ngày này năm xưa

háng chiến 9 năm bùng nổ, Hồ Chủ tịch chỉ định Luật sư Phan Anh làm bộ trưởng quốc phòng. Ông Phan Anh lấy lý do tuổi trẻ, không có kinh nghiệm quân sự thoái thác. HCT bảo: việc đánh đấm cứ để cho Giáp nó lo (sic – nguyên văn). Cái con mắt dùng người ấy có cái gì đó rất bài bản, rất Tây, nó khác xa những mô hình quân sự cứng nhắc của khối XHCN sau này.

Đánh đấm là việc của Tổng tham mưu trưởng (Chief of the General Staff), là một quân nhân, còn Bộ trưởng QP là một chính khách, lo những công việc như: di dân làng nghề đúc đồng Ngũ Xá ven Hà Nội lên chiến khu, đúc đạn cho quân đội lâu dài, vận chuyển 2 vạn tấn muối từ Nam Định lên rừng, số muối này dự tính đủ ăn trong 10 năm, và vô số những công việc tương tự.

Trong con mắt HCT, vào cái thời gian mà chiến sự hãy còn chưa ác liệt và kéo dài nhiều thập kỷ như sau này, thì ông Giáp có thể là một vị tướng cấp cao nhất, đủ tài năng để chỉ huy binh sĩ đánh đấm trên chiến trường, nhưng chưa phải là một người có tầm suy nghĩ rộng, đủ bao quát để có thể hoạch định sách lược, kế hoạch quốc phòng với tầm nhìn dài hạn.

Trong cái giai đoạn mà ông Giáp hãy còn rất trẻ ấy, nhiều điều sâu xa ông chưa thể hiểu hết về HCT, quyết tâm đánh đấm có thừa, nhưng kinh nghiệm ông chưa có. Nhất là giai đoạn ngay sau tháng 8, 1945, tướng Giáp thường xuyên tỏ ra khó hiểu hay phản đối, không hài lòng trước những chính sách mềm mỏng đến mức đáng ngạc nhiên của ông Hồ.

Giai đoạn 45 ~ 47 ngay sau đó là những chuỗi đại bại, những đơn vị cấp sư đoàn của tướng Giáp liên tục thua trận và chịu tổn thất, cơ bản là vì tướng Giáp muốn ngay lập tức đánh lớn, đánh tay đôi với một quân đội chuyên nghiệp, hiện đại như của thực dân Pháp. Các sử gia nước ngoài đánh giá ông Giáp “nướng quân” chủ yếu là vì giai đoạn đầu này.

Sau đó phải chuyển sang mô hình “đại đội độc lập – tiểu đoàn tập trung”, phân tán nhỏ lực lượng đánh du kích. Lúc đó mới thấy những tính toán ban đầu về đường lối, đạn dược, lương thực, muối ăn… của ông Hồ có cái chiều sâu của nó. HCT mặc dù tin tưởng vào quyết tâm của ông Giáp, nhưng không tin hoàn toàn vào những tính toán của ông ấy.

Nên một lúc nào đó, HCT buộc lòng phải đưa một ông đại tướng thứ hai là ông Nguyễn Chí Thanh lên như một phương án bổ sung, dự phòng, phòng khi biết đâu ông Giáp tính toán sai lầm. Ông Thanh thì đánh đấm rất ít, nhưng viết lách, nói năng, lý luận rất hay, có sức thuyết phục quần chúng, suy nghĩ có tầm bao quát, hay ít ra cũng có vẻ là như thế! 😀

Có giai đoạn, hầu như tuần nào tướng Thanh cũng được ăn tối chung với ông Hồ một bữa, một vinh dự mà ngay cả ông Giáp cũng không thường xuyên có được. Chính trị VN nó thế, người ta sẽ đếm số lần ăn tối này để dự đoán ai lên ai xuống. Rất may là ông Giáp đã nhanh chóng học được từ kinh nghiệm thực tế, để mà 9 năm sau đó, chúng ta có được trận Điện Biên Phủ.

Nhiều điều sau này tướng Giáp thừa nhận thẳng thắn trong hồi ký của mình: “chúng tôi là một đội ngũ trẻ, làm những công việc vượt quá sức của mình, nên gặp sai sót là điều không thể tránh khỏi…” Ai đó công tâm sẽ nhận thấy vai trò của một người thầy, người mà kinh nghiệm, sự từng trãi trong cuộc sống vượt xa tầm nhận thức của rất nhiều người..

địa đạo kỳ anh

ình chụp gần địa đạo Kỳ Anh, Tam Kỳ, Quảng Nam, 1 đoàn xe đạp hơn 20 người Hàn Quốc, đi dọc theo QL1, đa số là trẻ, chỉ có 1 số ít già… Sau lưng mỗi người có buộc 1 mảnh vải in dòng chữ: ” I’m sorry Vietnam ” … Họ đang gởi đi 1 thông điệp…

bắc hành – 2016, phần 45

Chặng 45: Vịnh Mốc ❯ tt. Cửa Tùng ❯ tt. Cửa Việt ❯ tx. Quảng Trị ❯ Hải Lăng ❯ An Lỗ ❯ Sịa ❯ Bao Vinh ❯ tp. Huế

Bắc hành 2016 p1
Mai Châu, Mộc Châu 2016
Điện Biên 2016
Lai Châu 2016
Hà Giang 2016
Cao Bằng 2016
Lạng Sơn 2016
Bắc Ninh 2016
Ninh Bình 2016
Bắc hành 2016 p2

hé thăm địa đạo Vịnh Mộc, Vĩnh Linh. Điều đặc biệt là huyện Vĩnh Linh có nhiều xã là đất đỏ bazan (một số xã là đất cát), người dân trồng nhiều hồ tiêu, cao su… Cũng chính nhờ cái đất ấy nên địa đạo mới có thể hình thành được, đơn giản là với phương tiện thô sơ ngày trước, không thể đào hầm trong đất cát. Quy mô nhỏ hơn địa đạo Củ Chi nhiều…

Nhưng Vịnh Mốc có một vai trò khác biệt, là điểm gần với đảo Cồn Cỏ nhất, con đường tiếp tế cho đảo đi qua đây, thế nên Vịnh Mốc chịu sự đánh phá ác liệt. Toàn bộ cuộc sống ở đây ngày xưa được tổ chức dưới lòng đất, nhìn tổng thể như một pháo đài 3 tầng, ngầm trong một sườn đồi, hướng ra biển cả. Bức ảnh cô du kích Vịnh Mốc ai đó chụp đến là đẹp!

Hành trình tiếp tục đi ven biển, cửa Tùng (sông Bến Hải), cửa Việt (sông Thạch Hãn)… Biển Cửa Tùng, Cửa Việt rất đẹp, bắt đầu từ nơi đây trở vô Nam, con đường di dân của người Việt ngày xưa từ phía Bắc, bắt đầu chủ yếu bằng đường biển với ghe thuyền, chứ không phải trên bộ như các vùng Nghệ An, Hà Tĩnh nữa. Đất miền Trung dài và hẹp vì như thế!

Người ta chỉ đi bằng ghe thuyền đến các vùng đất có thể cư trú được dọc theo bờ biển, rồi cứ thế tiếp tục xuôi về Nam, chứ không mở rộng ra về phía núi (phía Lào). Một lúc nào đó, cùng với chiếc kayak của mình, tôi sẽ rong chơi cho bằng hết tất cả những vụng biển, đầm phá, bãi bờ, sông nước này! Đến để thấy một nụ cười hồn nhiên thật quá là xinh! 😀

bắc hành – 2016, phần 15

iện tượng rét bất thường trên toàn miền Bắc, khi tuyết rơi ở Ba Vì, ngay gần Hà Nội chứ không phải chỉ ở Sapa, Mẫu Sơn, Y Tý, Bát Xát… như các năm trước, nhiều nơi đã xuống độ âm. Thời tiết ở Điện Biên ngày này thấp nhất 3℃ vào giữa trưa, lạnh hơn cả năm ngoái cũng tầm này lúc tôi ở Sapa, trời mù, mưa lâm thâm, nhưng thật ra vẫn không quá khó chịu.

Thời tiết thật lý tưởng để đi bộ tham quan khắp cánh đồng Mường Thanh, cho cơ thể được vận động chút, thay vì đi xe máy: sông Nậm Rốm, cầu Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Christian de Castries, đồi A1 (Eliane 2)… Đã đọc khá nhiều đầu sách về Điện Biên Phủ, nhưng phải đến tận nơi đây, chui vào các lô cốt và các đường hầm, thì mới hiểu được tại sao…

Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An (sau này là thượng tướng) phải mất hơn 50% quân số của trung đoàn 174, đại đoàn 316 (chỉ mới tính số hy sinh, chưa tính số bị thương) và 36 ngày đêm ròng rã mới chiếm lĩnh được ngọn đồi này! A1 đổi chủ không biết bao nhiêu lần trong suốt 36 ngày đêm đó, mỗi bên chiếm một nửa, giằng co qua lại trong phần lớn thời gian!

Gần đỉnh đồi, cái hố cực lớn tạo ra bởi một tấn thuốc nổ, chỉ bằng cách đào đường hầm sâu vào trong thân ngọn đồi, đặt thuốc nổ để thổi bay nó đi thì đồi A1 mới thực sự bị đánh bại. Sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, với chiến thắng bước ngoặt ở đồi A1 này, số phận của trận chiến Điện Biên đã được định đoạt. Lịch sử đã được viết bằng máu như thế đó!

bắc hành – 2016, phần 14

hăm bảo tàng Điện Biên, một công trình có phần hơi đơn giản, sơ sài, thiếu chi tiết, so với một sự kiện tầm cỡ như trận Điện Biên Phủ. Tượng đài chiến thắng nằm ở ngay trung tâm thành phố, bên trên một quả đồi cao (đồi D1, Dominique 2), cái công trình kiến trúc – điêu khắc ấy… không gây được trong tôi bất kỳ một cảm xúc thẩm mỹ nào, dù là nhỏ nhất!

Điều hứng thú duy nhất là đứng trên đỉnh đồi này, có thể nhìn ra bao quát toàn bộ cánh đồng Mường Thanh (không quá rộng lớn) và nhìn xuống trung tâm thành phố, những ngọn đồi bao quanh với mây mù vần vũ, một cảnh tượng rất ngoạn mục! Có cảm giác mọi quy hoạch đô thị ở cái thành phố này đều xoay quanh chủ đề… trận chiến Điện Biên Phủ.

Các loa phóng thanh khắp các phố phường vẫn hàng ngày loan tin, tạo ra một cái không khí như là… của thời bao cấp, hơn 30, 40 năm về trước! Đến cả cô hướng dẫn viên bảo tàng vẫn khóc mỗi khi thuyết minh cho du khách nghe về trận Điện Biên và Đại tướng. Không có ý bất kính, nhưng tôi đoán rằng mỗi ngày, cô ấy khóc khoảng chục lần như thế! 😬

Tin về nửa đêm, hoả tốc, hoả tốc! Ngựa bay lên dốc, đuốc chạy sáng rừng… Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn…. Không cần phải nhờ đến tượng đài hay bảo tàng, lịch sử ngày xa xưa ấy tự nó đã là một điều vĩ đại! Dừng chân Điện Biên ít ngày trước khi bước tiếp hành trình!

the junk blue book – 3

he Junk Blue Book – Marion C. Dalby, by its mission definition, is to provide knowledge to help identifying various Vietnamese indigenous boats, a military technical manual to be precise, not a book about boat design and construction. However it’s among the very rare well – written and fully – illustrated documents available today for us to know how, just half a century ago, our ancestors were operating sailing crafts. As in most of the world the working Vietnamese seamen had little interest in chronicling their environment, or perhaps they had no idea that such everyday life would be of interest to anyone… VN people is, as always, extremely easy to forget the past, and we’re today placed at a fait accompli of a now vanished culture!

Around mid 20th century, the Age of Sail has been long over in the Western world, while in Indochina, sailing crafts were widely used still, and Westerners came to VN seeing them from a “recreational sport” point of view. Many of whom were surprised by the diversity in boat designs and constructions, some were astonished by unique features that only VN boats have, some admired the beauty and performance characteristics of certain VN sailing crafts. One such person is J.B. Piétri and his book Voiliers d’Indochine (Sailboats of Indochina). A marvellous book, no photographs, but all beautiful hand – drawn sketches, not only do they clearly show technical details, but also illustrate the other artistic side of the subject. To be presented in my up – coming posts!

the junk blue book – 2

ore pictures from The Junk Blue Book – Marion C. Dalby, more about cargo boats (the previous post presents mainly fishing boats). First image in the series: a typical ghe bầu, the main “work – horse” of Southern people in the old days, ancestor of cargo boats usually seen in the Mekong delta nowadays (though the hull shape has changed significantly with introduction of combustion engine, I suppose). At the time of The Junk Blue Book, boats of this type were usually found around 100 ton in displacement, though in previous centuries, they were often constructed bigger at a few hundreds ton to be used for both trading and naval purposes. Ghe bầu composed the ‘spiral – cord’ of Vietnamese landlords’ navies in feudal time.

According to records of Western missionaries, adventurers, soldier – of – fortunes… who worked in Vietnam in the late 18th century, the Nguyễn and Tây Sơn lords’ navies both had a few 70 – guns mans – of – war, built and equipped to Western designs, but the majority is of ghe bầu type, with 20 ~ 60 guns mounted, capable of transporting upto 700 troops. Though these facts are likely, they’re still vague descriptions, there’s a lack of details and evidences. 50 – guns warship is a very strong frigate indeed, could be classified as 4th – rate ship – of – the – line, par the Royal Navy rating system, and should have the displacement at least at 1,000 (metric) tons, a question mark whether Vietnamese traditional boat building at the time was having such a capability.

the junk blue book – 1

ore pictures from The Junk Blue Book – Marion C. Dalby. Some history background: in the early 60s, Northern Vietnam government (DRV) started an infiltration campaign to support the Southern communists by way of sea. The task force, designated: Group 579, deployed numerous boats, built and camouflaged as Southern fishing or cargo boats, smuggled weapons and war materials onto various spots along southern coast below the 17th parallel. The advantages of secret lines of boats are obvious: only need a small number of well – trained sailors, much larger cargo capacity, harder to trace and intercept (compared to e.g: transporting by trucks, which required lots of labours for road building and protecting, which is hard to keep secret).

The US Navy took countermeasures, first by carrying out a study on VN indigenous boats: designs and constructions, outer appearances, sail plans, navigational equipments, operational zones and routes, methods and habits of fishing… in an effort to help identifying which are real Southern VN boats, and which are camouflaged Northern ones. The result is The Junk Blue Book, the study was taken place at a time when the majority of VN boats (over ~ 70%) was still operating primarily on sails. Ironical facts of history, that a work conducted initially against Vietnamese people, has now turned into a record of knowledge on Vietnamese sailing tradition, a tradition that has been long forgotten by its owner, very few people still care or even aware of it nowadays!

17 tháng 2…

nh ở Lào Cai, Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Tháng hai mùa này con nước, Lắng phù sa in dấu đôi bờ. Biết em năm ngóng tháng chờ, Cứ chiều chiều ra sông gánh nước. Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt, Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong. Đài báo gió mùa em thương ở đầu sông, Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét. Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết, Tay em ngập dưới bùn lúa có thẳng hàng không? Nếu chúng mình còn cái thủa dung dăng, Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy. Em ra sông chắc em sẽ thấy, Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông… Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng, Nếu gặp dòng sông ngầu lên sắc đỏ, Là niềm thương anh gửi về em đó, Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh! (Gửi em ở cuối sông Hồng – Dương Soái)

Gởi em ở cuối sông Hồng - Anh Thơ, Việt Hoàn 

Đêm tháng Năm vào bình độ bốn trăm, Đoàn xe trôi êm êm, tầm đại bác. Thuốc súng tanh lá rừng kêu xào xạc, Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu!? Lắc lư xe quan tài vượt về sau, Máu dỏ xuống đường cuốn vào cát bụi. Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi, Tốp thương binh bê bết máu mặt mày. Đám cướp kia Thánh, Phật dạy ăn chay, Chẳng kiêng gì ngày rằm mùng một. Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt, Tưới máu người cướp, giữ đất biên cương. Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân, Ông bảo rằng: sống chết thời vận số. Cả trung đoàn ào ào như thác lũ, Bình độ Bốn trăm bình địa trận người. Những chàng trai sống chết trận này ơi! Mưa đổ xuống ông trời tuôn nước mắt. Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất, Người trở về ăn, sống, ở ra sao? (Bình độ bốn trăm – Nguyễn Mạnh Hùng)

7554 – the điện biên phủ game

game to be published this October, to be precise, the first Vietnamese FPS (first person shooter) 3D game, and you know what it’s about, the famous Battle of Điện Biên Phủ. The game features 4 main characters, all joined the anti – colonial – French movements from the very early days, participated in various operations before arriving at the final confrontation at Điện Biên Phủ. Not yet to be released, but below are some nice preview screenshots. Having some experiences with game engines, I could say that PC 3D games nowadays are not that hard as before.

They are not really about low level graphics techniques, you would rarely even touch to OpenGL (or DirectX), the engines support most elements you would need. To make a game interesting, it is more about storyboard, scene building, animation, physical modeling and game AI. Anyhow, this is an interesting and promising project, since not only it’s the 1st real FPS game made in Vietnam, but also the first game that takes its inspirations and stories from our history!