói tiếp vài câu rồi kiếm cớ từ biệt lên đường. Nhìn sơ qua về cách đóng những con tàu đánh cá theo cách cổ truyền, chủ yếu vẫn phải dựa nhiều vào sức bền vật liệu (kiền kiền là một loại gỗ nặng, chịu nước rất tốt), chứ chưa đạt được đến mức xây dựng nên độ bền cấu trúc!

Quê choa một dải, từ cửa Thuận An đến cửa Tư Hiền, phá Tam Giang, đầm Thuỷ Tú, đầm Lập An, đầm Cầu Hai, từ núi Bạch Mã đến vịnh Chân Mây, cảnh quan đến thật là quyến rũ lòng người. Lặng đứng bên bờ cửa Tư Hiền, những chiếc thuyền nan bé tí một người chèo, và cái động tác mạnh mẽ, tự tin, an nhiên của họ giữa muôn trùng sóng to gió lớn cửa sông!

bắc hành – 2016, phần 45

Chặng 45: Vịnh Mốc ❯ tt. Cửa Tùng ❯ tt. Cửa Việt ❯ tx. Quảng Trị ❯ Hải Lăng ❯ An Lỗ ❯ Sịa ❯ Bao Vinh ❯ tp. Huế

Bắc hành 2016 p1
Mai Châu, Mộc Châu 2016
Điện Biên 2016
Lai Châu 2016
Hà Giang 2016
Cao Bằng 2016
Lạng Sơn 2016
Bắc Ninh 2016
Ninh Bình 2016
Bắc hành 2016 p2

hé thăm địa đạo Vịnh Mộc, Vĩnh Linh. Điều đặc biệt là huyện Vĩnh Linh có nhiều xã là đất đỏ bazan (một số xã là đất cát), người dân trồng nhiều hồ tiêu, cao su… Cũng chính nhờ cái đất ấy nên địa đạo mới có thể hình thành được, đơn giản là với phương tiện thô sơ ngày trước, không thể đào hầm trong đất cát. Quy mô nhỏ hơn địa đạo Củ Chi nhiều…

Nhưng Vịnh Mốc có một vai trò khác biệt, là điểm gần với đảo Cồn Cỏ nhất, con đường tiếp tế cho đảo đi qua đây, thế nên Vịnh Mốc chịu sự đánh phá ác liệt. Toàn bộ cuộc sống ở đây ngày xưa được tổ chức dưới lòng đất, nhìn tổng thể như một pháo đài 3 tầng, ngầm trong một sườn đồi, hướng ra biển cả. Bức ảnh cô du kích Vịnh Mốc ai đó chụp đến là đẹp!

Hành trình tiếp tục đi ven biển, cửa Tùng (sông Bến Hải), cửa Việt (sông Thạch Hãn)… Biển Cửa Tùng, Cửa Việt rất đẹp, bắt đầu từ nơi đây trở vô Nam, con đường di dân của người Việt ngày xưa từ phía Bắc, bắt đầu chủ yếu bằng đường biển với ghe thuyền, chứ không phải trên bộ như các vùng Nghệ An, Hà Tĩnh nữa. Đất miền Trung dài và hẹp vì như thế!

Người ta chỉ đi bằng ghe thuyền đến các vùng đất có thể cư trú được dọc theo bờ biển, rồi cứ thế tiếp tục xuôi về Nam, chứ không mở rộng ra về phía núi (phía Lào). Một lúc nào đó, cùng với chiếc kayak của mình, tôi sẽ rong chơi cho bằng hết tất cả những vụng biển, đầm phá, bãi bờ, sông nước này! Đến để thấy một nụ cười hồn nhiên thật quá là xinh! 😀

bắc hành – 2016, phần 44

Chặng 44: Vũng Áng ❯ Vũng Chùa ❯ tx. Ba Đồn ❯ tt. Hoàn Lão ❯ tp. Đồng Hới ❯ tt. Hồ Xá ❯ Vịnh Mốc

Bắc hành 2016 p1
Mai Châu, Mộc Châu 2016
Điện Biên 2016
Lai Châu 2016
Hà Giang 2016
Cao Bằng 2016
Lạng Sơn 2016
Bắc Ninh 2016
Ninh Bình 2016
Bắc hành 2016 p2

ừ Vũng Áng, băng qua đèo Ngang là vào đến địa phận tỉnh Quảng Bình, hoàn tất điều chưa làm được trong chuyến xuyên Việt năm ngoái, đó là ghé Vũng Chùa – Đảo Yến viếng thăm mộ phần đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khu vịnh nho nhỏ khuất gió, sóng vỗ rì rào, hòn đảo be bé xinh xinh, cát trắng nước trong, cây cối xanh tươi, cảnh quan yên tịnh vô cùng.

Mất nhiều thời gian ở cửa sông Gianh và nhất là cửa sông Nhật Lệ. Cửa Nhật Lệ có dáng dấp một thời yên bình nào đó đã qua, những con tàu lười biếng nằm đợi ngày ra biển. Bức hình thứ 3 dưới đây rất đặc biệt, nó chứa đựng đầy đủ hình ảnh của quá khứ và hiện tại. Phần hậu cảnh là những con tàu đánh cá lớn, đuôi vuông đóng theo kiểu đương thời.

Trong hai con tàu nằm ở tiền cảnh, chiếc bên phải hoàn toàn là truyền thống Việt Nam (với chút xíu thêm thắt), thiết kế kiểu double – ender: đầu và đuôi đều vát nhọn, để ý con mắt thuyền vẫn còn vẽ rõ ràng. Chiếc thứ hai bên trái là một dạng lai giữa truyền thống và hiện đại, thân tàu thon dài như các bậc tiền bối, nhưng đuôi vuông theo kiểu hiện nay.

Một cảm xúc rộn ràng khó tả khi chứng kiến hình ảnh này, giờ đây, một thân tàu truyền thống như thế rất khó gặp, chiếc như trong ảnh ít nhất phải trên 60, 70 năm tuổi. Nước sơn mới, hay những thêm thắt sau này (cabin, boong sau đuôi…) không dấu đi được cái thiết kế kinh điển Việt: sức chở yếu, nhưng linh hoạt, nhanh nhẹn, chịu đựng sóng to gió lớn!

bắc hành – 2016, phần 43

Chặng 43: tx. Cửa Lò ❯ tp. Vinh ❯ tx. Hồng Lĩnh ❯ tp. Hà Tĩnh ❯ Cẩm Xuyên ❯ tx. Kỳ Anh ❯ Vũng Áng

Bắc hành 2016 p1
Mai Châu, Mộc Châu 2016
Điện Biên 2016
Lai Châu 2016
Hà Giang 2016
Cao Bằng 2016
Lạng Sơn 2016
Bắc Ninh 2016
Ninh Bình 2016
Bắc hành 2016 p2

ua một đêm, gió mùa đông bắc lại tràn về, nhiệt độ giảm còn 15 ~ 16 ℃, thời tiết mát lạnh dễ chịu. Đứng từ trên tầng cao nhất nhìn ra cửa sông Lam, không còn tĩnh lặng, mơ màng như ngày hôm qua nữa, sóng cửa sông lớn bạc trắng xoá đầu, biển là như thế đấy! Những con sóng cửa sông (tidal waves) như thế này rất nguy hiểm với ghe xuồng nhỏ!

Lang thang dọc bờ sông Lam, đoạn từ sát biển lên đến cầu Bến Thuỷ qua quốc lộ 1. Vùng này có chế độ nhật triều, trung bình mỗi ngày chỉ có một lần triều lên / xuống. Quan sát dọc bờ sông cho thấy thuỷ triều yếu, chênh lệch cao nhất / thấp nhất chỉ khoảng 1 ~ 1.5 m, không như vùng sông Sài Gòn, bán nhật triều, nhưng biên độ có thể lên đến 3 ~ 4 m.

Ghe tàu đánh cá khắp cả Việt Nam đều là loại đáy bằng, đáy tròn, nên ít phụ thuộc vào thuỷ triều lên xuống hơn các loại đáy sâu chuyên đi biển xa. Đến tận bây giờ, số liệu thuỷ triều ở các cảng Việt Nam vẫn chưa công bố (hay chưa có!?), việc tính thuỷ triều chỉ dựa vào các công thức lý thuyết chứ chưa có hiệu chỉnh thực tế theo số liệu đo đạc thực nghiệm!

Thiếu kiến thức và kỹ năng, thiếu trang thiết bị đi biển cần thiết, thì không một ngư dân nào, cho dù là lão luyện hay liều lĩnh đến đâu, lại có thể đi xa bờ được! Xa ở đây nên hiểu không phải chỉ vài ngàn cây số, phải 10 lần nhiều hơn thế! Đã đến lúc chúng ta nên thôi cái điệp khúc: dân ta cần cù chịu khó… mà hiểu đúng vai trò của kiến thức và công nghệ.

bắc hành – 2016, phần 42

Chặng 42: Sầm Sơn ❯ tt. Tĩnh Gia ❯ Quỳnh Lưu ❯ tx. Hoàng Mai ❯ tt. Cầu Giát ❯ Diễn Châu ❯ tx. Cửa Lò

Bắc hành 2016 p1
Mai Châu, Mộc Châu 2016
Điện Biên 2016
Lai Châu 2016
Hà Giang 2016
Cao Bằng 2016
Lạng Sơn 2016
Bắc Ninh 2016
Ninh Bình 2016
Bắc hành 2016 p2

áng đang lười biếng cà phê khởi động ngày mới, thì ở đâu ra cái hội xe máy Exciter Thanh Hoá tụ tập, gặp mặt offline ở ngay cái quán mình đang ngồi, hàng trăm chiếc Ex xanh xanh giống hệt nhau, mấy trăm con người ồn ào nhộn nhịp! Mỗi một mình mình là con cừu đen giữa bầy trắng, dắt xe nổ máy tiếp tục lên đường giữa hàng trăm cặp mắt ngó vào!

Lại tiếp tục điệp khúc Thuyền và Biển, đi ngang qua cảng cá Sầm Sơn, những chiếc tàu đánh bắt xa bờ hiện đại, cái thiết kế nhìn có vẻ… ổn thoả, hợp logic hơn một chút. Cả một vùng Quảng Xương này hầu như chẳng trồng gì tốt được ngoài thuốc lá. Thửa ngay một cái điếu cày (tre) và ít thuốc lào, kẻo về đến Sài Gòn lại hơi khó kiếm những thứ này!

Biết thêm một chút về kênh nhà Lê, một hệ thống kênh đào được kiến tạo qua nhiều triều đại, nhiều thế hệ, bắt đầu từ Lê Đại Hành (tiền Lê), Lý, Trần, hậu Lê… trải trên 800 năm. Hệ thống kênh đào kết nối các sông ngòi tự nhiên này kéo dài hàng trăm km, nối thông từ Ninh Bình qua Thanh Hoá, Nghệ An đến Hà Tĩnh để phục vụ cho công cuộc mở mang bờ cõi.

Một cảnh tượng thanh bình đến nao lòng khi đứng nhìn cửa Hội, nơi dòng sông Lam ra gặp biển, phía nam tx. Cửa Lò. Ngoài kia là đảo Song Ngư, có cảm giác muốn nhảy ùm một phát làm vài sải là ra tới đảo, ngay và luôn 😀! Nói vậy thôi, chứ sự thực thì… khoảng cách đo trên bản đồ chỉ khoảng 3 km, non hay già một chút, hoàn toàn có thể bơi dễ dàng!

bắc hành – 2016, phần 41

Chặng 41: Phát Diệm ❯ Nga Sơn ❯ Hậu Lộc ❯ tp. Thanh Hoá ❯ Quảng Xương ❯ Sầm Sơn

Bắc hành 2016 p1
Mai Châu, Mộc Châu 2016
Điện Biên 2016
Lai Châu 2016
Hà Giang 2016
Cao Bằng 2016
Lạng Sơn 2016
Bắc Ninh 2016
Ninh Bình 2016
Bắc hành 2016 p2

uốc lộ 10 chạy từ Kim Sơn đi Nga Sơn đi qua đền thờ Mai An Tiêm, nằm bên cạnh một vòng cung núi đá vôi rất đẹp. Lộ 10 nhập vào quốc lộ 1A một đoạn chưa xa thì đến đền thờ Bà Triệu, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá. Con đường xuôi Nam lần này sẽ sát biển nhất có thể, một phần để quan sát, tìm hiểu phục vụ cho những dự tính xa xôi hơn trong tương lai…

Phổ biến ở những vùng biển Thanh Hoá này là những chiếc thuyền đi biển nhỏ, đan bằng nan tre, xảm dầu rái, hay những chiếc mảng lớn hơn một chút, đóng bằng luồng, một loại tre dài. Tôi đến tận nơi để xem cách họ đóng, sửa chữa thuyền bè… kỹ thuật chế tác gỗ rất thô sơ, vụng về, sử dụng những phương pháp chẳng tiến bộ hơn… thời kỳ đồ đá là mấy.

Các cây luồng được buộc lại với nhau bằng những sợi cước nhựa, kẹp vào giữa là nhiều lớp mút (xốp). Quan sát từ thiết kế con thuyền cho đến kỹ thuật đóng tàu… những phương tiện này chẳng thể nào đi biển xa một cách nghiêm chỉnh, an toàn được. Thật đáng buồn khi thấy từ trăm năm trước đến trăm năm sau, về cơ bản, vẫn chưa có điều gì là thay đổi!

Ngay các trung tâm nghề cá phát triển như Đà Nẵng, Vũng Tàu… những con tàu lớn đóng với ván đáy dày 20 cm, vẫn không bền hơn được một con tàu tương tự của Thái Lan với ván đáy dày 5 cm. Phải nói thẳng ra rằng người Việt không muốn thay đổi và không chịu thay đổi, chứ còn về kỹ thuật, những điều này chẳng có gì là khó khăn hay phức tạp cả! 😢

bắc hành – 2016, phần 40

ỏ ra một ngày suốt từ sáng đến chiều để quan sát các điêu khắc đá và gỗ ở nhà thờ chính toà Phát Diệm. Được xây dựng bởi cha Phêrô Trần Lục (ảnh 3), một người tuy được thụ phong linh mục nhưng chưa bao giờ theo học ở một chủng viện nào khác ở ngoài Việt Nam, và cũng không phải là có kiến thức chuyên biệt về kiến trúc hay mỹ thuật phương Tây.

Nhưng như còn lại đến ngày hôm nay, nhà thờ chính toà Phát Diệm có thể được xem như một sự phát triển độc đáo và riêng biệt của kiến trúc cổ truyền Việt Nam… theo đường lối Công giáo. Trong lịch sử từ xa xưa, tôn giáo đã luôn luôn là động lực lớn để đoàn kết, tập hợp nhiều con người, xây dựng nên những công trình kiến trúc, điêu khắc lớn lao, kỳ vĩ.

Nhưng lịch sử Công giáo ở vùng đất Phát Diệm, Ninh Bình này là một quá trình phức tạp, tôn giáo cũng chỉ là một trong những yếu tố gây nên cách biệt, mâu thuẫn, lồng ghép trong những mâu thuẫn cục bộ địa phương, mối quan hệ giữa địa phương với chính quyền, và sâu rộng hơn, là sự cọ xát giữa các nền văn minh khác nhau (clash of civilizations).

Con đường xuôi Nam tiếp tục đi gần hơn về phía biển, Nga Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương, Thanh Hoá… nghe trong hơi gió đã thoáng mùi muối mặn, và những ngữ âm địa phương đã dần xoắn lại, bớt mềm mại hơn, có lẽ vì… muối 😀. Ðâu trúc mai sân đình, đâu dáng ai ưa nhìn, động lòng tôi câu hát người xinh… – Mái đình làng biển – Nguyễn Cường.

bắc hành – 2016, phần 39

ố cục khuôn viên gồm một hồ nước lớn phía trước, phương đình (đồng thời là lầu chuông, gác trống), nhà thờ chính và 4 nhà thờ nhỏ hơn nằm hai bên, cùng với một nhà thờ nhỏ xây toàn bộ bằng đá. Nhà thờ chính có 48 cột gỗ lim cao đến 11 m (chỉ sau điện Thái Hoà), rất cao so với kỹ thuật xây dựng đương thời, tạo nên một không gian giáo đường cực rộng.

Đến Phát Diệm là để xem mỹ thuật của điêu khắc đá, thật sự là tinh vi và tuyệt đẹp. Các tượng thiên sứ được Việt hoá, phảng phất nét người Việt trên khuôn mặt. Nhưng điêu khắc gỗ nội thất mới thực sự là đỉnh điểm tài hoa và đẹp đẽ ở ngôi giáo đường này. Có thể nói không đâu khác ở Việt Nam mà điêu khắc gỗ đạt đến mức phức tạp, tinh vi, kỳ tài như thế!

Thật tiếc là không phải gian thờ nào cũng mở cửa cho du khách vào thưởng lãm, nên tôi cũng chỉ chiêm ngưỡng được phần nào các điêu khắc gỗ. Một số nơi, thời gian, chiến tranh đã tàn phá rất nhiều trang trí mỹ thuật. Và Phát Diệm đang chịu sự huỷ hoại dần dần theo thời gian do xây dựng trên nền đất yếu, các công trình dần bị nghiêng, xô lệch.

Chính giữa phương đình có xây một bệ tam cấp đá rất lớn, tương truyền là để dành cho quan lại địa phương (quan nhà Nguyễn) ngồi giám sát mỗi khi giáo dân hành lễ. Phải đến và xem, thì mới hiểu được, một thời, đạo pháp và dân tộc đã được hội nhập, biến hoá và dung hoà, đã đạt tới những trình độ nghệ thuật mà có lẽ thời bây giờ không thể bằng được!

bắc hành – 2016, phần 38

ột di tích rất quan trọng muốn viếng thăm trong chuyến Bắc hành năm ngoái nhưng chưa làm được, đó là nhà thờ chính toà Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình. Đường về vùng đất khai hoang lấn biển đi qua khu nhà tưởng niệm cụ Nguyễn Công Trứ, người có công lớn trong việc di dân khai hoang lập nên hai huyện mới: Kim Sơn và Tiền Hải (núi vàng & biển bạc).

Và cũng là người đặt nên cái tên Phát Diệm (Diễm) (1829). Cũng không phải ngẫu nhiên mà đương thời, một vùng đất vừa mới thành lập chưa lâu trở thành một trong những chiếc nôi của Công giáo Việt Nam, với nhà thờ chính toà Phát Diệm có thể xem như là nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Được khởi công xây dựng năm 1875 và cơ bản hoàn tất năm 1898.

Tuy là nhà thờ Công giáo, nhưng nhà thờ chính toà Phát Diệm chỉ hơi phảng phất nét kiến trúc Tây phương, hầu hết các yếu tố cấu thành đều mang đậm dấu ấn kiến trúc đình chùa Việt Nam. Phương đình (cổng chính) có bức hoành chữ Hán đề: Thánh cung bảo toà, mái cong lợp ngói như mái chùa, kiến trúc cột kèo cũng là đặc trưng của đình, đền Việt Nam.

Ngay cả tiếng chuông cũng nghe trầm ấm, gần giống với tiếng chuông chùa. Các chủ đề điêu khắc trong chùa phổ biến có: long, lân, quy, phụng, tùng, trúc, cúc, mai… thậm chí tượng Đức Mẹ ôm Chúa hài đồng cũng mặc áo dài với khăn đóng. Có rất nhiều yếu tố kiến trúc, điêu khắc được Việt hoá triệt để, nhiều người đã nhận xét nó giống một ngôi chùa hơn là nhà thờ.

bắc hành – 2016, phần 37

hùa Bút Tháp nằm đối diện Phật Tích, phía bên kia sông Đuống, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Nhưng phải đi dọc triền đê chừng 7, 8 km lên đến cầu Hồ, qua sông rồi quay ngược lại. Đây là ngôi chùa mà tôi thích nhất, những tượng gỗ rất đẹp, các vị La Hán mang sắc diện Việt Nam rất chi đời thường. Có cảm giác rằng phải nhỏ nhắn, xinh xắn mới là Việt!

Ghé thăm lăng Kinh Dương Vương, được xem là ông vua thuỷ tổ của người Việt, nằm cạnh bờ sông Đuống. Phía trước có cái bia nhỏ đề Hạ mã (hình đầu tiên dưới đây). Đầy đủ phải là Khuynh cái, Hạ mã: nghiêng lọng, xuống ngựa, kiểu gần giống như bây giờ là: xuống xe, tắt máy, xuất trình giấy tờ vậy 😀! Ghé thăm chùa Dâu và vết tích thành cổ Luy Lâu.

Cảm thấy có cảm tình quyến luyến với vùng đất, con người Thuận Thành này, chẳng phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Quang Dũng (Tây Tiến) viết: Nhớ mưa Thuận Thành, long lanh mắt ướt, và những vùng quan họ khác dọc đôi bờ sông Đuống. Đây có thể xem là vùng đất “cổ nhất” Việt Nam, các di tích lịch sử dày đặc, nhiều không kể xiết, tất thảy đều rất lâu đời:

Tranh Đông Hồ, làng gỗ Đồng Kỵ, di tích chùa Trăm Gian, đình Quang Đình, đình Ngô Xá, đình Ngọc Quan, đình Tam Tảo, chùa Phúc Lâm… Chỉ có thể cưỡi ngựa xem hoa mà thăm lấy vài nơi tiêu biểu. Đôi điều rất đáng suy nghĩ về vùng đất quan họ lâu đời Bắc Ninh, khi là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, nhưng thu nhập bình quân đầu người lại cao nhất nước!