hsm charon

haron là con tàu 800 tấn, 44 súng, chiến hạm hạng 5, tham gia trấn áp cuộc chiến dành độc lập của Mỹ. Charon nằm trong số những con tàu bị vây hãm trên sông York gần Yorktown bởi một hạm đội rất lớn của người Pháp (đồng minh của người Mỹ). Người Pháp dùng những quả đạn nung đỏ – heated-shot và Charon bốc cháy, cháy sạch phần phía trên mặt nước. Heated-shot là quả đạn được nung trong lò than cho đến khi nóng đỏ!

Đốt lò than nung đạn là một việc vô cùng nguy hiểm, vì quanh đó là vô số thuốc súng! Cần một quy trình đặc biệt để nạp đạn, và thường chỉ nạp ngay trước khi bắn! Heated-shot không nhằm phá tàu, nó thường được bắn với liều thuốc súng giảm để không xuyên qua mà mắc lại trong lớp gỗ để gây cháy tàu đối phương! Về sau Hải quân Hoàng gia cấm sử dụng heated-shot, vì nó quá nguy hiểm, đầu tiên là cho chính bản thân người bắn!

hms marengo

háng giêng, 1804, một đoàn thương thuyền Anh rời cảng Quảng Đông về Anh, 16 chiếc tàu của công ty Đông Ấn và khoảng 12 chiếc từ nhiều nguồn khác! Trong đoàn chỉ có một tàu chiến nhỏ của Hải quân, còn lại đều sơn vạch màu vàng giả tàu chiến, bên trong các ô cửa xếp thêm vài khẩu súng gỗ nhìn từ xa như súng thật! Tàu buôn thời đó cũng có súng, nhưng ít, và chất lượng kém, chỉ có thể ứng phó với các tàu cướp biển nhỏ, chứ đối đầu lực lượng hải quân chuyên nghiệp là không thể! Đoàn tàu chở một lượng hàng hoá trị giá rất lớn ~ 8 triệu bảng (khoảng 800 triệu theo thời giá hiện tại), nhưng gần như không có lực lượng bảo vệ, Hải quân Anh còn bận tham chiến ở nhiều nơi khác. Vào địa phận biển Đông, chưa tới Singapore là đoàn tàu chiến Pháp do phó đô đốc Alexandre Durand Linois đã chờ sẵn. Linois bám theo quan sát, đếm số súng ước tính thấy cũng ngang nhau, nên không vội hành động!

Gần eo Malacca, 4 “chiến thuyền” Anh quay lui và đấu súng với 4 chiến thuyền Pháp, 40 phút bắn qua về, cả 2 bên đều không thiệt hại lớn, Linois cảm thấy không dễ ăn nên quyết định rút! Đã giả thì phải giả tới cùng, chỉ huy Nathaniel Dance treo cờ hiệu ra lệnh truy đuổi, cũng giả bộ đuổi theo suốt 2 tiếng. Qua khỏi eo Malacca, các chiến thuyền Anh tới kịp hộ tống đội thương thuyền tiếp tục hành trình. Phó đô đốc Linois đúng là người không may, lần này ông ta nhầm đoàn tàu buôn với tàu chiến, lần sau tháng 3, 1806, Linois tấn công một đoàn tàu chiến Anh mà ông ta cho là tàu buôn, kết quả thất bại và bị bắt! Thật ra, người Pháp không tệ hơn người Anh trong vấn đề hàng hải, nhưng phần lớn thời gian họ gặp rắc rối với chuyện nội bộ (cách mạng Pháp, Napoleon…) Và do thiếu các căn cứ trãi rộng trên toàn cầu nên tàu Pháp ngại đánh nhau, vì nếu tàu bè có thiệt hại gì thì cảng nhà gần nhất cách xa nhiều ngàn hải lý!

hms indefatigable

ự kiện tháng 8, 1804 là một sự kiện nổi bật, Hải quân Hoàng gia cướp được một số vàng bạc, của cải lớn chưa từng thấy! Người Anh bằng các con đường do thám biết rằng Tây Ban Nha và Pháp bí mật thoả thuận sẽ cùng tuyên chiến với Anh. Họ cũng biết rằng lời tuyên chiến sẽ được đưa ra sau khi đoàn thuyền chở kho báu từ Nam Mỹ trở về. Không khó để đoán ra, tàu sẽ phải cập bến Cadiz, người Anh sắp một đội thuyền chờ sẵn. Trong diễn biến trận chiến sau đó, một tàu TBN nổ tung và chìm xuống biển (đã trục vớt năm 2007 và thu được 14 tấn vàng, bạc).

3 chiếc tàu còn lại bị bắt đưa về Anh, tổng tài sản trên 3 con tàu này ước tính khoảng 900,000 bảng, tương đương với khoảng 90 triệu bảng ngày nay, 2021. Sau đó xảy ra cuộc chiến pháp lý kỳ lạ, Bộ Hải quân lý luận rằng, trong tình trạng chiến tranh, tài sản thu được đương nhiên thuộc về Hoàng gia, nhưng tại thời điểm đó, Tây Ban Nha chưa tuyên chiến, nên tài sản sẽ thuộc về… Bộ Hải quân. Mỗi thuyền trưởng tham gia vào trận này chỉ được chia một con số khiêm tốn 15,000 (tương đương 1,5 triệu bảng ở thời điểm hiện tại), ít hơn nhiều so với thông lệ.

hms ethalion

ự kiện tháng 8, 1799 gần cảng Vigo, Tây Ban Nha, lúc này tình trạng là Anh – Tây Ban Nha tuyên chiến với nhau, hải quân Anh phong toả các cảng quan trọng dọc bờ biển Iberia. Các con thuyền chở tài sản, châu báu từ châu Mỹ về TBN tìm cách đi qua, nhưng hầu hết không thoát. Diễn biến xảy ra, 2 chiếc tàu TBN: Thetis và Santa Brigida tìm cách thoát sự truy đuổi của 4 chiến hạm Anh, nhưng không thành công.

Cả 2 tàu bị áp giải về Anh, tổng số tài sản trên 2 con tàu này vượt quá 600.000 bảng (khoảng 60 triệu bảng theo thời giá, 2021). Toàn bộ được đưa vào Ngân hàng Anh quốc, theo luật chia, mỗi thuyền trưởng được nhận hơn 40.000 (khoảng 4 triệu bảng), mỗi thuỷ thủ được nhận một khoản tiền tương đương 15 năm lương. Sau việc này, hàng loạt sĩ quan, thuỷ thủ rời hải quân lên bờ sống (về hưu sớm). 😅

hms augusta

ugusta là con tàu 64 súng, chiến hạm hạng 3, tham gia trấn áp cuộc chiến dành độc lập Mỹ và trong một chiến dịch, nó mắc cạn trên sông Delaware, phía Anh nỗ lực giải cứu nhưng không thành công, phía Mỹ tấn công, họ thả 4 chiếc bè lửa. Augusta bắt lửa và cháy, mọi cố gắng dập lửa đều vô vọng và lửa lan đến kho thuốc súng! Thuyền nổ tung, đây là tổn thất thuyền lớn nhất của Anh trong suốt cuộc chiến. Kho thuốc súng, vị trí nguy hiểm nhất trên mọi con tàu chiến, thường nằm sâu dưới đáy, giữa con tàu.

Đây là một căn phòng biệt lập được bọc kín bằng đồng. Một ngọn đèn được đốt ở gian kế bên, soi sáng qua một lớp kính. Lớp đồng chống ẩm cho kho thuốc súng, đồng thời hạn chế việc tích tĩnh điện. Người làm việc trong căn phòng này mang một loại dép đặc biệt, vì chỉ cần một vết trượt của đế giày trên nền là có thể phát sinh tia lửa điện kích nổ! Những thằng bé giúp việc, thường chỉ 10, 12 tuổi, gọi là các con khỉ – monkey, sẽ chuyển thuốc súng đến các khẩu đội pháo, mỗi lần chỉ một ít đề giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.

hms diamond rock

iamond Rock không phải là thuyền – ship đúng nghĩa, theo truyền thống Hải quân Hoàng gia, rất nhiều thứ được gọi là “ship”, kể cả những thứ trên đất liền, miễn là đơn vị hải quân thì gọi là ship. Điều này cũng đúng với “cục đá” Diamond Rock nằm gần đảo Martinique lúc đó là căn cứ của các tàu privateer Pháp! Hải quân Anh đã biến cục đá này thành một pháo đài để ngăn chặn người Pháp. Bốn bề dốc đứng, phải cử người đổ bộ lên đảo, leo những vách đá dựng đứng và đào hang, lập căn cứ trên đó!

Những khẩu súng 2, 3 tấn được vận chuyển lên đảo dùng một hệ thống dây tời nối với chiếc HMS Centaur đậu dưới biển (xem ảnh), người lên xuống cũng bằng dây như thế! Người Pháp tìm cách tấn công lên đảo và chịu nhiều tổn thất. HMS Diamond Rock chiến đấu trong gần một năm rưỡi, nhưng về sau vẫn phải đầu hàng vì đảo không có nước ngọt, những bể chứa nước trúng đạn từ tàu Pháp và rỉ nước ra ngoài! Theo thủ tục, “thuyền trưởng” James Maurice ra toà án binh vì để mất “tàu” và được tuyên trắng án!

hms superb

uperb là con tàu 74 súng được đóng theo thiết kế của Pháp! Chiến công siêu kỳ lạ của Superb xảy ra trong một trận hải chiến ban đêm, năm 1801, gần Cadiz. Superb lọt vào giữa đội hình 2 tàu Real Carlos và San Hermenegildo của Tây Ban Nha và bắn một vài phát đạn, sau đó lẩn vào trong bóng đêm và chuồn đi mất! Real Carlos và San Hermenegildo đều là 2 chiến hạm hạng nhất, loại rất lớn, có đến 112 súng, toàn TBN chỉ có 6 tàu như thế!

Trong bóng đêm nhập nhằng, 2 con tàu này đều tưởng bên kia là kẻ thù, nã súng điên cuồng vào nhau! Trong những diễn biến tiếp theo, 2 tàu sáp vào nhau và dây dợ, cột, buồm mắc vào nhau không gỡ ra được. Tàu Hermenegildo bị cháy, đám cháy lan dần xuống kho thuốc súng, vụ nổ kéo cả 2 tàu xuống đáy biển! TBN mất 2 tàu 112 súng trong một sự kiện duy nhất với 1700 người thiệt mạng, một trong những tổn thất lớn nhất đương thời!

rms tayleur

ịch sử Hải quân Hoàng gia đầy những kỳ tích phi thường, nhưng cũng không thiếu những tai nạn thương tâm, những lỗi lầm “ngớ ngẩn”. RMS Tayleur là con tàu chở thư tín, thời kỳ đầu, RMS (Royal Mail Ship) cũng chính là HMS vì dịch vụ thư tín do Hải quân đảm nhiệm, về sau, công việc được out-sourced cho tư nhân. Tàu nào được gán cái prefix RMS đều rất tự hào, vì phải là những chiếc thuyền tốt nhất, chạy nhanh nhất mới được chọn! RMS Tayleur là con tàu đặc biệt, thuộc thế hệ tàu buồm vỏ sắt đầu tiên.

Chất liệu mới khiến cho có thể đóng những con tàu có tỷ lệ dài/rộng lớn và do đó dễ đạt tốc độ cao! Nhưng ngay trong chuyến đi đầu tiên của nó, cũng như Titanic, tàu đâm vào đất liền trong thời tiết xấu, hơn 400 người thiệt mạng! Kết quả điều tra chỉ ra một số nguyên nhân: những chiếc la bàn thế hệ cũ bị cái vỏ sắt tàu làm cho lệch hướng, lệch những 90 độ, thuỷ thủ đoàn của Tayleur gồm nhiều người mới, thiếu kinh nghiệm, bánh lái thuyền quá nhỏ, khi phát hiện ra sắp đâm vào đất liền đã không vòng tránh kịp!

hms alarm

MS Alarm, hay là chuyện con sâu đục gỗ (shipworm, loại sinh vật nhuyễn thể họ nghêu sò) làm thay đổi thế giới! Những năm 177x, Hải quân Hoàng gia lâm vào thế khó: 13 xứ thuộc địa Mỹ nổi lên dành độc lập, chiến tranh với Pháp nhằm dành quyền khai thác đường ở vùng Caribe, vào các năm 1779, 1780, Tây Ban Nha và Hà Lan lần lượt tuyên chiến với Anh quốc. Hạm đội khoảng một ngàn tàu chiến các cỡ và một vạn tàu buôn phải căng ra trên toàn thế giới! Mà sâu đục gỗ và các con hà là kẻ thù của tàu gỗ, nhất là ở những vùng biển nhiệt đới! Hàng năm, phải cạo sạch tàu và sơn sửa lại! Tình hình gấp rút, để các con tàu có thể đi biển dài hơn, trực chiến lâu hơn, Bộ Hải quân quyết định bọc đồng cho tất cả tàu chiến! Đồng bảo vệ gỗ, khiến các con sâu không ăn được, và các con hà cũng không bám được vào lớp oxit đồng có tính độc, bọc đồng không những làm tàu bền hơn, nó còn khiến các con tàu chạy nhanh hơn, mặc dù vậy, đồng khá đắt tiền!

Mỗi con tàu cần trung bình 15 tấn đồng để bọc phần đáy, có hàng ngàn tàu như thế, số đồng lớn như thế ở đâu ra? Những mỏ đồng, thiếc ở Cornwall, Devon không thiếu đồng, có điều chúng nằm ở độ sâu dưới mực nước biển, cần có các máy bơm để bơm nước lên thì mới khai thác quặng được! Lúc đó đã có các máy bơm chạy bằng hơi nước dạng sơ khai, hiệu suất rất thấp! Để giải quyết chuyện bơm này, James Watt là người đã liên tục cải tiến động cơ, tăng hiệu suất lên nhiều lần (1776 ~ 1781). Thực tế, động cơ của James Watt quá “xịn”, chúng nhanh chóng tìm được ứng dụng trong vô số ngành nghề khác, không riêng gì khai khoáng! Vấn đề giải quyết con sâu đục gỗ đã khởi đầu kỷ nguyên công nghiệp hoá như thế đó! HMS Alarm là con tàu đầu tiên có đáy bọc đồng, đến 1781 thì toàn bộ thuyền chiến của Anh đều bọc đồng, sau đó là các loại tàu khác. Từ “copper-bottomed” đi vào ngôn ngữ Anh thành từ ám chỉ một cái gì đó: chất lượng cao, bảo đảm!

hms erebus

ames Cook đã tiến sát tới, nhưng chưa thể chạm được vào châu Nam cực, ông quan sát thấy xuất hiện những núi băng trôi lớn chứng tỏ phải có những vùng đất (vật cản) phía trước, vì nếu không sẽ chỉ có những tấm băng mỏng nổi trên mặt biển! Lập luận này được khẳng định bởi những một số nhà thám hiểm và những người đi săn cá voi, những người đầu tiên đặt chân lên lục địa Nam cực. Nhưng cuộc thám hiểm chính thức tiếp theo tới lục địa này chỉ bắt đầu những hơn 50 năm sau, trên hai con tàu Erebus và Terror chỉ huy bởi James Clark Ross.

Nếu như Cook đến được 71 độ Nam, thì Ross đã đi quá 77 độ, tìm ra và đặt tên cho những vùng đất mới. Cứ như thế, mỗi cuộc thám hiểm tiếp theo lại đi thêm được vài độ, cho đến khi Roald Amundsen người Na Uy thực sự đặt chân đến Nam cực (90 độ). Cần rất nhiều cố gắng, nhiều tiến bộ khoa học cũng như cả mạng sống để đạt được từng bước, từng bước như thế! Chuyến đi của Ross để lại nhiều công trình, nổi tiếng nhất là “Flora Antarctica”, mô tả hơn 3000 loài, với hơn 500 bản vẽ màu nước siêu đẹp về các loài thực vật tìm thấy ở châu lục này!